Tháo rào cản để “hút” vốn ngoại vào giáo dục

Nhàđầutư
Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định hợp tác, đầu tư nước ngoài trong giáo dục . Theo các chuyên gia, cần sớm gỡ các rào cản để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào giáo dục.
NGUYỄN BÁ ANH
30, Tháng 04, 2017 | 21:04

Nhàđầutư
Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định hợp tác, đầu tư nước ngoài trong giáo dục . Theo các chuyên gia, cần sớm gỡ các rào cản để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào giáo dục.

Muốn đầu tư phải có 1.000 tỷ đồng?

Theo nội dung Dự thảo Nghị định, quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm 3 vấn đề chính: hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Dự thảo Nghị định cũng quy định về tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trong nước đã được thành lập. Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

dh

Cần một cơ chế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài  vào lĩnh vực giáo dục 

Theo ông Nguyễn Xuân Vang, Vụ trưởng Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT), Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm khắc phục, sửa đổi những bất cập trong quy định hiện hành, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư của nước ngoài, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên, tại hội thảo, nhiều luật sư, đại diện các trường học trong nước, nước ngoài cho rằng, có một số quy định sẽ hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục.

Còn theo bà Nguyễn Kim Dung, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội, Giám đốc Pháp chế của Apollo Việt Nam và Đại học Anh quốc cho rằng, tại Điều 28 khoản 4 trong Dự thảo Nghị định quy định: “Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường)” là hợp lý, nhưng quy định về việc xác định nguồn vốn chưa hợp lý khi yêu cầu xác định bằng tiền mặt hoặc tài sản đã chuẩn bị để đầu tư.

Bà Dung lý giải, khi vào Việt Nam, trong giai đoạn xin cấp giấy phép đầu tư và thành lập, nhà đầu tư chỉ có thể chứng minh họ có đủ nguồn vốn minh chứng bằng báo cáo kiểm toán (tài sản sở hữu và vốn chủ sở hữu) cộng với nguồn vốn vay (nếu có) để chứng minh họ có đủ khả năng đầu tư thành lập trường. Việc xác định bằng tiền mặt là chưa hợp lý.

Đồng quan điểm này, đại diện của Trường Đại học quốc tế RMIT Việt Nam cho rằng, nên điều chỉnh giữ mức tổng vốn đầu tư của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn là 300 tỷ đồng. Vì mức vốn 1.000 tỷ đồng có thể là rào cản với các nhà đầu tư nước ngoài, không khuyến khích đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại các địa phương không phải là thành phố lớn của Việt Nam.

Gặp khó với quy định “có môn học Việt Nam”

Bà Hồ Thúy Ngọc, Trưởng khoa Hợp tác quốc tế, Đại học Ngoại thương cho rằng, tại Dự thảo Nghị định có một quy định chương trình đào tạo của đối tác nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam thì phải có nội dung môn học bắt buộc (môn học của Việt Nam) trong chương trình đào tạo. Nếu như nội dung được ban hành sẽ là khó khăn, điểm trừ trong việc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Bởi lẽ, đối tác nước ngooài chạy chương trình đào tạo tại Việt Nam, nhưng đối tác cấp bằng của quốc gia và của trường họ cho sinh viên Việt Nam, nên chương trình phải tuân thủ theo chương trình của đối tác. Tất nhiên đối tác sẽ không đồng ý việc cho thêm nội dung, những nội dung bắt buộc vào chương trình của họ.

Bà Ngọc còn cho rằng, mặc dù những nhà làm luật mong muốn có những nội dung thuộc về tư tưởng chính trị, cần đưa vào đào tạo cho học sinh, sinh viên Việt Nam, nhưng mình có thể “mềm hóa” để đối tác dễ chấp nhận bằng cách đưa các chương trình vào thực hiện dạng chuyên đề trong những chương trình học thay vì là phần cứng của chương trình. Như vậy, sẽ dễ nhận được sự hợp tác của đối tác nước ngoài hơn.

Đồng tình với bà Ngọc, ông Nguyễn Xuân Đậu, đại diện của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chia sẻ: “Khi chúng tôi đưa chương trình đào tạo ra thì có trường nói rằng họ không quan tâm đến chương trình của Việt Nam. Họ cấp bằng thì họ chỉ quan tâm đến chương trình của họ thôi”.

Theo ông Đậu, đây không chỉ là vấn đề của riêng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, mà là vấn đề của rất nhiều trường. “Tất nhiên chúng ta làm việc ở Việt Nam thì phải theo luật pháp của Việt Nam. Nhưng có những vấn đề hợp tác với nước ngoài thì chúng ta phải lưu tâm đến luật của nước ngoài. Trong Nghị định có nhiều quy định đặt ra theo luật của Việt Nam nhiều hơn, mà không quan tâm đến luật của nước ngoài. Tôi đề nghị ban soạn thảo làm thế nào để các trường Việt Nam có điều kiện hòa nhập tốt hơn”, ông Đậu nói.

“Sẽ tiếp thu để hoàn thiện”

Ông Nguyễn Xuân Vang, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) đã thay mặt đơn vị soạn thảo, hứa sẽ tiếp thu ý kiến của các luật sư, đại diện các trường học trong nước, nước ngoài để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định. Cùng đó, trên tinh thần lắng nghe và chắt lọc ý kiến của các cơ sở giáo dục, các ban, Bộ, ngành cho Dự thảo Nghị định, ông Nguyễn Xuân Vang – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT đã phản hồi về một số vấn đề mà các đại biểu đưa ra.

Về con số 1.000 tỷ, ông Vang cho biết, thời gian tới sẽ ban hành Nghị định về điều kiện đầu tư trong nước do Thủ tướng phê duyệt, trong đó quy định thành lập trường đại học Việt Nam phải có tối thiểu 1.000 tỷ đồng. “Trường đại học Việt Nam đã quy định như vậy, nên con số đưa ra cho cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên con số này… Tôi tin rằng mức đầu tư này không có gì khó khăn với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện, đã có những trường có vốn đầu tư từ 100 triệu USD đến 200 triệu USD. Ngoài ra, số vốn đầu tư này không phải xuất trình ngay từ đầu, mà sẽ có lộ trình", ông Vang cho biết.

Về nội dung bắt buộc cho học sinh Việt Nam trong chương trình đào tạo của nước ngoài, ông Vang cho biết, đây là ý kiến của nhiều ban ngành. “Mặt khác, chúng ta là người Việt Nam, học ở Việt Nam, chúng ta nên có màu cờ sắc áo của Việt Nam. Những nội dung này có thể đưa hoặc không đưa vào trong văn bằng, không bắt buộc. Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu về vấn đề này, tuy nhiên bỏ ra sẽ rất khó”.

Liên quan đến đề xuất giảm bớt các thủ tục hành chính, ông Nguyễn Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế chia sẻ: “Năm 2011-2012, có nổi lên một loạt vi phạm về liên kết đào tạo nước ngoài. Ngay cả những trường lớn cũng có liên kết với các trường không được kiểm định của nước ngoài. Những thủ tục và kiểm duyệt này không phải là Bộ gây khó khăn, mà là vì quyền lợi của người học”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ