‘Thương chiến Mỹ-Trung tạo cơ hội cho Việt Nam tái cấu trúc các chuỗi cung ứng’
Giảng viên Đại học RMIT khuyến nghị Việt Nam theo đuổi một chiến lược cân bằng, độc lập và đa chiều để tận dụng các cơ hội từ cuộc thương chiến mà vẫn quản lý được các rủi ro liên quan.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang thúc đẩy thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các giảng viên của Đại học RMIT Việt Nam nhận thấy cơ hội mới trong xuất khẩu và sản xuất cho Việt Nam, song song với các rủi ro như chi phí tăng cao và các thách thức đa chiều về giám sát thương mại.
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang gia tăng
Từ năm 2018, xung đột thương mại Mỹ-Trung đã khiến nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu phải tiến hành tái cấu trúc từ mạng lưới toàn cầu sang mạng lưới mang tính khu vực hóa hơn, nơi các doanh nghiệp ưu tiên quản trị rủi ro và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng hơn là hiệu quả chi phí thuần túy.
Với các mức thuế quan "ăn miếng, trả miếng" được Mỹ và Trung Quốc công bố mới đây, có thể thấy xu hướng phi toàn cầu hóa sẽ tiếp diễn, trong đó các biện pháp bảo hộ từ cuộc thương chiến có thể gây ra tác động tiêu cực lên toàn bộ các chuỗi cung ứng.

Theo TS. Nguyễn Sơn, giảng viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics - Đại học RMIT, tác động về chi phí có thể rất lớn, với nguy cơ giá cả leo thang trong các ngành công nghiệp bị áp thuế và cả các ngành có liên quan như vật liệu, năng lượng, ô tô và điện tử.
"Mặc dù điều này tạo ra gián đoạn ngắn hạn và chi phí vận hành cao hơn nhưng cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường và các trung tâm sản xuất mới ra đời. Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đã nổi lên như là bên hưởng lợi chính từ sự thay đổi này trong nhiều chuỗi cung ứng khác nhau", TS. Sơn nói.
Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu các rủi ro về địa chính trị trong chuỗi cung ứng. Họ đã thiết lập mạng lưới cung ứng dự phòng (chiến lược Trung Quốc + 1), đẩy nhanh quá trình tự động hóa và tăng cường hội nhập khu vực.
TS. Sơn nhận định: "Xét cho cùng, việc đa dạng hóa các địa điểm sản xuất và nhà cung cấp góp phần tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng bằng cách giảm phụ thuộc quá mức và tạo ra các mạng lưới linh hoạt hơn, có khả năng thích ứng và vượt qua các thách thức địa chính trị trong tương lai".
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ
Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc tạo ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, theo TS. Irfan Ulhaq, một giảng viên khác thuộc ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics - Đại học RMIT.

Người mua tại Mỹ đang tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế và ngành sản xuất mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, dệt may, giày dép và đồ nội thất, khiến Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu. Các hiệp định thương mại và năng lực sản xuất hiệu quả về mặt chi phí của Việt Nam mang lại lợi thế cạnh tranh để đảm bảo duy trì hợp đồng dài hạn với các nhà nhập khẩu Mỹ.
TS. Ulhaq khuyến nghị, để khai thác đầy đủ các cơ hội này, doanh nghiệp nên tuân thủ các quy định thương mại của Mỹ, đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng. Đầu tư vào thương hiệu, nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như các kỹ thuật sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ông cũng nêu bật Nghị định 182/2024/NĐ-CP của Chính phủ nhằm khởi động Quỹ hỗ trợ đầu tư để thúc đẩy đầu tư công nghệ cao, bao gồm cả chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và R&D. Các ưu đãi theo nghị định này cung cấp thêm hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng, đổi mới và tiến bộ công nghệ, giúp các doanh nghiệp đảm bảo vị thế của mình trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ (hiện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) cũng khiến Việt Nam dễ bị tổn thương bởi những thay đổi chính sách của Mỹ. Một rủi ro đáng kể khác là chi phí nguyên liệu thô tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Còn TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics - Đại học RMIT, nhận định, để duy trì tăng trưởng bền vững, Việt Nam nên coi những biến động thuế quan sắp tới này là động lực để phát triển khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của mình.
Theo ông, khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam chứng minh được tính nguyên bản của sản phẩm và phân biệt chúng với các sản phẩm của Trung Quốc. Điều này đặc biệt quan trọng khi Mỹ và các thị trường toàn cầu khác ngày càng giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động trung chuyển, nơi hàng hóa được đóng gói lại hoặc dán nhãn lại tại Việt Nam để tránh thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc.
"Cuộc thương chiến này mang đến cho Việt Nam cơ hội tái cấu trúc các chuỗi cung ứng. Sẽ không bền vững nếu chỉ trở thành trạm trung chuyển cho khâu đóng gói đơn giản. Thay vào đó, Việt Nam cần nhiều nỗ lực hơn để triển khai các quy trình công nghệ mang lại giá trị gia tăng", TS. Hùng nhấn mạnh.
"Các doanh nghiệp cũng nên chủ động đa dạng hóa nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất để tránh bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra chống trốn thuế trong tương lai".
Ngăn chặn việc điều hướng trái phép hàng hóa Trung Quốc qua Việt Nam
Theo TS. Nguyễn Sơn, Việt Nam cần theo đuổi một chiến lược cân bằng, độc lập và đa chiều để tận dụng các cơ hội từ cuộc thương chiến mà vẫn quản lý được các rủi ro liên quan. Ông đề xuất 5 trọng tâm:
Đầu tiên, Việt Nam cần tăng cường giám sát pháp lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm thương mại, đặc biệt là việc điều hướng trái phép hàng hóa Trung Quốc qua Việt Nam. Điều này rất quan trọng vì trước đây Mỹ lo ngại Việt Nam bị lợi dụng làm điểm chuyển tiếp bất hợp pháp cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc, dẫn đến việc áp thuế trừng phạt đối với hàng xuất khẩu thép của Việt Nam.
Thứ hai, bài học từ quá khứ đối với Việt Nam là nên sàng lọc cẩn thận FDI để đảm bảo thu hút đầu tư chất lượng, mang lại cơ hội chuyển giao công nghệ và công việc đòi hỏi tay nghề cao, thay vì chấp nhận các doanh nghiệp lạc hậu hoặc gây ô nhiễm đang tìm cách di dời khỏi Trung Quốc. Chính phủ cần lập ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường bài bản, đồng thời tinh giản thủ tục hành chính để thu hút sản xuất giá trị cao.
Thứ ba, Việt Nam nhất thiết phải đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải và logistics. Những điểm nghẽn hiện tại ở cảng và đường bộ đã gây lo ngại cho các nhà sản xuất đang cố gắng cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng mà họ tham gia. Nếu không giải quyết được những khoảng trống này, Việt Nam có nguy cơ mất cơ hội vào tay các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
Thứ tư, Việt Nam cần tăng cường phát triển lực lượng lao động. Cụ thể, Việt Nam cần mở rộng đáng kể các chương trình đào tạo kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sản xuất giá trị cao hơn, ưu tiên phát triển nhân lực có năng suất và năng lực đổi mới cao hơn trong bối cảnh công nghệ AI đang nở rộ, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới nổi như chất bán dẫn.
Cuối cùng, Việt Nam nên tiếp tục đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại thông qua các hiệp định thương mại tự do, đồng thời vẫn duy trì mối quan hệ cân bằng với cả Mỹ và Trung Quốc. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc quá mức vào bất kỳ thị trường đơn lẻ nào và cung cấp các điểm đến xuất khẩu thay thế nếu căng thẳng thương mại leo thang.
“Bằng cách thực hiện các biện pháp này, Việt Nam có thể định vị tốt hơn để hưởng lợi từ sự thay đổi chuỗi cung ứng trong khi xây dựng một nền kinh tế bền vững hơn, có khả năng phục hồi tốt hơn, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị thay vì chỉ đóng vai trò là một giải pháp thay thế sản xuất chi phí thấp cho Trung Quốc”, TS. Sơn kết luận.
- Cùng chuyên mục
Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội
Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí.
Đầu tư - 29/04/2025 09:56
Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh
Chiều 28/4, tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt tổ chức Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt.
Đầu tư - 28/04/2025 21:09
Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4
Hai dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế, chính thức đưa vào khai thác từ 18h hôm nay 28/4.
Đầu tư - 28/04/2025 20:44
Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường
Việt Nam hiện có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ công trình xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẻ đạt chứng nhận xanh. VARS cho biết, các bất động sản xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp, trong khi các công trình xanh có thể tăng giá trị tài sản lên 7% trong 5 năm, theo WorldGBC.
Đầu tư - 28/04/2025 16:38
Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Tỉnh Bình Định bố trí 750 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Đầu tư - 28/04/2025 14:59
KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên
Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam đề xuất nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 15.000 tấn mía/ngày; đồng thời, triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên với công suất 45MW, tổng mức đầu tư khoảng 60 triệu USD.
Đầu tư - 28/04/2025 07:05
Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?
Kon Tum là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về thủy điện với 82 dự án đã và đang được triển khai, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến loạt dự án chậm tiến độ.
Đầu tư - 28/04/2025 07:05
Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, liên danh T&T Group – Cienco 4 cho biết sẽ đưa sân bay Quảng Trị vào vận hành, khai thác vào tháng 7/2026.
Đầu tư - 27/04/2025 20:56
Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị
TP. Đà Nẵng sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai nhiều dự án khu đô thị trong giai đoạn 2025-2026.
Đầu tư - 27/04/2025 13:11
Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'
Sau nhiều năm liên tục tăng giá và "cháy hàng" ở nhiều phân khúc, thị trường chung cư tại Hà Nội bước vào giai đoạn hạ nhiệt rõ rệt. Giá căn hộ chung cư đang giảm, giao dịch chậm lại, có 47% dự án giảm khoảng 1% so với quý trước.
Đầu tư - 27/04/2025 08:27
Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?
Ở quý II, thị trường bất động sản TP.HCM hứa hẹn tích cực hơn so với quý I, với nhiều dự án ra mắt, mở bán. Song, phần lớn các dự án này chỉ làm mới giỏ hàng để bán ở giai đoạn tiếp theo hoặc có những dự án đã mở bán từ trước năm 2020 đến nay mới hoàn thiện pháp lý để triển khai.
Đầu tư - 27/04/2025 07:14
Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI
TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ - 26/04/2025 17:40
Đèo Cả đảm bảo đà tăng trưởng dài hạn, ổn định
Đây là thông tin được Ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư cập nhật kết quả SXKD quý 1/2025 và định hướng hành động năm 2025.
Đầu tư - 26/04/2025 11:45
Chung cư Hà Nội giảm giá nhưng không đáng kể
Giá bán sơ cấp căn hộ chung cư tại Hà Nội tiếp tục tăng trong quý I. Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp lại ghi nhận giảm giá.
Đầu tư - 26/04/2025 06:45
CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.
Công nghệ - 25/04/2025 19:20
Thị trường bất động sản Huế thế nào sau khi trực thuộc Trung ương ?
Thị trường bất động sản TP. Huế có dấu hiệu khởi sắc khi lượng giao dịch bắt đầu tăng, tuy nhiên vẫn chưa thật sự ổn định như trước thời COVID– 19.
Đầu tư - 25/04/2025 18:30
- Đọc nhiều
-
1
Chung cư Hà Nội giảm giá nhưng không đáng kể
-
2
Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?
-
3
VN-Index diễn biến ra sao trước kỳ nghỉ lễ?
-
4
Chủ tịch LPBank Nguyễn Đức Thụy: Chúng tôi mong muốn chia cổ tức càng cao càng tốt
-
5
Lo ngại hiệu ứng chuyển hướng thương mại khi hàng Trung Quốc bị 'bít cửa' sang Mỹ
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago