Thuế tối thiểu toàn cầu: Vấn đề nóng mà Việt Nam cần quan tâm

Nhàđầutư
Theo Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/12/2022, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư).
ÁNH DƯƠNG
04, Tháng 02, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Theo Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/12/2022, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư).

a t5

Quy định thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam và các quốc gia đang cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI. Ảnh: Đ.T/Báo Đầu tư.

Ngày 13/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Samsung Electronics phụ trách tài chính và đoàn công tác của Samsung Electronics.

Tại cuộc đón tiếp, hai bên trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu. Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, ngày 4/8/2022, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 55/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD. 

Hiện nay, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế TNDN liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn và tin tưởng các DN nước ngoài nói chung, cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và Samsung nói riêng sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, Hàn Quốc vào ngày 23/12/2022 đã thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế quốc tế với nội dung chính là bổ sung điều khoản về Thuế suất tối thiểu toàn cầu (có hiệu lực áp dụng từ năm 2024). Đạo luật này được coi là một biện pháp của Hàn Quốc nhằm thực thi Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu – nội dung thứ 2 trong 2 trụ cột chính của chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do OECD khởi xướng.

Theo tìm hiểu, thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đã được 141 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua. Chính sách này xuất phát từ các nước phát triển – nơi xuất xứ của nguồn vốn đầu tư lớn. Cụ thể, các công ty có doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro (tương đương khoảng 870 triệu USD) trở lên sẽ bị áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu là 15%. Nếu công ty hưởng thuế suất hiệu quả thấp hơn mức 15% tại quốc gia đầu tư thì sẽ phải nộp bổ sung khoản chênh lệch tại chính quốc.

Trở lại với trường hợp của Hàn Quốc, việc đặt mức thuế tối thiểu 15% với các doanh nghiệp lớn nước này, đồng nghĩa khi họ đi đầu tư ở nước ngoài mà hưởng ưu đãi thuế thấp hơn mức 15% thì sẽ phải nộp bổ sung khoản chênh lệch tại Hàn Quốc.

Rõ ràng, quy định này sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam và các quốc gia đang cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI. Thực tế, mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện là 20%, cao hơn mức thuế tối thiểu đề xuất nhưng chúng ta lại đang dành nhiều ưu đãi thuế để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài như: Miễn thuế đến 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, thuế suất 10% có thể được áp dụng tới 30 năm...

Một khi quy tắc này được thực hiện, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải nộp lại hầu hết số thuế đã được miễn, giảm tại Việt Nam cho chính quốc. Điều này khiến cho các nỗ lực miễn, giảm thuế của Việt Nam để thu hút đầu tư trở thành vô nghĩa. Các ưu đãi thuế đáng lẽ phải thuộc về nhà đầu tư lại biến thành nguồn thu của các công ty xuất khẩu vốn.

Hiện đã bước sang năm 2023, càng gần thời điểm Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu được chính thức thực thi tại Hàn Quốc – đối tác đầu tư quan trọng bậc nhất của Việt Nam.

Theo Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/12/2022, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư).

Xét theo số lượng dự án, Hàn Quốc cũng là đối tác dẫn đầu trong 10 tháng năm 2022 (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt góp vốn mua cổ phần). Dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc không chỉ có ý nghĩa về số lượng mà chất lượng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng được đánh giá cao, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ do Hàn Quốc chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam.

Những năm gần đây, dòng vốn Hàn Quốc tại Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, M&A, và dịch vụ chất lượng cao, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trong bối cảnh này, thời gian để Việt Nam nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp ứng phó với tình hình mới không còn nhiều. Một mặt, Việt Nam cần đảm bảo loại trừ khả năng chuyển các lợi ích thuế sang nước cư trú của nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác cần kịp thời bù đắp bằng các lợi ích thay thế tương xứng với ưu đãi đang hưởng. Vấn đề này cần được xử lý toàn diện và gấp rút để kịp thời kéo thêm nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ