Thị trường tiền điện tử nổi sóng sau kế hoạch tăng lãi suất của Fed

Nhàđầutư
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho những biến động dữ dội của Bitcoin và những đồng tiền điện tử khác trong bối cảnh các chính sách "diều hâu" hơn của Fed khi cơ quan này tung tin đã sẵn sàng kế hoạch bắt đầu tăng lãi suất.
MẠNH QUÂN
18, Tháng 02, 2022 | 09:15

Nhàđầutư
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho những biến động dữ dội của Bitcoin và những đồng tiền điện tử khác trong bối cảnh các chính sách "diều hâu" hơn của Fed khi cơ quan này tung tin đã sẵn sàng kế hoạch bắt đầu tăng lãi suất.

Thị trường tiền điện tử lâu nay có truyền thống biến động mạnh và khó dự đoán trước. Loại tiền này đã bắt đầu năm 2022 đầy khó khăn khi chứng kiến Bitcoin - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới sụt giảm nửa giá trị, xuống dưới mốc 36.000 USD.

Khi các nhà đầu tư vẫn chưa kịp vui với sự hồi phục của tiền kỹ thuật số, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại tuyên bố đã lập kế hoạch bắt đầu tăng lãi suất và cắt giảm hàng nghìn tỷ USD tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Theo biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất được công bố hôm 16/2, một số quan chức Fed bày tỏ lo ngại về sự ổn định tài chính Mỹ và họ cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra rủi ro lớn. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed, đã quyết định sau cuộc họp rằng họ sẽ không tăng lãi suất ngay nhưng khả năng cao sẽ có một đợt tăng lãi suất sớm vào tháng 3.

tien-dien-tu-bitcoin-16188358737041315618357-1156

Thị trường tiền điện tử rực lửa sau tin Fed chuẩn bị tăng lãi suất. Ảnh: CNBC

Biên bản cuộc họp không nhắc đến việc thảo luận tăng lãi suất bao nhiêu, tuy nhiên trước đó tại cuộc họp báo sau cuộc họp ngày 25 - 26/1, Chủ tịch Fed Jerome Powell không loại trừ một chu kỳ tăng lãi suất mạnh tay, có lúc tăng 0,5 điểm phần trăm.

Ngoài thảo luận về lãi suất, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang còn đặt ra các quy trình thu hẹp bảng cân đối kế toán đang ở mức gần 9.000 tỷ USD, trong đó cân nhắc giải phóng phần lớn trái phiếu mà họ đã mua vào nhằm kích thích kinh tế trong thời dịch.

Tháng 3 cũng là tháng mà Fed dự kiến chấm dứt chương trình mua vào tài sản hàng tháng và một số quan chức tham gia cuộc họp chính sách mong muốn kết thúc chương trình này sớm hơn.

Tiền điện tử ngập trong sắc đỏ

Theo dữ liệu từ Coinmarketcap lúc 8h sáng 18/2, thị trường tiền điện tử đều sụt giảm mạnh sau thông tin tiêu cực từ Fed. Theo đó, giá Bitcoin giảm 7,92% so với 24h trước đó xuống 40.500 USD/đồng. Giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin rời xa mốc 800 tỷ USD, xuống còn 768 tỷ USD.

Tương tự, các đồng tiền mã hóa khác cũng trượt dốc, giá Ethereum - đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới đã giảm 8,41% so với 24h trước, xuống 2.878 USD/đồng.

Trong khi đó, đồng Shiba Inu, vốn được xem là "cơn điên" khi tăng nóng trong thời gian qua cũng sụt giảm đáng kể, hiện đồng này giao dịch ở mức 0,000028 USD, giảm 8,9% so với ngày hôm qua.

https___d1e00ek4ebabms.cloudfront.net_production_b0ced522-51f8-4234-a613-9f84b9d05371

Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên 17/2 mất 94,75 điểm, tương đương 2,12%, xuống 4.380,26. Ảnh: AP

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng trở nên hỗn loạn sau thông báo của Fed, Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên 17/2 mất 94,75 điểm, tương đương 2,12%, xuống 4.380,26. Trước đó, chỉ số này gần như đi ngang sau phiên giao dịch ngày 16/2, khi nhà đầu tư đánh giá cập nhật mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tình trạng xây dựng quân đội của Nga gần biên giới Ukraine.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 622,24 điểm, tương đương 1,78%, xuống 34.312,03 và Nasdaq Composite giảm 407,38 điểm, tương đương 2,88% xuống 13.716,72.

Khoảng 85% cổ phiếu trong S&P 500 điểm chuẩn đóng cửa ở mức thấp hơn. Lĩnh vực công nghệ là lực cản lớn nhất đối với chỉ số, cùng với các cổ phiếu truyền thông và các công ty dựa vào chi tiêu của người tiêu dùng. Microsoft giảm 2,9%, Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook) giảm 4,1% và Nike giảm 2,5%.

Mối tương quan giữa Bitcoin và S&P 500 - đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 31 tháng 1, theo dữ liệu của BofA Global Research - làm tiêu tan kỳ vọng của những người tin rằng có thể sử dụng tiền điện tử như một hàng rào chống lại sự hỗn loạn của thị trường.

Thị trường bất ổn

Thị trường đã bất ổn cả tuần do căng thẳng ở Ukraine và khả năng xảy ra xung đột quân sự ở châu Âu đã làm cho giao dịch trên thị trường năng lượng biến động. Nga là nhà sản xuất năng lượng lớn và một cuộc xung đột quân sự có thể làm gián đoạn nguồn cung và thị trường sôi động. 

Căng thẳng về Ukraine làm gia tăng thêm những lo lắng của các nhà đầu tư khi Fed lên kế hoạch tăng lãi suất để chống lại lạm phát gia tăng liên tục.

Biên bản cuộc họp mới nhất của các quan chức Fed được công bố mới nhất cho thấy, hầu hết các nhà hoạch định chính sách cho rằng tốc độ tăng nhanh hơn của lãi suất chuẩn ngắn hạn "có thể sẽ được đảm bảo".

Thị trường bất ổn thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản trú ẩn như nợ chính phủ và vàng. Lợi tức trái phiếu giảm và kéo các ngân hàng giảm theo. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm từ 2,04% xuống 1,97% vào cuối ngày 16/2. Vàng đạt gần 1.900 USD / ounce, tăng 1,5%.

Lạm phát đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm và các công ty đã phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng và chi phí cao hơn bằng cách tăng giá thành phẩm cho người tiêu dùng. Nhiều người cũng đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng lợi nhuận, doanh số bán hàng và hoạt động nói chung vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ