Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng đến sản xuất xanh và bền vững

Nhàđầutư
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cần thiết phải có vai trò của doanh nghiệp. Trong đó, phát triển xanh và bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
THÀNH VÂN
06, Tháng 12, 2020 | 06:23

Nhàđầutư
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cần thiết phải có vai trò của doanh nghiệp. Trong đó, phát triển xanh và bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Chi nhánh Đà Nẵng và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) vừa tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”. Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong việc quản lý và xử lý rác thải nhựa để tìm kiếm các giải pháp đổi mới, hướng tới sản xuất và kinh doanh bền vững thông qua áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hoá cao… đã tạo nên sức ép ngày càng lớn đối với môi trường, làm tăng lượng chất thải rắn phát sinh. Năm 2019, Việt Nam thải ra hơn 64 nghìn tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, trong đó khu vực đô thị là 35 nghìn tấn/ngày. Riêng chất thải nhựa và túi ni lông chiến khoảng 8-12%, nhưng khoảng 10% không được tái sử dụng và thải hoàn toàn ra môi trường.

Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia thải nhựa ra đại dương lớn nhất thế giới. Nếu không có những chính sách, giải pháp, hành động quyết liệt thì ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng ở nước ta sẽ là thảm hoạ về môi trường. 

a1

Hội thảo “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được tổ chức tại Đà Nẵng. 

Hiện nay, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cần thiết phải có vai trò của doanh nghiệp. Trong đó, phát triển xanh và bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép. Những chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột kinh tế - môi trường – xã hội có thành công hay không cần kể đến vai trò, hành động của cộng đồng doanh nghiệp nước ta.

Theo TS. Lại Văn Mạnh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhu cầu của người dân được sống trong một môi trường trong lành ngày càng cao, kéo theo đó là nhu cầu sản xuất thân thiện môi trường ngày càng lớn. Ngoài ra, cam kết về môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, nhà nước cần tiếp tục cấu trúc và hoàn thiện lại hệ thống chính sách để thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.

“Các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần phải được thực thi, giám sát, đánh giá, khen thưởng; doanh nghiệp cần đầu tư vào những thị trường mới trong tương lai; và tiếp tục đồng hành cùng chính phủ trong thời gian tiếp theo để xác định lộ trình ưu tiên, khung chính sách hỗ trợ cụ thể”, TS. Lại Văn Mạnh đề xuất. 

quang-ccidn

Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI, Chi nhánh Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI, Chi nhánh Đà Nẵng cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Việc nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho cộng đồng này góp phần thúc đẩy, vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các hoạt động thiết thực, chung tay bảo vệ môi trường và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp; cũng góp phần gợi mở cơ hội, ý tưởng kinh doanh mới theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

"Nếu không có những chính sách, giải pháp, hành động quyết liệt thì ô nhiễm môi trướng nói chung, ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng ở nước ta sẽ là thảm họa về môi trường, các cụm từ như "ô nhiễm trắng" dù không mong muốn nhưng cũng sẽ được nhắc đến nhiều như cụm từ "đại dịch COVID-19" mà chúng ta đã có những ám ảnh, trải nghiệm trong năm 2020", ông Quang nói.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trường Ban pháp chế VCCI nhìn nhận khung khổ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có yêu cầu cao hơn về trách nhiệm trong tái chế, thu gom, xử lý chất thải nhựa của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu kĩ lưỡng các quy định pháp luật, chuẩn bị các điều kiện công nghệ, phương án thực hiện phù hợp là yêu cầu rất quan trọng đối với hiện nay. 

124286200_712388502992246_6768552472708516519_n

Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng đến sản xuất xanh và bền vững.

Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) cho biết, dự án "Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa" nhằm nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong việc quản lý và xử lý rác thải nhựa để tìm kiếm giải pháp đổi mới, hướng tới sản xuất kinh doanh bền vững thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cùng trao đổi tại hội thảo, phần lớn các doanh nghiệp có cùng mối quan tâm về sự đe dọa ngày càng tăng mà chất thải bao bì gây ra cho cộng đồng và môi trường biển. Tuy nhiên, để thực sự mở rộng một tương lai tuần hoàn cho vật liệu nhựa sẽ đòi hỏi sự đổi mới và hợp tác ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị ngành nhựa. Hiện, các doanh nghiệp cũng đang đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng tái chế cũng như giáo dục cho người tiêu dùng để hướng tới việc quản lý rác thải nhựa bền vững.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ