Theo dấu sâm Ngọc Linh giả: Cách phân biệt thật - giả

Nhàđầutư
Hiện nay sâm Ngọc Linh thật rất khó gom được số lượng lớn. Nếu có người trồng thì cũng mới từ 6-7 năm nay, củ rất nhỏ. Về giá, sâm loại 2 củ 1 lạng đã 50 - 60 triệu/1kg, được trồng trên 10 năm. Dù khó phân biệt thật - giả, song nếu chịu khó tìm hiểu thì lại khá dễ dàng.
HOÀNG TÂN
18, Tháng 06, 2017 | 08:39

Nhàđầutư
Hiện nay sâm Ngọc Linh thật rất khó gom được số lượng lớn. Nếu có người trồng thì cũng mới từ 6-7 năm nay, củ rất nhỏ. Về giá, sâm loại 2 củ 1 lạng đã 50 - 60 triệu/1kg, được trồng trên 10 năm. Dù khó phân biệt thật - giả, song nếu chịu khó tìm hiểu thì lại khá dễ dàng.

ruou-gia

 "Rượu sâm Ngọc Linh" bán tràn lan trên thị trường

Người tiêu dùng không nên ham rẻ

Dạo quanh thị trường sâm tại thị trấn Đăk Tô và thành phố Kon Tum,  ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy là nếu sâm thật, thì không thể nào có nhiều, số lượng gần như là không hạn chế, và đặc biệt là không thể nào có giá “bèo” vậy.

Được biết, sâm thật hiện chỉ có trên núi Ngọc Linh thuộc địa phận hai huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Đây cũng là hai địa phương đang tập trung bảo tồn, nhân giống, để từng bước mở rộng sâm trên đỉnh Ngọc Linh, từng bước khẳng định thương hiệu sâm quốc gia.

Thế nhưng, với tình trạng như hiện tại, nạn sâm giả đang gây ảnh hưởng đến thương hiệu sâm thật. Thực tế đã có một số vụ mua bán sâm giả bị phát hiện. Gần đây như vụ chị Nguyễn Thị Hà ở thị trấn Tăc Pỏ, huyện Nam Trà My, Quảng Nam mua nhầm 6 kg sâm Ngọc Linh giả với giá 25 triệu đồng/1 kg. Sau  khi vụ việc bị phát hiện, người ta mới biết đây là một loại sâm được trồng ở miền núi phía Bắc, giáp với Trung Quốc, giá trị rất thấp, chỉ vào khoảng 1-2 triệu đồng/kg…

Một số vụ việc khác bị phát hiện cũng cho thấy, sâm giả danh Ngọc Linh còn được làm từ củ tam thất, thậm chí là cả củ ráy, bởi vì hình dạng khá tương đồng, rất khó phân biệt thật giả…

Vì vậy, về phía chính quyền địa phương, nếu không có giải pháp mạnh đối với các cơ sở bán sâm giả, có thể khiến thương hiệu sâm quốc gia sớm tiêu tan. Về phía người tiêu dùng thì cần hết sức tỉnh táo phân biệt thật giả, đặc biệt là không ham rẻ, ham củ sâm to.

Tại các vườn sâm trồng trên đỉnh Ngọc Linh, mỗi kg giá thấp nhất hiện nay cũng lên đến trên 40 triệu đồng. Về sản lượng, rất hiếm khi người trồng sâm khai thác nguyên củ và cây để bán, bởi vì họ giữ lại để khai thác hạt giống và lá, bởi riêng việc này đã giúp họ thu lợi rất nhiều, đó là chưa kể sâm càng để lâu năm thì củ càng lớn và giá trị càng cao. Vậy thì lấy đâu ra nguồn hàng để “mua bao nhiêu cũng có” với giá thấp khó tin như vậy?

Phân biệt sâm giả, sâm thật như thế nào?

Trao đổi với PV, ông Vương Văn Mười – Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum cho biết, hiện nay thì sâm thật rất khó gom được số lượng lớn… Nếu có người trồng thì cũng mới từ 6-7 năm nay, củ rất nhỏ và cũng đang nhân rộng diện tích chứ không bán, nên muốn mua số lượng lớn là không bao giờ có được. Ngay cả ở vùng rốn sâm cũng không bao giờ có cùng lúc vài chục kg sâm.Vậy còn giá sâm Ngọc Linh thì sao? Đa phần các điểm bán sâm trôi nổi đều có giá dưới 40 triệu đồng/mỗi kg, đặc biệt có nơi giá chỉ 8 triệu, vậy giá thật thì sao? Ông A Hành, Chủ tịch UBND xã Tê Xăng cho hay, hiện nay sâm trồng bình quân giá mỗi kg là hơn 50 triệu đồng. “Không thể là một kg 20 triệu được, cái đó mình không xác định được nó là cái gì nữa. Không hợp lý” – ông nói.

Muoi_edit

 

Nếu hôm nay mà tìm được một củ sâm nặng 3 lạng thì đã bán được trên 100 triệu. Còn loại 3 củ 1 kg các nhà thuốc đông y sẽ mua 300 triệu. Nhưng không còn nữa, không thể nào tìm ra được. Vì núi Ngọc Linh loại như thế này không còn nữa, nếu có cũng rất hiếm, không thể nào có sản lượng nhiều như vậy được.

Ông Vương Văn Mười - Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông

Từ nhiều năm nay, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là người khởi xướng và rất tâm huyết với việc xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh. Trải qua nhiều năm lăn lộn thực địa, ông là người am hiểu đến từng chân tơ kẻ tóc của sản vật quý hiếm này. Theo ông, hiện nay sâm loại 2 củ 1 lạng đã 56 triệu/1kg, được trồng trên 10 năm.

Cũng theo ông, rất khó để phân biệt sâm giả- thật. Nhưng nếu là người am hiểu sâm thì cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật lại rất dễ dàng. “Thường sâm thật thì cái mắc của nó không liên tục, mà phải zích zắc và có tai sâm, rễ rất mịn.  Tam thất hoang là loại củ nhìn rất giống sâm thật, người bán sâm giả thường sử dụng loại này để buôn bán. Nhưng để ý khi cắt ra nó có màu trắng. Còn sâm thật, nó có nhiều rễ con, cắt ra có một vàng tím, còn ở trong vàng ươm” – ông Bửu cho biết.

Ông Vương Văn Mười khẳng định nếu hôm nay mà tìm được một củ sâm nặng 3 lạng thì đã bán được trên 100 triệu. Còn loại 3 củ 1 kg các nhà thuốc đông y sẽ mua 300 triệu. “Nhưng không còn nữa, không thể nào tìm ra được. Vì núi Ngọc Linh loại như thế này không còn nữa, nếu có cũng rất hiếm, không thể nào có sản lượng nhiều như vậy được”.

Ông Hồ Quang Bửu trăn trở, “hiện nay giá trị sâm quá cao, cả về giá trị kinh tế và sử dụng, vì sâm chúng ta là một trong năm loại sâm quý của thế giới. Chính vì vậy, hàng giả làm nhiều cũng đúng thôi. Nhưng việc này sẽ rất nguy hiểm cho thương hiệu sâm quốc gia của chúng ta”…

Ông Vương Văn Mười quan ngại: “Sâm giả đưa từ ngoài Bắc vào là nguy cơ rất lớn, phá vỡ việc duy trì bảo vệ sâm Ngọc Linh thật. Vì vậy các ngành chức năng cần ngăn chặn ngay”. Ông Hồ Quang Bửu cũng tha thiết: “Tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Chính phủ, tỉnh và huyện vào cuộc mạnh mẽ việc này… Nếu không đúng là sâm Ngọc Linh thì chúng ta cần xử lý theo quy định pháp luật. Phải xử lý nhanh, gọn, rõ ràng để an lòng dân khi phát triển cây sâm Ngọc Linh”.

Được biết, hiện các ngành chức năng ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã có những động thái tích cực nhằm từng bước chấn chỉnh tình trạng sâm giả được mua bán tràn lan trên thị trường. Cũng từ đây, những vấn đề lớn hơn đã bắt đầu lộ diện, đó là tình trạng lạm dụng thương hiệu sâm Ngọc Linh để trục lợi. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng thương hiệu sâm quốc gia, vốn vẫn đang trên lộ trình thực hiện…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ