[Tìm 'phác đồ' điều trị cơn sốt vàng miếng] Bài 1: Trận 'kéo co' mang tên 'bình ổn giá'
Biện pháp bán vàng dự trữ để bình ổn giá có thể mang lại hiệu quả tạm thời trong ngắn hạn, nhưng để đảm bảo hiệu quả dài hạn, cần có các cải cách kinh tế và chính sách toàn diện nhằm tăng cường niềm tin của người dân vào đồng tiền quốc gia và các biện pháp quản lý kinh tế của Chính phủ.
Bình ổn vẫn xếp hàng
Vài ngày gần đây, nếu ai có việc đi qua ngã tư Láng Hạ - Giảng Võ, Hà Nội chắc không khỏi ngạc nhiên khi từtờ mờ sáng đã có cả đoàn người xếp hàng, chầu chực trước Hội sở chính của Agribank. Cảnh xếp hàng tương tự đã diễn ra ở toà nhà Vietcombank, phía bên đối diện. Từ sáng ngày 12/6, Vietcombank đã nhanh chân "chuyển đổi số" cho người dân "xếp hàng online", tức đăng ký theo hình thức trực tuyến tại website của bank, nên đã giảm hẳn kiểu "xếp hàng vật lý" như cũ.

Nhiều người dân chen chúc chờ mua vàng tại điểm bán vàng bình ổn giá thuộc Ngân hàng Vietcombank. Ảnh: Thái Sơn
Người nghèo có thể không rõ lý do nhưng dân có tiền đều biết từ đầu tháng 6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai biện pháp bình ổn giá vàng bằng cách cho phép 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) và Công ty SJC tham gia bán vàng miếng với giá thấp hơn thị trường. Mục tiêu là kiểm soát sự biến động giá vàng, giảm bớt áp lực tăng giá và hạn chế tình trạng găm giữ vàng trong dân, hay còn gọi là "bình ổn giá" vàng miếng!
Dĩ nhiên hơn 10 ngày chưa đủ để đánh giá về một can thiệp chính sách, song theo các phát biểu của các vị chức sắc và một số chuyên gia thì biện pháp này đã giúp giảm bớt tình trạng "sốt vàng" tạm thời. Cụ thể, trong các đợt bán vàng miếng của SJC, giá vàng đã hạ nhiệt từ trên 92 triệu đồng/lượng xuống sát 77 triệu đồng/lượng và người dân có cơ hội mua vàng với giá hợp lý hơn. Tuy nhiên, tất cả các phát biểu đều tỏ ra thận trọng khi đánh giá hiệu quả dài hạn của biện pháp can thiệp này, bởi chưa biết Nhà nước còn bán vàng miếng với giá "bình ổn" đến khi nào và bao giờ người dân mới thôi xếp hàng mua?
Nói tóm lại giống như cuộc chơi kéo co mà một bên là cơ quan bán vàng "bình ổn" và một bên là các nhà đầu tư, đầu cơ... các loại!
Nỗi lo về "lạm phát"
Thực tế trong các phân tích từ trước đến nay, đa số đều nhấn mạnh đến các yếu tố độc quyền - cạnh tranh; cung - cầu vàng miếng mà ít ai nói đến nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý găm giữ vàng hiện nay là lo ngại lạm phát.
Ngoài thói quen của người Việt, có ba yếu tố chính tác động đến tâm lý này. Đầu tiên là việc tăng lương từ 1/7/2024, với nguồn cung tiên "phục vụ cải cách tiền lương" theo Nghị quyết của Quốc hội là 470 ngàn tỷ (chưa kể 11,1 ngàn tỷ chi tăng lương hưu). Với lượng cung tiền lớn như vậy sẽ tạo ra áp lực lạm phát rất lớn.
Yếu tố thứ hai chính là việc lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm và đứng ở mức "đáy" trong thời gian dài, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như trái phiếu, chứng khoán, nhà đất... rất bấp bênh và rủi ro khiến người dân tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn và sinh lời cao hơn, trong đó vàng là lựa chọn phổ biến.
Yếu tố thứ ba chính là việc Chính phủ tăng cường chi tiêu công, riêng năm 2024 tổng số vốn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lên đến 657 ngàn tỷ, phấn đấu giải ngân tới 95%, dẫn đến lượng tiền lưu thông tăng, góp phần tạo áp lực lạm phát.
Và như vậy, trong bối cảnh một xã hội Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam, có truyền thống găm giữ vàng như một tài sản an toàn thì dễ hiểu tại sao "Vàng giảm vẫn xếp hàng mua". Đặc biệt hơn, trong bối cảnh một thế giới đầy bất ổn với dịch bệnh, thiên tai và nay là xung đột vũ trang thì vàng không chỉ được coi là một loại hàng hóa tiêu dùng, cất trữ mà còn là một dạng tiền tệ.
Chống lạm phát có phải bằng "bình ổn" giá vàng?
Theo lý thuyết cơ bản về kinh tế thì "lạm phát" là do tiền nhiều hơn hàng dẫn đến tình trạng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế qua một khoảng thời gian. Khi lạm phát xảy ra, sức mua của đồng tiền giảm xuống, nghĩa là với cùng một lượng tiền, người tiêu dùng có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
Vậy điều quan tâm là làm sao "giải" được các yếu tố tâm lý đó để người dân không cần, không muốn, không thể tham gia vào cuộc "kéo co" vàng miếng "bình ổn giá" với Nhà nước nữa?
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, một số Chính phủ đã sử dụng biện pháp bán vàng dự trữ ra thị trường với giá thấp nhằm bình ổn giá và làm giảm nhu cầu tích trữ vàng. Đây là một trong những biện pháp của chính phủ Ấn Độ từng thực hiện thông qua cách thức xuất vàng dự trữ ra bán để kéo giá xuống nhằm giảm nhập khẩu vàng, giảm thâm hụt tài khoản vãng lai và kiểm soát lạm phát.
Báo chí Ấn Độ cho biết, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) dù sở hữu hơn 822 tấn vàng mới đây đã di chuyển khoảng 100 tấn vàng trong số hơn 410 tấn gửi ở nước ngoài để mang về nước, điều chưa từng xảy ra từ 1991, dù trước đó RBI đã liên tục mua vào. Chưa có một đánh giá cụ thể, song xét về ngắn hạn việc đưa thêm vàng dự trữ ra thị trường đã tạm thời làm giảm giá vàng và giảm áp lực mua vàng tích trữ. Điều này giúp ổn định giá vàng trong ngắn hạn và giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái do nhu cầu nhập khẩu vàng giảm. Ngoài ra khi cung vàng tăng lên do chính phủ bán ra, giá vàng trên thị trường nội địa có thể giảm, giúp người dân giảm bớt tình trạng tích trữ vàng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo nếu Chính phủ tiếp tục bán vàng để bình ổn giá mà không có chiến lược dài hạn, dự trữ vàng quốc gia có thể bị cạn kiệt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tài chính và niềm tin của quốc tế đối với nền kinh tế của quốc gia đó.
Do đó để đạt hiệu quả dài hạn, việc bán vàng cần đi kèm với các cải cách kinh tế, tăng cường minh bạch và cải thiện các chính sách tài khóa và tiền tệ để xây dựng lại niềm tin của người dân vào đồng tiền quốc gia và chính sách kinh tế.
Biện pháp bán vàng dự trữ để bình ổn giá có thể mang lại hiệu quả tạm thời trong ngắn hạn, nhưng để đảm bảo hiệu quả dài hạn, cần có các cải cách kinh tế và chính sách toàn diện nhằm tăng cường niềm tin của người dân vào đồng tiền quốc gia và các biện pháp quản lý kinh tế của chính phủ.
(Còn tiếp)
- Cùng chuyên mục
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.
Sự kiện - 12/03/2025 06:27
Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sự kiện - 11/03/2025 14:14
VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.
Sự kiện - 11/03/2025 12:38
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...
Sự kiện - 11/03/2025 10:00
'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'
Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Sự kiện - 11/03/2025 09:44
Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?
Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.
Sự kiện - 10/03/2025 17:13
Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Sự kiện - 10/03/2025 15:15
Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế
Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Sự kiện - 10/03/2025 10:38
Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.
Sự kiện - 10/03/2025 10:23
Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm
Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.
Sự kiện - 10/03/2025 06:22
Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.
Sự kiện - 09/03/2025 12:32
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?
Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.
Sự kiện - 09/03/2025 08:37
Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy
Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 178/2024 để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.
Sự kiện - 09/03/2025 08:24
Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau
Sự kiện - 08/03/2025 22:00
[Cafe Cuối tuần] Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân: Khơi thông điểm nghẽn từ tâm thế 'không dám lớn'
Dự kiến Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân không chỉ là một văn kiện chính trị, mà còn là lời đáp cho khát vọng của hàng triệu doanh nhân đang chờ đợi một bệ phóng vững chắc.
Sự kiện - 08/03/2025 11:01
- Đọc nhiều
-
1
Dự báo thị trường Bất động sản Nghệ An 2025
-
2
Người trẻ mất khả năng tích lũy vì giá thuê nhà chiếm một nửa thu nhập
-
3
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
-
4
VN-Index 'sáng cửa' tăng điểm
-
5
Giá thuê văn phòng tăng liên tục trong 10 năm, thúc đẩy xu hướng dời trung tâm
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ