Thấy gì từ những vụ án kinh tế đình đám năm 2022?
Năm 2022 trôi qua với những đại án kinh tế có quy mô, tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Tạp chí Nhà đầu tư đã trao đổi với doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Sơn và luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, để xem họ nhìn nhận hiện tượng này ra sao.
Năm 2022 được coi là năm vận hạn của nhiều đại gia lừng lẫy tại Việt Nam: Trịnh Văn Quyết - FLC; Đỗ Anh Dũng - Tân Hoàng Minh; Nguyễn Thị Thanh Nhàn - AIC; Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát… Ở góc độ doanh nhân, ông nghĩ sao về hiện tượng này?
Ông Nguyễn Hoài Bắc: Ở góc độ khách quan mà nói đây là một vết thương, một nỗi đau không chỉ riêng cho những người trong cuộc mà ảnh hưởng chung đến nhiều lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Ở góc độ cá nhân, theo quan điểm của tôi thì chúng ta cần phải rà soát, đánh giá lại tất cả những cái được và cái mất trong thời gian dài vừa qua, có thể nói rằng nguyên nhân sâu xa chính là luật pháp và chính sách của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu "cần và đủ" theo thực tế của Việt Nam và thế giới. Từ đó dẫn tới quá nhiều những lỗ hổng để cho một số không ít cá nhân và tổ chức "bắt tay" với nhau làm sai lệch chính sách, dẫn dắt thị trường chệch hướng để thu lợi bất chính.
Nói đến doanh nhân, doanh nghiệp đa phần là những người làm ăn chân chính nhưng họ khó phát triển bởi luật pháp và chính sách chồng chéo nên kết quả đầu tư không như kỳ vọng. Còn một số doanh nghiệp làm ăn dựa vào các mối quan hệ với các công chức, quan chức trong bộ máy Nhà nước thì họ đôi khi không cần vốn đầu tư nhưng tài sản tăng lên một cách chóng mặt và họ đã chi phối thị trường, tham nhũng chính sách và luôn chiếm lợi thế trong tất cả các lĩnh vực đầu tư "nóng". Như chúng ta đã thấy, một thời gian dài các công ty, tập đoàn mang danh, thương hiệu lớn đã vi phạm pháp luật như kể trên và khi cơ quan bảo vệ pháp luật bóc tách sự việc, làm rõ tảng băng chìm phía dưới có bàn tay của các quan chức tha hoá giúp sức đắc lực.
Đã có những ý kiến cho rằng, việc cơ quan tố tụng bắt nhiều doanh nhân nổi tiếng vừa qua đã gây ra tâm lý hoang mang hay mất niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính, chứng khoán, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản… Song cũng có ý kiến cho rằng đây là hệ quả tất yếu cho những vấn đề "ung nhọt" có từ rất lâu, nếu không chấp nhận đau đớn thì hậu quả còn nặng nề hơn, ông có quan điểm thế nào?
Ông Nguyễn Hoài Bắc: Việc các doanh nhân có tên tuổi, có "số má" vướng vào lao lý, vướng vào tù tội thời gian vừa qua cũng là lẽ đương nhiên bởi bản thân họ cho dù nói ra hoặc không nói ra, cũng đã biết việc làm của mình là vi phạm chính sách, vi phạm pháp luật. Họ đã ngang nhiên "nhảy dây" với luật pháp thì chắc chắn hậu quả sẽ đến. Mặc dù bên cạnh họ có những "bức tường" tưởng chắc chắn bảo vệ cho họ.
Phải làm "trong sạch" lại đội ngũ doanh nhân và công chức là vô cùng cần thiết hiện nay nhưng tôi cho rằng cũng phải cân nhắc cách làm như thế nào để tránh gây tâm lý hoang mang, lo ngại cho cả doanh nhân, doanh nghiệp và các cơ quan công quyền. Theo tôi, Đảng, Chính phủ và cơ quan bảo vệ pháp luật cần xác định mốc giới, giới hạn cụ thể tránh sa đà vào việc "hồi tố" không hợp lý bởi mỗi giai đoạn khác nhau thì tính chất vụ việc cũng khác nhau. Vấn đề đặt ra là chúng ta có hình sự hoá các quan hệ dân sự hay không cũng cần phải làm rõ, minh bạch và sòng phẳng…, từ đó để doanh nhân, doanh nghiệp và các công chức an tâm làm việc.
Lãnh đạo Đảng và Chính phủ khẳng định đang làm mọi cách để trong sạch, minh bạch thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản. Với tư cách là doanh nhân - nhà đầu tư Việt kiều, ông nhìn nhận như thế nào về môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay và có hiến kế gì?
Ông Nguyễn Hoài Bắc: Làm trong sạch, minh bạch các lĩnh vực đầu tư công - tư của Việt Nam là điều tiên quyết và cần phải làm cho dù thời điểm này đã là chậm so với diễn biến của thực tế. Đất nước đang phát triển thì thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản là then chốt để huy động các nguồn lực trong xã hội chung tay phát triển các lĩnh vực trọng tâm của quốc gia.
Thời điểm này chưa thể có cái nhìn toàn diện về kinh tế Việt Nam năm 2023 và 2024. Báo cáo của Chính phủ và Quốc hội là bức tranh màu hồng và lạc quan với tăng trưởng 6,5% trở lên, nhưng theo cách nhìn nhận của tôi thì khác bởi với kinh nghiệm, trải nghiệm hơn 20 năm đầu tư tại Việt Nam và 30 năm làm doanh nghiệp, tôi cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2023 gặp khó khăn, tăng trưởng GDP nếu đạt 3,5% đã là thành công, lạm phát dưới 4% cũng là niềm hạnh phúc của người dân và doanh nghiệp.
Để bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế thì chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với bức tranh rất tối của thế giới và phải đặt ra trong ngắn hạn và trung hạn kinh tế thế giới sẽ lâm vào đại khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn thời kỳ năm 2010. Từ đó, Đảng, Nhà nước có chính sách và đối pháp biết người, biết mình cho phù hợp. Tôi tin tưởng rằng khi chúng ta làm tốt công tác dự báo và hoạch định được các mục đích cốt lõi có đủ khả năng đạt được mới là điều tiên quyết để bình ổn xã hội và lấy lại niềm tin trong cộng đồng xã hội và doanh nhân, doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn ông!
Luật sư Trương Thanh Đức: CẦN TUYÊN BỐ MẠNH MẼ VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ
Các đại án kinh tế vừa qua rõ ràng đã có tác động lớn, trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế như tài chính, ngân hàng. Có sai phạm phải xử lý là điều đương nhiên nhưng tôi cho rằng cách làm như thế nào cũng rất quan trọng. Việc các cơ quan tố tụng dồn dập xử lýnhiều vụ án lớn trong thời điểm Việt Nam và thế giới gặp nhiều bất ổn như lạm phát, hạn mức tín dụng xuống thấp đã gây ra những hiệu ứng tiêu cực đối với nhà đầu tư và thị trường, đó là mất niềm tin.
Ở một chiều khác, chúng ta cần khách quan nhìn nhận, nếu như tất cả đều tốt thì việc cơ quan tố tụng bắt vài ba doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng ở đây thấy rõ hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp đều na ná như nhau, là sự tù mù, rủi ro và sai trái như nhau. Chính vì thế đã khiến nhà đầu tư giật mình, doanh nghiệp lo lắng, muốn mua lại trái phiếu thì không có tiền và có thể dẫn đến mất cân đối và sụp đổ hàng loạt. Do đó, tôi cho rằng Chính phủ trước mắt cần cónhững giải pháp ổn định tâm lý cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Giải pháp này không chỉ có tuyên bố mạnh mẽ mà còn cần phải có những hành động cụ thể hơn. Trong đó cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện như đẩy nhanh tiến độ cho doanh nghiệp chuyển nhượng dự án thu hồi vốn. Các thủ tục giấy tờ, sổ đỏ cần được cơ quan Nhà nước chỉ đạo để thực hiện nhanh hơn, có thể nửa tháng thay vì một tháng. Thứ hai, cần có cơ chế để giãn, hoãn, hỗ trợ dòng tiền, không loại trừ tăng room tín dụng cho một số đối tượng vay để trả nợ; nới lỏng cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tương lai. Doanh nghiệp có thì tạo điều kiện cho khắc phục, nếu không khắc phục được hoặc cố tình vi phạm thì mới xử lý tiếp.
- Cùng chuyên mục
Nhân viên công ty bảo hiểm nhận tiền để làm lơ cho khách trục lợi
Nhận hối lộ hàng chục triệu đồng từ các đối tượng chuyên làm giả hồ sơ tai nạn, các cựu cán bộ Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đã tiếp tay cho những đối tượng này trục lợi bảo hiểm.
Pháp luật - 09/01/2025 09:14
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật loạt lãnh đạo các địa phương
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định kỷ luật các lãnh đạo Khánh Hòa, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bình Dương và Bộ Ngoại giao.
Pháp luật - 08/01/2025 18:25
Bộ Công an thông tin vụ lãnh đạo Ngân hàng ACB bị tung tin đánh bạc
Theo người phát ngôn Bộ Công an, đến nay các cơ quan chức năng chưa nhận được đơn thư của các bên liên quan việc lãnh đạo Ngân hàng ACB bị tung tin đồn "lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài".
Pháp luật - 08/01/2025 18:20
Cảnh cáo nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội Lê Quang Tiến
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Lê Quang Tiến, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội.
Pháp luật - 08/01/2025 18:18
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật
Ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc bị đề nghị kỷ luật do có vi phạm trong thời gian đương nhiệm chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận.
Pháp luật - 08/01/2025 18:16
Bắt đầu thanh tra bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ đã công bố Quyết định thanh tra 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2.
Pháp luật - 08/01/2025 15:39
Nợ thuế quá hạn từ 500 triệu đồng, doanh nghiệp mới bị tạm hoãn xuất cảnh
Nếu Nghị định mới được ban hành, doanh nghiệp (DN) nợ thuế quá hạn từ 500 triệu đồng trở lên mới bị tạm hoãn xuất cảnh. Ngưỡng này đối với cá nhân, hộ kinh doanh là từ 50 triệu đồng.
Pháp luật - 08/01/2025 10:04
Huỷ kết quả đấu giá mỏ cát gấp 300 lần giá khởi điểm ở Quảng Nam
Liên quan đến doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát gấp 300 lần giá khởi điểm ở Quảng Nam, UBND thị xã Điện Bàn đã có quyết định hủy kết quả phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B.
Pháp luật - 08/01/2025 07:52
Lừa đảo đổi tiền trên mạng xã hội cận Tết
3 hình thức lừa đảo phổ biến trong tuần qua là lừa đổi tiền trên mạng xã hội, giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo vay tiền, đáo hạn và lừa đảo dùng ứng dụng Signal.
Pháp luật - 07/01/2025 09:43
Hôm nay xét xử cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân
Hai cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân sẽ được đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Thái Bình vào sáng 7/1.
Pháp luật - 07/01/2025 09:27
Cử tri lo lắng hàng hóa tăng giá dịp Tết Nguyên đán
Cử tri và Nhân dân còn lo lắng về một số hiện tượng thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán như: Hàng hóa tăng giá, giá vé xe tăng cao khiến người dân bức xúc....
Pháp luật - 06/01/2025 11:39
Nợ xấu hơn 500 tỷ, ngân hàng rao bán trường tiểu học quốc tế ở Hà Nội
Ngân hàng đang lựa chọn đơn vị đấu giá cho một khoản nợ hơn 529 tỷ đồng có tài sản đảm bảo là công trình Trường tiểu học dân lập quốc tế Very Intelligent Pupils Hà Nội.
Pháp luật - 06/01/2025 07:49
'Thợ săn tiền thưởng' và nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật
"Thợ săn tiền thưởng" và nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật trong quá trình ghi hình tìm kiếm người vi phạm giao thông để nhận tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 176/2024.
Pháp luật - 05/01/2025 10:28
Herbalife Việt Nam bị phạt 205 triệu đồng do vi phạm kinh doanh đa cấp
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa phạt Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam (Herbalife Việt Nam) 205 triệu đồng về các hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp.
Pháp luật - 04/01/2025 07:27
Làm giả hồ sơ đấu thầu, giám đốc doanh nghiệp ở Hà Tĩnh bị khởi tố
Kê khai nhân sự không đúng thực tế để đấu thầu, thi công các dự án, ông Phan Bá Kiểng, Giám đốc Công ty Quốc Hưng đã bị khởi tố.
Pháp luật - 03/01/2025 09:42
Hơn 8.500 website vi phạm pháp luật đã bị xử lý trong năm 2024
Trong năm 2024, các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google và TikTok đã chặn và gỡ bỏ 15.995 nội dung vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Xử lý hơn 8.500 website vi phạm pháp luật.
Pháp luật - 02/01/2025 16:37
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago