Thực hiện các dự án BOT: Còn nhiều bất cập

Nhàđầutư
Chiều ngày 17/10, hội thảo “BOT – Từ góc nhìn đa chiều”, do báo Pháp luật TP.HCM, Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam và tạp chí Vietnam Logistics Review tổ chức.
PHẠM DIỆP
19, Tháng 10, 2018 | 07:13

Nhàđầutư
Chiều ngày 17/10, hội thảo “BOT – Từ góc nhìn đa chiều”, do báo Pháp luật TP.HCM, Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam và tạp chí Vietnam Logistics Review tổ chức.

Tham dự Hội thảo có ông Lại  Xuân Môn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội; ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo VN; TS. Đinh Thế Hiển – Chuyên gia tài chính kinh tế cùng đại diện một số nhà đầu tư, nhà thầu thi công các công trình giao thông.

Tính từ tháng 5/2018, qua hơn 20 năm triển khai, Việt Nam đã có 68 dự án giao thông đường bộ được đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – vận hành – chuyển giao) với tổng mức đầu tư lên tới 208 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án khi được đưa vào khai thác đã phát huy rất tốt trong việc giảm ùn tắc giao thông, đem lại nhiều lợi ích cho đất nước và người dân. Theo các nhà quản lý và các chuyên gia, BOT là chủ trương rất đúng đắn, giúp đất nước phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, giúp phát huy hiệu quả về kinh tế xã hội.

Trong khi có rất nhiều dự án BOT thành công, trong thực tế, thời gian gần đây cũng có nhiều dự án BOT được thực hiện trên đường độc đạo, có một số dự án chỉ sửa lại mặt đường rồi xây dựng trạm BOT để thu phí. Điển hình, hiệu ứng Domino của một số trạm BOT như Cai Lậy, Bến Thủy.. đã khiến dư luận có những suy nghĩ tiêu cực về phương thức đầu tư đúng đắn này.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lại Xuân Môn – Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng cho biết, là một địa phương có tới 8 lợi thế lớn để phát triển kinh tế - xã hội, đăc biệt là tỉnh có đường biên giới tiếp cận Trung Quốc dài nhất (hơn 333km), có rất nhiều tiềm năng, nhưng lại có 3 điểm nghẽn, trong đó cụ thể là thiếu đường cao tốc, một trong những điểm nghẽn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

lai xuan mon

 Ông Lại Xuân Môn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng phát biểu tại Hội thảo. 

Nguồn thu ngân sách của tỉnh Cao Bằng 1 năm chỉ bằng 1 ngày của TP. HCM, với một địa phương còn nhiều khó khăn về nguồn thu ngân sách như vậy nếu không có một cơ chế đầu tư linh hoạt thì “khát vọng về một con đường cao tốc”, với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng sẽ khó trở thành hiện thực. Giải quyết được "điểm nghẽn" về đường cao tốc sẽ giải quyết 5 vấn đề về: chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế đối ngoại đặc biệt là cửa ngõ của ASEAN (từ cửa khẩu Trà Lĩnh vào Tứ Xuyên, Trùng Khánh - Trung Quốc).

Đánh giá một số dự án BOT khá thành công ở phía Nam, TS. Đinh Thế Hiển phát biểu, dự án cao tốc Trung Lương là một trong những ví dụ về thành công khi phát huy hiệu quả vận chuyển rất tốt, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế xã hội. Dù ở thời điểm khởi đầu còn một vài ý kiến, nhưng tới nay không còn là vấn đề, các phương tiện giao thông đã chọn cao tốc Trung Lương để lưu thông.

“BOT là hình thức thích hợp cho các nước đang phát triển, nhưng cần thực hiện nghiêm túc, chọn đúng nhà đầu tư đầy đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm nếu không sẽ trở thành gánh nặng cho người dân và thất bại”, ông Hiển cho biết.

Bất cập trong cơ chế chính sách

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật thẳng thắn thừa nhận, khi triển khai các dự án BOT ở Việt Nam các luật liên quan chưa có. Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP chỉ dựa theo Nghị định 108 để triển khai, do đó thời gian qua có nhiều bất cập trong cơ chế chính sách và pháp luật trong quá trình triển khai.

thu truong nhat

 Ông Nguyễn Nhật - Thứ Trưởng Bộ GTVT 

Đề cập đến chính sách quản lý hình thức đầu tư BOT, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết: “Tới tháng 5/2015, chúng ta mới có nghị định 30, tháng 4/2015 mới có nghị định 15 để hướng dẫn triển khai các dự án BOT. Trong khi ta đã triển khai các dự án BOT từ những năm 2003 và rầm rộ nhất là năm 2008”

Do tính đồng thuận không cao, khi triển khai các dự án BOT, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ GTVT, chủ đầu tư... chưa có kinh nghiệm. Đó chính là những bất cập mà chúng ta cần xử lý, chính vì thế tư năm 2016, sau khi tổng kết 5 năm thực hiện BOT, ngành GTVT đã cho dừng 13 dự án, tiến hành rà soát lại toàn bộ các dự án và giảm phí, kiểm toán, tính ra thực tế làm bao nhiêu để tính thu phí trong thời gian bao lâu. Thứ trưởng Nguyễn Nhật nêu rõ.

Tính công bằng trong đầu tư BOT 

Đại diện các nhà đầu tư sáng lập Hiệp hội các nhà đầu tư hạ tầng giao thông Việt Nam – ông Lưu Xuân Thủy khá đồng tình với quan điểm của Lãnh đạo Bộ GTVT. Dưới góc nhìn của các nhà đầu tư BOT về vai trò quản lý nhà nước hiện nay, ông Thủy nêu rõ quan ngại về cách hành xử và cho rằng cần có sự công bằng. "Nhiều khi chúng tôi bị đối xử không giống như một đối tác, những nhà đầu tư chân chính rất sợ hiểu lầm, họ luôn mong muốn được nhìn nhận khách quan, đầy đủ", ông Thuỷ nói.

Bên cạnh đó, ông nêu thêm, vai trò quản lý nhà nước thực sự không phủ nhận được. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây khi có nhiều hình thức đầu tư mới, đâu đó lại xuất hiện sự lẩn tránh, chưa phát huy đầy đủ vai trò cơ quan quản lý nhà nước. Có những việc rất thờ ơ, có những việc lại can thiệp rất sâu trong khi đó là công việc của chủ đầu tư cũng như nhà thầu. Ông Thủy nhắc lại: “Chúng tôi là chủ đầu tư chứ không phải nhà thầu”.

Ví dụ về việc thiếu công bằng ở Nghị quyết 104 của Thủ tuớng Chính phủ, trong đó có cho phép được thực hiện chính sách là áp dụng phụ cấp không ổn định sản xuất trong các dự án giao thông từ 2005 đến 2015. Nhưng Bộ Xây dựng viện dẫn, chỉ doanh nghiệp nhà nước mới áp dụng. Do vậy, những dự án BOT chúng tôi đi vào quyết toán, không được quyết toán phần đấy.

Đề cập tới vấn đề truyền thông, Tiến sĩ Trần Bá Dung, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam cho biết, thời gian qua báo chí và truyền thông nói chung làm được nhiều việc. 

Tuy nhiên, ông cũng đề xuất 3 nội dung: có cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành chính sách với cơ quan truyền thông tại nơi có dự án BOT để nhân dân được biết, coi việc lấy ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng, hoạch định dự án BOT là cần thiết. 

Hai là khi coi ý kiến nhân dân là cần thiết thì nên coi báo chí truyền thông là kênh khảo sát ý kiến chính thức của người dân, để người dân được phát biểu trong quá trình xây dựng chính sách.

Ba là làm sao để thực hiện tốt việc công khai thông tin với báo chí, tránh việc không công khai thông tin để báo chí phải tìm thông tin qua nguồn tin không chính thức.

tran ba dung

 TS. Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội nhà báo Việt Nam (thứ 2 từ trài sang)

Chia sẻ về vấn đề khó khan khi nói đến việc triển khai các dự án BOT, ông Trần Phúc Tự - TGĐ Công ty Cổ phần BOT Đèo cả - Khánh Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng sơn cho biết: Với tư cách là nhà đầu tư, tôi cho rằng khi thực hiện các dự án BOT, điều quan trọng là nhà đầu tư cần có nguồn lực tài chính mạnh, cùng đội ngũ nhân viên cố vấn chuyên nghiệp, kinh nghiệm để hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Còn về khó khăn khi triển khai dự án thì cũng không ít, nhà đầu tư rất cần sự quan tâm và ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và giai đoạn hoàn thành tiến hành thu phí".

Như vậy, chủ trương đúng đắn về BOT đã rõ, kết quả ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào những văn bản pháp quy có liên quan, cùng khả năng quản lý của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phuơng và năng lực của các nhà đầu tư. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ