Thương mại điện tử Việt có thể 'vượt mặt' Thái Lan vào 2025

Nhàđầutư
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018 giá trị thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 8-9 tỷ USD và với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến năm 2025 giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD.
HÀ MY
02, Tháng 10, 2019 | 20:46

Nhàđầutư
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018 giá trị thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 8-9 tỷ USD và với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến năm 2025 giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD.

Tại hội thảo Kinh tế số với chủ đề "Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam" trong khuôn khổ Diễn đàn Diễn đàn cấp cao và Triển lãm về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2019, do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều 2/10, các chuyên gia, nhà kinh doanh thương mại điện tử đều cho rằng, nền kinh tế thương mại điện tử được ghi nhận là một điểm sáng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng rất cao, 25-30%/năm.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018 giá trị thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 8-9 tỷ USD và với tốc độ phát triển hiện nay, dự kiến năm 2025 giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD).

"Nhưng tôi đi nhiều sự kiện quốc tế, nhiều bạn quốc tế nói rằng Việt Nam có rất nhiều yếu tố vượt Thái Lan để trở thành nền kinh tế có giá trị thương mại điện tử lớn thứ hai, chỉ sau Indonesia", ông Hải nói.

71402588_2591182620944571_8103894128321888256_n

Theo Bộ Công Thương, dự kiến năm 2025 giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 33 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD)

Bên cạnh đó, số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến cũng có sự tăng trưởng hàng năm, năm 2018 đạt mức gần 40 triệu người dân, trung bình hơn 2 người dân thì có 1 người mua hàng online.

Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định như tỷ trọng B2C (Business to customer - hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng- PV) còn thấp, chỉ khoảng 4 - 5%.

Theo ông Hải, mặc dù thương mại điện tử đang rất phát triển nhưng chỉ có 61% đơn vị có ứng dụng trên di động, đây là điều đáng tiếc khi việc mua bán qua ứng dụng ngày càng nhiều, nhất là khi có tới 72% dân số Việt Nam dùng smartphone. 

Ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương) cũng cho rằng, cuộc cạnh tranh về giá khiến số lượng bán hàng trực tuyến ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, sự bùng nổ Internet, thiết bị di động (smartphone) cũng sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp, nhiều trang bán hàng trực tuyến tham gia thị trường; xu hướng mua bán trên mạng xã hội cũng kích thích thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

"Có 4 xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam được dự đoán tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Cụ thể, số lượng người dùng ứng dụng di động gia tăng. Với sự phát triển toàn diện hạ tầng viễn thông 3G, 4G, sắp tới là 5G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone với hơn 64 triệu người sử dụng tại Việt Nam, cùng với dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển (fintech). Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng số, nền tảng di động là điều tất yếu", ông Thành cho biết.

Ngoài ra, thách thức lớn nhất của thương mại điện tử ở Việt Nam là giao dịch tiền mặt nhận hàng (COD) chiếm 88% tổng số giao dịch năm 2018, tăng 2% so với năm 2017. Điều này làm xói mòn lòng tin giữa người mua và người bán, người mua không tin tưởng chất lượng hàng hoá của người bán, đối với người bán hàng khi giao dịch COD thì khả năng từ chối nhận hàng cao. 

"Về lâu dài, nếu tháo gỡ, giải quyết được mấu chốt này sẽ tạo ra sức bật cho lĩnh vực thương mại điện tử phát triển", Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nói.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, những trở ngại cho thương mại điện tử ở Việt Nam bao gồm: sản phẩm kém chất lượng hơn so với quảng cáo (83%), chăm sóc khách hàng kém (47%), lo ngại thông tin bị tiết lộ (43%)...

"Đây là những trở ngại mà các trang thương mại điện tử ở Việt Nam cần khắc phục, như nâng cao chất lượng hàng hoá hay hoàn thiện cơ sở pháp lý để người dân tin tưởng", ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải cho biết, kế hoạch xây dựng chương trình tổng thể thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2021-2025 tập trung chính vào 3 nội dung bao gồm: thương mại điện tử mới tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM, phát triển độ phủ thương mại điện tử cần chú ý đến vùng sâu vùng xa, nhất là khi coi nó là yếu tố để xoá đói giảm nghèo cho người dân; cần cải thiện chất lượng thương mại điện tử từ hàng hoá, dịch vụ cho đến công nghệ để tạo lòng tin cho người dùng; phát triển hàng Việt chất lượng cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ