Thế mạnh Việt Nam, chào năm mới khó chồng khó
Vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn đang giẫm chân tại chỗ, nay thêm dịch bệnh corona sẽ khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu khó chồng khó.
Nhu cầu về trái cây sẽ giảm
Đề cập đến những tác động của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra tại buổi tọa đàm mới đây, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NN&PTNT, cho rằng, vấn đề lo lắng nhất của nông sản Việt Nam và người nông dân vẫn là vấn đề thị trường.
Theo ông Sơn, dịch cúm corona tác động tới nông nghiệp theo 2 hướng. Thứ nhất là cầu. Ông phân tích, hiện thị trường gần nhất và lớn nhất của chúng ta là Trung Quốc bị tác động trực diện từ corona. Điều này khiến cầu của thị trường sẽ trở về với những sản phẩm cơ bản như lương thực thực phẩm, bỏ qua những sản phẩm khác như hoa quả... Thực tế, tác động đến trái cây, rau nhãn tiền có thể thấy.
Nhu cầu giảm thêm do ảnh hưởng từ việc buôn bán cũng bị hạn chế như chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ ngưng trệ. Chưa kể, giao thương còn bị gián đoạn do dịch bệnh, khiến chi phí giao dịch tăng cao, mặt hàng tươi sống của Việt Nam sẽ không bảo quản được.

Dưa hấu, thanh long, mít đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch corona
Tác động thứ hai là kết cấu sản xuất tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn không thể thay đổi ngay được để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Sơn nhấn mạnh, khi tất cả các vấn đề liên quan đến giao thương bị gián đoạn, nông sản sẽ “nghẽn".
Chưa tính đến dịch bệnh này, ông Sơn cho biết, đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã dự báo năm 2020 sẽ là năm khó khăn của ngành nông nghiệp. Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi khiến cho người chăn nuôi lao đao trong năm 2019 thì đến năm 2020 vẫn còn rất nhiều tác động khác như khó khăn kỹ thuật, tái đàn, vốn,...
Năm nay ngành nông nghiệp còn phải đương đầu với hạn hán sông Mekong. Dịch virus corona nổi lên đã che mất những tác động này nhưng về cơ bản vẫn là những khó khăn chúng ta phải vượt qua.
“Như vậy, khó khăn sẽ chồng khó khăn. Chúng ta khó có thể lạc quan về nông nghiệp trong năm nay được”, ông Sơn nói.
Ngóng chợ mở cửa
Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch một công ty chuyên về xuất khẩu nông sản, cho biết, với hàng trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nói chung, truyền thống của Việt Nam là xuất tươi và xuất bằng đường bộ sang các chợ truyền thống, chợ buôn của Trung Quốc. Do đó, việc cửa khẩu Việt - Trung tạm đóng một số ngày qua do tâm dịch virus Corona chắc chắn ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu nông sản Việt.
Theo bà Thực, phần lớn nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc thời điểm hiện tại là dưa hấu, thanh long và mít, chủ yếu tập trung tại chợ buôn Giang Nam, Quảng Châu trong khi chợ này dự kiến đóng cửa đến hết ngày 9/2 trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
Nhiều xe hàng nông sản bị tắc nghẽn tại cửa khẩu, thậm chí phải quay đầu do các bãi chứa ở cửa khẩu không đủ năng lực cung cấp điện để bảo quản hàng hóa. Ngay cả khi cửa khẩu mở cửa thông thương, nếu chợ Giang Nam không hoạt động trở lại, các xe hàng xuất sang cũng sẽ bị ngừng trệ bên kia biên giới.
“Do đó, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, chính những người nông dân và thương lái cũng đang từng phút chờ thông tin liệu chợ Giang Nam có mở cửa vào ngày 10/2 sắp tới hay không”, bà Thực nói.

Các chuyên gia cho rằng xuất khẩu nông sản Việt sang Trung Quốc khó chồng khó vì dịch corona và vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Song, theo bà Thực, không phải đến lúc có dịch bệnh này chúng ta mới gặp khó khăn về xuất khẩu. Nếu không có dịch, thời gian tới chúng ta cũng phải đối mặt với khó khăn này do vướng mắc trong quy định về truy xuất nguồn gốc xuất khẩu nông sản, bao gồm mã vùng, mã xưởng hay tem truy xuất nguồn gốc. Đến nay, chúng ta vẫn "giẫm chân tại chỗ", trong khi chính sách này được phía Trung Quốc thông báo từ 2 năm trước.
Các nước trên thế giới đều mong muốn được bán hàng cho Trung Quốc, đặc biệt là nông sản. Vì vậy, bà Thực cho rằng không nên bài xích Trung Quốc mà phải làm sao có thể chiếm được thị trường lớn này và có đủ năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác.
Hiện nay, thương mại điện tử của họ đã phát triển, song nông sản Việt Nam vẫn kém cả về chất lượng và mẫu mã. Do đó, chúng ta sẽ còn gặp khó khi xuất khẩu nông sản vào thị trường 1,4 tỷ dân này.
“Nếu làm tốt chúng ta sẽ không còn tình trạng giải cứu ở biên giới nữa”. Bà nói và cho biết, bản thân Luật trồng trọt của Việt Nam có điều 64 về quản lý vấn đề truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn của Bộ NN-PTNT cũng như UBND các cấp chưa có.
Trước câu hỏi nông dân cần được hỗ trợ gì lúc này, ông Đặng Kim Sơn cho rằng, không thể trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước, những hỗ trợ tạm thời như khoanh vốn, giảm thuế, mở kênh phân phối,... Về dài hạn, chúng ta phải làm căn cơ hơn như đa dạng hóa thị trường, xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất manh mún sang quy mô lớn... Những vấn đề này được nhắc đến rất nhiều nhưng chưa làm được.
Trước đó, khi đề cập đến tác động của dịch corona, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, về lâu dài các địa phương cần khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi, có liên kết. Như Sơn La thành lập rất nhiều HTX nên hầu như không có tình trạng giải cứu. Bởi, nếu không làm theo chuỗi, không tái cơ cấu, không ảnh hưởng vì virus corona thì cũng có thể lao đao vì những dịch bệnh, biến động khác.
(Theo Vietnamnet)
- Cùng chuyên mục
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
3
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
4
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
5
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago