Đối thoại với 1.000 doanh nghiệp, Thủ tướng: 'Khuyến khích doanh nghiệp chỉ rõ bộ, ngành gây phiền hà, cản trở'

Sáng nay 23/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 1.000 doanh nghiệp. Tại buổi đối thoại, Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp chỉ rõ "bộ, ngành, văn bản nào đã gây phiền hà, cản trở".
PV
23, Tháng 12, 2019 | 10:51

Sáng nay 23/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 1.000 doanh nghiệp. Tại buổi đối thoại, Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp chỉ rõ "bộ, ngành, văn bản nào đã gây phiền hà, cản trở".

thu-tuong

Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ và một số doanh nhân bên lề Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp sáng nay 23/12.

Tại buổi đối thoại với doanh nghiệp lần thứ ba kể từ đầu nhiệm kỳ, sáng nay (23/12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nhìn nhận, doanh nghiệp yếu kém chắc chắn có "trách nhiệm của Nhà nước". Vì thế, Thủ tướng muốn nghe nhiều hơn nữa ý kiến về cải cách thủ tục hành chính, thể chế, thanh, kiểm tra... 

Sắp tiến sát mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020

Ngoài nêu rõ thách thức trong bối cảnh khó khăn kinh tế, chiến tranh thương mại, Thủ tướng đề nghị nêu rõ "địa chỉ" cơ quan nào gây phiền hà, văn bản của Bộ, ngành nào gây cản trở cho doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng liên tục từ đầu nhiệm kỳ, trung bình hơn 126.000 doanh nghiệp mỗi năm. Năm 2019, dự kiến đạt 136.000 doanh nghiệp lập mới, tổng vốn đăng ký khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. Hiện, cả nước có khoảng 760.000 doanh nghiệp, tiến sát mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. 

Nhìn nhận số doanh nghiệp không ngừng tăng tạo nguồn lực lớn song Thủ tướng cho rằng vẫn còn nhiều trở ngại trên đường phát triển. "Chính phủ thấm thía khi mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, phá sản, trong đó nhiều doanh nghiệp tên tuổi bị đào thải", Thủ tướng nói.

"Chúng ta sẽ tiếp tục hành động, hành động gấp để tháo gỡ nút thắt giúp doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, nhưng phát triển bền vững", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. 

Cùng đó, Thủ tướng cũng mong các doanh nghiệp sẽ hiến kế cho Chính phủ để hoàn thành mục tiêu năm 2020 và 5 năm tới.

Thông tin với các doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết, năm 2019 tăng trưởng kinh tế sẽ cán mốc trên 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao 6,6-6,8%. Ngoài ra, lần đầu tiên Việt Nam cán đích xuất nhập khẩu hai chiều trên 500 tỷ USD, thâm hụt ngân sách và nợ công giảm đáng kể, từ hơn 64% GDP năm 2016 giảm về 56% GDP. Nguồn vốn lớn đã rót vào đầu tư cơ sở hạ tầng.

2019 cũng là năm Việt Nam thu hút được hơn 32 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, giải ngân được trên 17 tỷ USD, cao nhất trong những năm gần đây. Cùng đó tầng lớp trung lưu tăng nhanh, khoảng 15% và dự báo tăng lên 50% vào năm 2020.

Những kết quả này, theo Thủ tướng, nhờ sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. "Không thể có doanh nghiệp tầm cỡ nếu thiếu những cá nhân xuất sắc. Không thể có quốc gia hùng cường nếu thiếu những doanh nghiệp tầm cỡ", Thủ tướng nói.

Năm 2016, Thủ tướng có cuộc đối thoại lần thứ nhất với doanh nghiệp ngay khi vừa nhậm chức và sau đó, Chính phủ đã lần đầu tiên ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Một năm sau đó ông có cuộc gặp gỡ lần thứ 2 với các doanh nghiệp tại Hà Nội. Và ngay tại hội nghị, Thủ tướng đã ký chỉ thị yêu cầu không được thanh tra, kiểm tra quá một lần một năm.

Mong doanh nghiệp chia lửa, hiến kế với Chính phủ

Trước những thách thức, khó khăn trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu suy giảm, chiến tranh thương mại, rào cản ở các hiệp định thương mại, thách thức từ cách mạng công nghiệp 4.0, người đứng đầu Chính phủ mong muốn các lãnh đạo doanh nghiệp hiến kế.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ sẽ đóng vai trò kiến tạo, hỗ trợ để doanh nghiệp tăng sức đề kháng, nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua thách thức.

Thủ tướng mong doanh nghiệp đóng góp các giải pháp nâng cao tỷ lệ nội hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt có thể phản ánh kết quả của các cuộc gặp gỡ trước đây đã khá hơn hay không. Doanh nghiệp có thể phản ánh sự trì trệ ở các thành phố lớn.

Người đứng đầu Chính phủ mong muốn các doanh nghiệp hiến kế để nâng cao sự tương tác các bộ ngành, địa phương, để thu hút đầu tư. Doanh nghiệp có thể chia sẻ sáng kiến hay, mô hình hay của ngành hàng mình, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Song song với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh doanh nghiệp không được làm ẩu, vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, tòa án cần thực sự trận trọng quyền con người, quyền công dân, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản… theo Hiến pháp và pháp luật.

“Chính phủ sẽ lắng nghe, tiếp thu trên tinh thần cởi trói, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp. Sau hội nghị Chính phủ sẽ có một nghị quyết riêng để định hướng tháo gỡ cho doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ