Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thừa Thiên - Huế cần phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Nhàđầutư
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn với tầm nhìn, sự đổi mới của các Quy hoạch đã công bố, Thừa Thiên - Huế sẽ sớm là thành phố trực thuộc trung ương; trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; trung tâm kinh tế biển mạnh, trung tâm lớn của cả nước về KHCN, giáo dục và đào tạo.
TRƯƠNG HOA
06, Tháng 04, 2024 | 14:43

Nhàđầutư
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn với tầm nhìn, sự đổi mới của các Quy hoạch đã công bố, Thừa Thiên - Huế sẽ sớm là thành phố trực thuộc trung ương; trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; trung tâm kinh tế biển mạnh, trung tâm lớn của cả nước về KHCN, giáo dục và đào tạo.

hue1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế.  Ảnh Đức Tài

Sáng 6/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là một sự kiện đặc biệt, nội dung kết hợp "3 trong 1",  thể hiện tầm nhìn phát triển Thừa Thiên - Huế được xây dựng một cách bài bản, lớp lang, chiến lược và dài hạn và sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Đánh giá về Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế, Thủ tướng nhận định, quy hoạch được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh; Các Quy hoạch đã đưa ra được quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trọng tâm, đột phá phát triển; phương án phát triển, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch thời gian tới và mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới cho Thừa Thiên - Huế trong bức tranh chung của các tỉnh, thành trên cả nước.

Về các định hướng, ưu tiên phát triển, Thủ tướng yêu cầu tập trung vào 3 trung tâm đô thị; 3 hành lang kinh tế; 3 động lực tăng trưởng; 5 khâu đột phá phát triển.

hue2

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định công bố quy hoạch cho đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh Đức Tài

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Thừa Thiên - Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh". Theo đó, "1 trọng tâm" là huy động mọi nguồn lực hợp pháp và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

"Hai tăng cường" là tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người; Tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua kết nối hệ thống giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi.

"Ba đẩy mạnh" là đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội...; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.

 Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Tỉnh cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2024.

Phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển. Phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản theo hướng xanh, số, tuần hoàn Nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô - Bạch Mã, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Quần thể di tích Cố đô Huế...

Đặc biệt, đối với Nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng yêu cầu, Tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng".

Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam

Nhân dịp này Thủ tướng cũng trân trọng cảm ơn và hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã chọn Thừa Thiên Huế để đầu tư; tin tưởng các dự án sẽ triển khai thành công, mang lại hiệu quả thiết thực.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy sứ mệnh của DN trên tinh thần "ba cùng": "cùng lắng nghe, thấu hiểu"; "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động"; "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển".

Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác; đúng định hướng, ưu tiên theo quy hoạch tỉnh…; Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, số, chuyển giao công nghệ, tiên phong trong quản trị thông minh, hiện đại; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Đóng góp ý kiến tham vấn cho cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ; Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, an sinh xã hội.

hue

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế trao chứng nhận và chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp. Ảnh Đức Tài

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành Trung ương, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các Quy hoạch đã công bố, cũng như các Nghị quyết số 26 và số 54 của Bộ Chính trị. Thừa Thiên - Huế sẽ sớm là thành phố trực thuộc trung ương; trở thành đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; trung tâm kinh tế biển mạnh, trung tâm lớn của cả nước về KHCN, giáo dục và đào tạo; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao; đóng góp tích cực vào phát triển KTXH vùng duyên hải Trung Bộ và cả nước.

Cũng tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư cho 21 dự án.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ