Thỏa thuận bí mật về dầu mỏ giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út
Sau khi các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út thúc đẩy cắt giảm sản lượng dầu bất chấp chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, các quan chức Hoa Kỳ cho rằng họ đã bị lừa.
Vừa qua, khi Tổng thống Joe Biden lên kế hoạch cho một chuyến đi đầy rủi ro chính trị tới Ả Rập Xê Út vào mùa hè này, các trợ lý hàng đầu của ông nghĩ rằng họ sẽ đạt được một thỏa thuận bí mật để tăng sản lượng dầu vào cuối năm nay. Một thỏa thuận có thể giúp biện minh cho việc phá vỡ cam kết tranh cử của ông Biden rằng sẽ "nghỉ chơi" với vương quốc dầu mỏ và thái tử Mohammed bin Salman.
Câu chuyện diễn ra không như mong đợi của Hoa Kỳ
Ông Biden đã thực hiện chuyến đi. Nhưng vào đầu tháng này, Ả Rập Xê Út và Nga đã chỉ đạo nhóm các nước sản xuất dầu mỏ bỏ phiếu để cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng mỗi ngày. Điều này trái ngược với kết quả mà chính quyền cho rằng họ đã được đảm bảo khi Đảng Dân chủ đang phải đối phó với lạm phát và giá nhiên liệu cao gần giai đoạn diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Chuyến thăm Ả Rập Xê Út của ông Biden vào tháng 7 vừa qua. Ảnh: NYT.
Động thái này khiến các quan chức chính quyền Biden tức giận đánh giá lại mối quan hệ của Hoa Kỳ với vương quốc dầu mỏ và tạo ra một loạt các tuyên bố cáo buộc nhau giữa hai chính phủ - bao gồm cả cáo buộc của Nhà Trắng rằng Ả Rập Xê Út đang giúp Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã được thông báo về lợi ích của chuyến đi trong các cuộc họp giao ban mật và những cuộc bàn thảo khác bao gồm các chi tiết của thỏa thuận dầu mỏ - chưa được tiết lộ trước đó và được cho là sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng dầu từ tháng 9 đến tháng 12. Điều này khiến Thái tử Mohammed bin Salman bị cáo buộc là đã lừa đảo các quan chức Nhà Trắng.
Những thông tin được đưa ra dựa trên các cuộc phỏng vấn với các quan chức Hoa Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh, cũng như các chuyên gia Trung Đông có kiến thức về các cuộc thảo luận giữa hai quốc gia.
Điều đã xảy ra trong nửa năm qua là một câu chuyện về những thỏa thuận miệng, mơ tưởng, những tín hiệu bị bỏ lỡ và sự oán trách vì không giữ lời hứa. Khác xa với việc xây dựng lại mối quan hệ với một nhà lãnh đạo mà ông Biden đã từng coi như một "kẻ hạ đẳng" sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, kết quả của chuyến thăm lại là một điểm rơi nữa trong mối quan hệ vốn đã hỗn loạn giữa Hoa Kỳ với Ả Rập Xê Út.
Những tình tiết cũng tiết lộ về cách Ả Rập Xê Út, dưới sự lãnh đạo của vị thái tử đầy tham vọng, mong muốn loại bỏ một số phụ thuộc lâu năm của mình vào Hoa Kỳ. Thái tử Mohammed bin Salman đang cố gắng định vị Ả Rập Xê Út như một cường quốc riêng.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết, vài ngày trước quyết định của OPEC+, họ thậm chí đã nhận được sự đảm bảo từ thái tử là sẽ không cắt giảm sản lượng. Và khi biết được "quay đầu" của Ả Rập Xê Út, họ đã thực hiện một nỗ lực cuối cùng vô ích để thay đổi quan điểm của đất nước này.
Trong một tuyên bố, Bộ Năng lượng Ả Rập Xê Út cho biết rằng "Vương quốc bác bỏ những cáo buộc này và nhấn mạnh rằng những phân tích do các nguồn ẩn danh đưa ra là hoàn toàn sai sự thật". Bộ này cho biết thêm, "Các quyết định của OPEC+ được đưa ra bởi sự đồng thuận của tất cả các thành viên và xác định chỉ với các nguyên tắc cơ bản của thị trường, chứ không phải chính trị".
Các quan chức Nhà Trắng thừa nhận họ rất tức giận và bất ngờ trước những gì họ gọi là "sự quay đầu" của Ả Rập Xê Út, nhưng khẳng định chiến lược tổng thể của họ để giảm chi phí năng lượng đang hiệu quả.
Ngày 24/10, Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bà Adrienne Watson nói: "Chúng tôi có bất đồng với Ả Rập Xê Út về việc cắt giảm sản lượng gần đây nhất, nhưng chính sách năng lượng của chúng tôi luôn tập trung vào giá chứ không phải số lượng thùng dầu. Và chính sách đó đang thành công với giá dầu thô giảm hơn 30% chỉ trong năm nay".
Cùng lúc, các quan chức Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị cho một đợt tăng giá có thể xảy ra vào tháng 12, nếu lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu Nga có hiệu lực và Ả Rập Xê Út từ chối tăng sản lượng dầu để bù đắp cho việc giảm nguồn cung dự kiến. Các quan chức nói rằng đó sẽ là một dấu hiệu chắc chắn rằng Ả Rập Xê Út đang giúp đỡ người Nga bằng cách phá hoại kế hoạch của Mỹ và châu Âu.
Đặc phái viên về năng lượng của Tổng thống Biden, ông Amos Hochstein nói: "Mặc dù chúng tôi rõ ràng không đồng ý với quyết định của OPEC+ vào đầu tháng 10, nhưng chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc tiếp tục làm việc và giao tiếp với Ả Rập Xê Út cùng các nhà sản xuất khác để đảm bảo thị trường năng lượng toàn cầu ổn định và công bằng".
Một số nhà phân tích cho rằng các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út đã hiểu nhầm lẫn nhau về cả động lực của thị trường dầu mỏ và các vấn đề địa chính trị xung quanh Nga, và rằng chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xem tại sao mọi thứ diễn ra không như ý muốn của họ.

Cuộc họp giữa Tổng thống Joe Biden và Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: NYT.
Học giả tại Viện các quốc gia vùng Vịnh ở Washington, ông Hussein Ibish cho biết: "Việc hiểu bản chất cách mà Ả Rập Xê Út ra quyết định ngay bây giờ cũng giống như ‘tình thân của những người anh em xã hội chủ nghĩa’[Kremlinology]. Đó trở thành vấn đề của một số ít những người xung quanh nhà vua và thái tử". Ông nói thêm: "Ngay cả những người có nhiều thông tin nhất ở Hoa Kỳ cũng thường không biết vì sao".
(Một số nhà nghiên cứu và phân tích chính trị, chính sách của Nga [Kremlinology] nghiên cứu về Liên Xô cho rằng nụ hôn và cái ôm chỉ xảy ra giữa các lãnh đạo Cộng sản với nhau. Còn cái bắt tay xuất hiện khi mối quan hệ 2 nước xuống thấp không thân thiết nữa).
Nhà Trắng đã chỉ ra rằng họ có thể sẽ tìm kiếm biện pháp trừng phạt quyết định của Ả Rập Xê Út. Một số đảng viên Dân chủ trong nghị viện đang thúc đẩy việc giảm bớt một số quan hệ quân sự và kinh tế với vương quốc dầu mỏ. Ngay cả một số người ủng hộ trung thành nhất của tổng thống cũng gọi những tình tiết trên là một ví dụ về việc chính quyền hy sinh các nguyên tắc để đạt được hiệu quả chính trị.
Hạ nghị sĩ Gerald E. Connolly, đảng viên Đảng Dân chủ tại bang Virginia và là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho biết: "Hiện tại có một mức độ lúng túng khi người Ả Rập Xê Út vui vẻ đi trên con đường của họ".
Cú đấm tay đầu tiên tại Jeddah
Các quan chức chính quyền Biden đã bắt đầu lên kế hoạch vào mùa xuân để tổng thống thực hiện một cuộc gặp thượng đỉnh ở Ả Rập Xê Út trong khi đi thăm Israel vào mùa hè. Họ biết rằng một chuyến đi như vậy sẽ mang lại những lời chỉ trích. Vì trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Biden đã tố cáo Thái tử Mohammed. Ông cũng đã ra lệnh giải mật một bản đánh giá tình báo rằng có khả năng Thái tử đã ra lệnh xử tử nhà báo Khashoggi. Ông còn từ chối việc sẽ gặp trực tiếp thái tử Ả Rập Xê Út trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Nhưng một số phụ tá của tổng thống đã nhìn thấy lợi ích cả ngắn hạn và dài hạn của chuyến đi và đã âm thầm cố gắng sửa chữa mối quan hệ. Họ nói rằng điều quan trọng là phải làm việc với vương quốc dầu mỏ về cuộc chiến Yemen và Iran, đồng thời mở rộng sự hoan nghênh Israel trong khu vực. Ngay lập tức, họ tin rằng chuyến đi có thể củng cố cam kết của Ả Rập Xê Út nhằm thuyết phục OPEC tăng sản lượng dầu vì cuộc chiến Nga - Ukraine đã dẫn đến giá nhiên liệu toàn cầu tăng vọt.
Những người ủng hộ hàng đầu cho chuyến thăm, bao gồm ông Hochstein và Brett McGurk, quan chức hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia về chính sách Trung Đông, đã gặp Thái tử Mohammed và các cố vấn của ông vào mùa xuân. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết vào tháng 5, họ đã đạt được một thỏa thuận dầu khí riêng với Ả Rập Xê Út bao gồm 2 phần.
Đầu tiên, Ả Rập Xê Út sẽ đẩy nhanh mức tăng sản lượng của OPEC+ lên 400.000thùng/ngày. Điều này đã được lên kế hoạch cho tháng 9 nhưng sẽ chuyển sang tháng 7 và tháng 8. Sau đó, Ả Rập Xê Út sẽ yêu cầu khối thông báo tăng sản lượng thêm 200.000 thùng/ngày cho mỗi tháng từ tháng 9 đến tháng 12 năm nay.
Vào ngày 2/6, OPEC+ thông báo họ sẽ tăng sản lượng dự kiến vào tháng 9 – đáp ứng phần đầu tiên của thỏa thuận bí mật. Cùng ngày, Nhà Trắng thông báo ông Biden sẽ sớm có chuyến công du tới Ả Rập Xê Út.

Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman. Ảnh: NYT.
Các nhà lập pháp đảng Dân chủ vẫn hoài nghi về những nỗ lực trong việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Hạ nghị sĩ Adam Schiff, đảng viên Dân chủ bang California và chủ tịch ủy ban tình báo Hạ viện, nói công khai rằng ông Biden không nên đến vương quốc này. Vào ngày 7/6, ông và 5 thành viên cấp cao khác của Hạ viện đã gửi một lá thư cho ông Biden, thúc giục ông thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn đốivới Ả Rập Xê Út.
Họ nói vấn đề trước mắt nhất là "việc Ả Rập Xê Út từ chối ổn định thịtrường năng lượng toàn cầu là giúp ông Vladimir Putin ở Ukraine". Nhà Trắng đã đồng ý cung cấp cho các nhà lập pháp tóm lược của những cuộc họpmật về các nỗ lực ngoại giao của họ trong một loạt vấn đề, bao gồm chiến tranh Yemen, quan hệ của Iran và Ả Rập Xê Út với Israel.
Trong các cuộc họp giao ban vàhội đàm với các thành viên của ủy ban đối ngoại và tình báo nghị viện, ông McGurk và ông Hochstein đã đưa ra các yếu tố của một loạt các thỏa thuận mà họ đã làm trung gian với Ả Rập Xê Út, bao gồm cả việc tăng sản lượng dầu nhằm hạ giá.Ông McGurk cho biết trong một tuyên bố rằng ngoại giao với Ả Rập Xê Út chủ yếu nhằm mục đích xây dựng ổn định và thịnh vượng ở Trung Đông, "từ việc thiết lập một thỏa thuận ngừng bắn ở Yemen để chống lại Iran đến thúc đẩy liên kết giữa các khuvực, bao gồm cả với Israel".
Đối với các nhà lập pháp đảng Dân chủ tham dự cuộc họp, biểu hiện của cam kết dầu mỏ từ Ả Rập Xê Út hứa hẹn sẽ giải vây cho cả người tiêu dùng Hoa Kỳ đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát, lẫn ông Biden và đảng Dân chủ khi họ tiến vào cuộc bầu cử tháng 11. Giá dầu đã từ từ giảm xuống vào thời điểm ông Biden đến Jeddah, Ả Rập Xê Út, vào ngày 15/7 để dự cuộc gặp với Thái tử Mohammed và các nhà lãnh đạo Ả Rập khác.
Hình ảnh tổng thống Mỹ đấm nắm tay với thái tử Ả Rập Xê Út mà ông từng miệt thị kéo dài trong chuyến đi. Nhưng đằng sau hậu trường, các quan chức Nhà Trắng tin rằng ít nhất họ đã củng cố các cam kết của Ả Rập Xê Út trên một số mặt trận. Các quan chức Ả Rập Xê Út dường như háo hức để chứng minh với người Mỹ rằng họ đã thực hiện đúng cam kết của mình.
Trong hội nghị thượng đỉnh, họ đã đưa cho các thành viên trong phái đoàn của ông Biden một biểu đồ cho thấy giá dầu đã giảm xuốngcòn 101 USD/thùng, giảm từ hơn 120 USD/thùng sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu. Vương quốc dầu mỏ sẽ sớm bơm hơn 11 triệu thùng mỗi ngày, mức mà họ đã bơm chỉ vài tháng trong rất nhiều năm qua.
Bất ngờ trong tháng 10
Hoa Kỳ rời hội nghị thượng đỉnh với niềm tin rằng thỏa thuận đang đi đúng hướng và Thái tử Mohammed đã hài lòng. Nhưng ở Riyadh, các quan chức hàng đầu đã nói riêng với những người khác rằng họ không có kế hoạch tăng sản lượng dầu lên một mức có ý nghĩa hơn nữa.
Thật vậy, cảnh báo công khai đầu tiên về điều này được đưa ra vào ngày 3/8, khi OPEC+ thông báo sản lượng tăng nhẹ trong tháng 9 là 100.000 thùng/ngày - một nửa so với những gì các quan chức Hoa Kỳ tin rằng Ả Rập Xê Út đã hứa với họ. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ không hiểu tại sao quyết định đó lại được đưa ra.
Sau đó, vào ngày 5/9, OPEC+ thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày - rút lại mức tăng mà họ đã công bố một tháng trước đó. Sau đó, các quan chức Hoa Kỳ ngày càng bối rối và lo ngại về hướng đi của Ả Rập Xê Út.
Vào cuối tháng 9, các quan chức Mỹ bắt đầu nghe tin rằng Ả Rập Xê Út có thể yêu cầu OPEC+ thông báo cắt giảm sâu sản lượng dầu tại cuộc họp dự kiến vào ngày 5 tháng 10. Các quan chức Mỹ đã dồn dập hành động để khiến Thái tử Mohammed thay đổi nước đi của mình.
Vào ngày 24/9, các quan chức Hoa Kỳ trực tiếp gặp Thái tử Mohammed và anh trai của ông là hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng năng lượng Ả Rập Xê Út. Theo các quan chứa Hoa Kỳ thì trong cuộc họp, Thái tử Mohammed đảm bảo rằng sẽ không có việc cắt giảm sản lượng. Nhưng 4 ngày sau đó, Nhà Trắng được biết thái tử đã làm ngược lại: các quan chức Ả Rập Xê Út thông báo với Hoa Kỳ rằng Ả Rập Xê Út sẽ tiếp tục việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp OPEC+ diễn ra ở Vienna.

Cuộc họp vào năm 2019 giữa ông Vladimir Putin và Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: NYT.
Nhà Trắng đã cử Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói chuyện qua điện thoại với Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út Mohammed al-Jadaan, để phản đối việc cắt giảm sản lượng. Nhưng điều đó đã không thể lay chuyển được Ả Rập Xê Út. Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng Thái tử Mohammed bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cuộc họp cấp cao ngày 27/9. Trong đó, Bộ trưởng Năng lượng Hoàng tử Abdulaziz lập luận rằng cần phải cắt giảm sản lượng dầu để giữ giá không giảm mạnh xuống mức 50 USD/thùng.
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ được biết Thái tử Abdulaziz khẳng định rằng, theo kịch bản (cắt giảm) như vậy, chính phủ Ả Rập Xê Út sẽ thiếu nguồn lực để tài trợ cho các dự án đa dạng hóa kinh tế trọng tâm trong chương trình nghị sự của Thái tử Mohammed.
Một số quan chức Hoa Kỳ tin rằng người Nga đã ảnh hưởng đến việc Ả Rập Xê Út "quay đầu". Họ chỉ ra mối quan hệ công việc bền chặt của Hoàng tử Abdulaziz với các quan chức hàng đầu của Nga thân cận với ông Putin, đặc biệt là Alexander Novak, phó thủ tướng phụ trách chính sách năng lượng. Các quan chức Ả Rập Xê Út kịch liệt phủ nhận việc sát cánh với Nga và nói rằng họ coi mình như một bên hòa giải trung lập trong cuộc chiến Nga - Ukraine.
Một số quan chức Hoa Kỳ nói rằng câu trả lời cho việc Riyadh có thực sự sát cánh với Moscow hay khôngsẽ được đưa ra vào ngày 4/12, khi OPEC+ dự kiến nhóm họp lại. Nhà Trắng đang làm việc với các đồng minh châu Âu để thực hiện lệnh cấm vận mộtphần và áp trần giá bán dầu của Nga bắt đầu từ tháng 12.
Mục tiêu của họ là tước đoạt tài nguyên của Moscow và gia tăng sức ép buộc ông Putin phải chấm dứt xung đột ở Ukraine, đồng thời giữ ổn định nguồn cung dầu toàn cầu. Nhưng có yếu tố quan trọng trong những quyết định của Ả Rập Xê Út. Nếu họ từ chối tăng sản lượng tại cuộc họp tháng 12 - khoảng thời gian mà dầu Nga có thể bị cấm trên thị trường - giá dầu có thể tăng cao, làm suy yếu nỗ lực của ông Biden chống lại Nga và làm tăng thêm lạm phát toàn cầu.
Ngày 24/10, phát biểu trên sân khấu tại diễn đàn đầu tư hàng năm ở Riyadh, Hoàng tử Abdulaziz cho biết vương quốc dầu mỏ sẽ làm những gì có lợi nhất cho mình. Ông nói: "Tôi đang tiếp tục lắng nghe, ‘Bạn ở bên chúng tôi hay chống lại chúng tôi?' Liệu có chỗ nào cho câu 'Chúng tôi vì Ả Rập Xê Út và người dân Ả Rập Xê Út' không?... Chúng tôi sẽ phải thực hiện những mong muốn của mình".
- Cùng chuyên mục
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
Trung tâm xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt chưa được UBND TP. Cần Thơ cho thuê đất tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3), chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng đã ký hợp đồng cho thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cho 2 doanh nghiệp, với diện tích 7,01 ha.
Sự kiện - 08/05/2025 06:59
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
Công bố PCI 2024: Lần đầu tiên Hải Phòng giữ vị trí quán quân
Với số điểm 74,84, lần đầu tiên Hải Phòng vươn lên vị trí quán quân trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI).
Sự kiện - 06/05/2025 13:13
Tháo điểm nghẽn thể chế kinh tế tư nhân - từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đến sửa đổi Hiến pháp
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên, một văn kiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là "một bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Sự kiện - 06/05/2025 10:59
Chủ tịch Quốc hội: Từ ngày 6/5 lấy ý kiến Nhân dân về sửa Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu bắt đầu từ ngày 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 06/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
3
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago