Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thiếu thịt lợn, nếu cần thiết sẽ nhập khẩu

Nhàđầutư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, dù ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, Việt Nam vẫn không thiếu thịt lợn và nếu cần thiết sẽ nhập khẩu.
PHƯƠNG LINH
23, Tháng 12, 2019 | 22:15

Nhàđầutư
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, dù ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, Việt Nam vẫn không thiếu thịt lợn và nếu cần thiết sẽ nhập khẩu.

Chiều 23/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019, triển khai kế hoạch công tác năm 2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, năm 2019, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn, đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh nông sản hàng hóa còn yếu, đặc biệt lại chịu tác động lớn bởi dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng trên cả nước, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi.

Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu chuỗi giá trị, đổi mới mô hình tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội.

Nhờ vậy, năm 2019, ngành nông nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Ước tính tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2%; trong đó, thủy sản tăng cao 6,12%, lâm nghiệp tăng khá 3,98%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 54%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt kỷ lục mới với 41,3 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 41,85%.

hoi-nghi-tong-ket-bo-nn

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019, triển khai kế hoạch công tác năm 2020 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trong năm 2019, Bộ NN&PTNT đã chủ động rà soát, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, cơ cấu sản xuất phù hợp, dựa trên lợi thế, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng. Thặng dư thương mại nông lâm thủy sản tăng cao. Tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, doanh nghiệp phát triển mạnh, trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hình thành các chuỗi liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, ngành NN&PTNT năm 2019 tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ mới là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và đổi mới mô hình tăng trưởng; vượt qua thách thức, khai thông thị trường xuất nhập khẩu; môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ.

Đồng thời, Bộ đã hoàn thành và vượt 3/4 chỉ tiêu, đó là: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3%; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 41,85%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 54%, có 111 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chỉ tiêu đạt thấp là tăng trưởng GDP 2,2% (chủ yếu do bệnh dịch tả lợn châu Phi làm giảm khoảng 1,1% tăng trưởng toàn ngành).

Bên cạnh những nỗ lực vượt qua khó khăn trong năm 2019, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế và nhiều thách thức cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Đó là cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu. Sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị chưa trở thành phổ biến, chủ đạo. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế còn thấp, tổn thất sau thu hoạch còn cao.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu chững lại do giá xuất khẩu của nhiều nông sản chủ lực giảm, nhất là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm. Tiến độ để giải quyết “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản chậm. Sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cháy rừng tiếp tục diễn ra; trong khi nguồn lực còn rất hạn chế, giải ngân vốn đầu tư công chưa cao…

Ngoài ra, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ngành; quản lý an toàn thực phẩm vẫn rất khó khăn, phức tạp.

Năm 2020, Bộ NN&PTNT xác định toàn ngành “Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh”.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đặt ra một số chỉ tiêu cơ bản năm 2020 của ngành là: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt từ 2,8 - 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản khoảng 2,9 - 3,05%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 42%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%; ít nhất 121 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%; thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 17.000 HTX NN (cao hơn 2.000 HTX so với chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao).

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, nước ta có đến 60% người dân sống ở nông thôn và 40% ở đô thị. Do đó, nếu như mất mùa, dịch bệnh lớn thì khó có thể cứu một cách đồng bộ đời sống của người dân. Thủ tướng nhận định, ngành nông nghiệp là lĩnh vực nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 2019 là một năm đầy khó khăn thách thức đối với ngành nông nghiệp, nhưng đạt được nhiều thành quả toàn diện.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ 3 thách thức lớn nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt: Cạnh tranh quyết liệt trong thương mại toàn cầu, xu hướng bảo hộ, chiến tranh thương mại có nhiều phức tạp. Dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi và bệnh sâu keo mùa thu trên thực vật. 

Biến đổi khí hậu, diễn biến cực đoan của thời tiết: Nắng nóng kéo dài bất thường gây hạn, cháy rừng, thiếu hụt lượng mưa lớn gây hạn, mặn cuối năm. 

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã có nhiều điểm sáng, đạt nhiều mục tiêu xuất sắc, vượt 3/4 chỉ tiêu Chính phủ giao, chỉ có một chỉ tiêu không đạt là tăng trưởng GDP do dịch tả lợn châu Phi bị thiệt hại nặng nề. Các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi được tăng cường, xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 

"Năm 2019 chúng ta đã thắng lợi toàn diện, quy mô nền kinh tế tăng lên, vĩ mô ổn định và lần đầu tiên Việt Nam chính thức xuất khẩu trên 41,3 tỷ USD, trong đó xuất siêu gần 10 tỷ USD, xóa đói giảm nghèo được quan tâm đặc biệt", Thủ tướng nhấn mạnh.

Khẳng định kết quả này, đồng thời Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp, người dân phải ủng hộ xuất khẩu chính ngạch, phải nhận thức rõ không thể làm theo cái cũ. Thủ tướng cũng biểu dương những doanh nghiệp lớn như Masan, TH cam kết sản xuất kinh doanh ưu tiên người Việt, vì người Việt.

Dẫn các con số chứng tỏ lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng trưởng mạnh (đã có 45 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, 15.300 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có gần 73% số HTX hoạt động hiệu quả; tổng số doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào nông nghiệp là 12.581 doanh nghiệp, tăng 36,2%; năm 2019 có 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khánh thành, đi vào hoạt động, Thủ tướng cho rằng, đây sẽ là động lực cho ngành nông nghiệp đạt được những bước tiến mới.

Thủ tướng cũng đánh giá cao sự chủ động, tham mưu, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi nên đã đạt hiệu quả tích cực rõ rệt.

Nhờ vậy, tuy thiệt hại khoảng hơn 342.000 tấn thịt lợn nhưng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145 nghìn tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả), gia súc lớn tăng 4,2%... 

Thủ tướng đánh giá cao việc thời gian vừa qua Bộ NN&PTNT đã tổ chức thành công thực hiện công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và giữ được 25 triệu con lợn. Vì thế, con số này cần đưa ra cho người nào nâng giá thịt lợn lên để họ biết rằng Việt Nam không thiếu thịt lợn và nếu cần thiết thì chúng ta sẽ nhập khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ