Tìm hướng ra bền vững cho thanh long Bình Thuận

Nhàđầutư
Bình Thuận được cho là ‘thủ phủ’ thanh long của cả nước với tổng sản lượng 600.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu chiếm 80-85%. Song thị trường tiêu thụ thanh long của tỉnh này vẫn chưa bền vững, các kênh tiêu thụ kết nối thiếu chặt chẽ, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ lệ thấp nhưng hình thức biên mậu lại chiếm tỷ trọng lớn.
VÕ PHÚ NÔNG
17, Tháng 08, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Bình Thuận được cho là ‘thủ phủ’ thanh long của cả nước với tổng sản lượng 600.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu chiếm 80-85%. Song thị trường tiêu thụ thanh long của tỉnh này vẫn chưa bền vững, các kênh tiêu thụ kết nối thiếu chặt chẽ, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ lệ thấp nhưng hình thức biên mậu lại chiếm tỷ trọng lớn.

 Sản xuất thanh long theo hướng nông nghiệp bền vững

Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đã quy hoạch diện tích trồng thanh đến năm 2020 là 28.000 ha, năng suất đạt 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750.000 tấn/năm. Quy mô đến năm 2025 sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843.000 tấn/năm.

H1

Triển lãm thanh long Bình Thuận tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ thanh long Bình Thuận năm 2017 tại TP.Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc vào đầu tháng 8/2017.

Từ nay đến năm 2020, Bình Thuận chủ yếu ổn định diện tích, tập trung cải tạo để nâng cao chất lượng vườn cây sau đó mới tiếp tục mở rộng diện tích và phát triển thanh long trên đất lúa, đặc biệt là đất chuyên lúa.

Theo định hướng quy hoạch của tỉnh sẽ đẩy mạnh sản xuất an toàn để nâng tỉ lệ diện tích trồng thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP) năm 2020 đạt trên 50% và đến năm 2025 đạt trên 70%.

Đến năm 2020, các doanh nghiệp thanh long của tỉnh Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 20 - 25 triệu USD và định hướng đến năm 2025 đạt 50 - 60 triệu USD. Đồng thời nâng giá trị sản xuất của ngành hàng thanh long chiếm 35 - 36% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, giá trị tăng thêm chiếm 28 - 30% GRDP ngành nông nghiệp, đóng góp từ 7 - 8% trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là phục vụ xuất khẩu, hiện nay tỉnh Bình Thuận đang đẩy mạnh sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP). Đến nay, diện tích thanh long toàn tỉnh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP là 9.000 ha (đạt 30% trên tổng diện tích).

H2

Ký kết tiêu thụ thanh long giữa Hiệp hội Thanh long Bình Thuận và Hội Xúc tiến Thương mại Quảng Tây - ASEAN.

“Việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài ý nghĩa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm thanh long Bình Thuận, còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nhất là môi trường đất và nước”, ông Phan Văn Tấn nói.

Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến

Tổng diện tích thanh long toàn tỉnh hiện có trên 27.000 ha, trổn sản lượng thu hoạch đạt hơn 600.000 tấn/năm. Và hiện có 10.000 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGap, có 54 cơ sở thu mua, kinh doanh thanh long đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sơ chế sản phẩm.

Các doanh nghiệp của Bình Thuận đã xuất khẩu thanh long vào 14 thị trường các nước, trong đó chủ lực là châu Á (chiếm 84%), châu Âu (khoảng 14%) và còn lại là châu Mỹ. Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Úc, Cộng hòa Séc…

Theo ông Đỗ Minh Kính - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, trong thời gian qua do hiệu quả kinh tế trong sản xuất thanh long cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác nên diện tích thanh long ngày càng mở rộng.

Hơn nữa, người trồng thanh long đang tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thanh long an toàn theo quy trình GAP và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất và chất lượng thanh long ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo nhận định của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, do sản lượng thanh long ngày càng tăng mà thị trường chưa được mở rộng nên đôi lúc giá cả thiếu sự ổn định, nhưng nhình chung người sản xuất vẫn bán hết sản phẩm của mình, không xảy ra hiên tượng dồn ứ hàng tại nơi sản xuất.

Các thị trường tiêu thụ truyền thống trong và ngoài nước vẫn được giữ vững, thị trường xuất khẩu có phát triển thêm đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, gia tăng doanh thu thương mại nội địa và kim ngạch xuất khẩu.

“Tuy vậy, khâu tiêu thụ thanh long trong thời gian qua vẫn chưa bền vững, các kênh tiêu thụ đã hình thành nhưng kết nối chưa chặt chẽ. Xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ lệ thấp, sản lượng thanh long xuất khẩu theo hình thức biên mậu còn chiếm tỷ trọng rất lớn”, ông Đỗ Minh Kính cho biết.

Bên cạnh việc tiêu thụ thanh long trái tươi, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có một số doanh nghiệp đầu tư, chế biến sản phẩm từ thanh long như: nước ép, sấy khô, sấy dẻo, rượu thanh long… Các sản phẩm này bước đầu đã thâm nhập thị trường và được người tiêu dùng quan tâm.

Tuy nhiên do năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế, công nghệ chế biến còn đơn giản, sản xuất quy mô nhỏ, mẫu mã, bao bì sản phẩm kém hấp dẫn nên việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Đây là lĩnh vực cần được các doanh nghiệp chế biến quan tâm đầu tư với uy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại để sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao từ trái thanh long.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, lãnh đạo và chính quyền tỉnh Bình Thuận cần quan tâm đến chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư xây dựng các kho lạnh bảo quản, nhà máy theo quy chuẩn GAP để đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần đảm bảo chiến lược sản xuất - tiêu thụ thanh long của tỉnh ổn định và phát triền bền vững.

Chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu “Thanh long Bình Thuận”

Mới đây, tại buổi tọa đàm “Đánh giá tiến độ triển khai Kế hoạch kiểm soát chất lượng, xác định những khó khăn và hướng ưu tiên phát triển chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận trong tương lai”, ông Văn Công Thới - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận cho biết: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương, do đó Bình Thuận thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của cộng đồng, của làng nghề.

Đồng thời giúp các thành viên, các doanh nghiệp được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hiểu rõ chỉ dẫn địa lý nhằm phục vụ cho lợi ích doanh nghiệp, nhà sản xuất, góp phần giữ vững uy tín sản phẩm truyền thống của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu, việc kiểm soát chất lượng và định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận vẫn còn khó khăn, thách thức.

Trong thời gian qua, số lượng tổ chức ở tỉnh Bình Thuận được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý còn quá ít so với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. Do vậy, các cơ quan quản lý cần quan tâm hơn nữa vấn đề này, đồng thời phải đảm bảo rằng chỉ các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được chứng nhận mới được gắn dấu hiệu chỉ dẫn địa lý và đưa ra thị trường, và có trách nhiệm giám sát toàn bộ sản phẩm khi đưa ra thị trường là sản phẩm đã được xác nhận…

Trước nhu cầu thực tế và cần thiết về vấn đề chỉ dẫn địa lý cho “Thanh long Bình Thuận”, ông Phan Văn Tấn thông tin: Bình Thuận đã đăng ký nhãn hiệu “Bình Thuận Dragon Fruit và hình ảnh trái thanh long” sang 14 nước và vùng lãnh thổ có có thị trường tiềm năng xuất khẩu thanh long Bình Thuận.

Tính đến nay đã có 12 nước và vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ nhãn hiệu, dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức, Nhật Bản…, còn 2 nước và vùng lãnh thổ đang thẩm định.

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đã cấp chỉ dẫn địa lý “Thanh long Bình Thuận” cho 83 tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long trên địa bàn. Đồng thời, Hiệp hội thanh long Bình Thuận còn hỗ trợ kinh phí cho 6 doanh nghiệp dán 40 triệu tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận lên trái thanh long khi lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ