Thành viên Kim Tín Group báo lãi năm 2022 giảm 83%

HỮU BẬT
07:00 19/04/2023

Dư nợ trái phiếu của Kim Tín MDF tại ngày 31/12/2022 là 502,52 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu mã KTMCH2125001 (phát hành ngày 30/8/2021) với tổng giá trị 500 tỷ đồng, kỳ hạn 4 năm, lãi suất cố định 9,5%/năm và không có tài sản đảm bảo.  

NDT - Kim Tin

Ảnh: Kim Tín Group.

CTCP Kim Tín MDF vừa công bố BCTC năm 2022. Theo đó, lãi ròng doanh nghiệp trong năm đạt 61 tỷ đồng, tương đương giảm mạnh 82% so với cùng kỳ năm trước.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản Kim Tín MDF tại ngày 31/12/2022 đạt gần 4.523 tỷ đồng, tăng gần 16,8% so với số đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu 1.478 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 3%; nợ phải trả 3.045 tỷ đồng, tăng 24,3%.

Dư nợ trái phiếu công ty cuối kỳ đạt 502,52 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, đây là lô trái phiếu mã KTMCH2125001 được Kim Tín MDF huy động thành công vào ngày 30/8/2021. Trái phiếu KTMCH2125001 có tổng giá trị 500 tỷ đồng, kỳ hạn 4 năm, lãi suất cố định ở mức 9,5%/năm và không có tài sản bảo đảm.

Trái chủ là một nhà đầu tư tổ chức không được xác định danh tính. Bên thu xếp phát hành trái phiếu là CTCP Chứng khoán SSI – chi nhánh Hà Nội.

Kim Tín MDF cho biết nguồn tiền thu về dự kiến được sử dụng để thực hiện dự án MDF Chơn Thành (tỉnh Bình Phước).

Kim Tín MDF được thành lập năm 2007, địa chỉ trụ sở chính tại đường Tôn Đức Thắng, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Tính đến tháng 6/2020, vốn điều lệ công ty đạt 564,59 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông gồm các cá nhân Trịnh Thị Xuân (27,203%), Phạm Tiến Thuận (6,903%), Trần Thị Kim Quy (12,126%), Nguyễn Bình Giang (1,534%). Cập nhật đến thời điểm tháng 4/2021, vốn điều lệ Kim Tín MDF tăng lên mức gần 680 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, cổ đông Phạm Tiến Thuật (SN 1956) cũng đồng thời là Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật công ty.

Đặc biệt, 3 cổ đông Trịnh Thị Xuân, Trần Thị Kim Quy, Nguyễn Bình Giang đều là các cổ đông sáng lập CTCP Đầu tư Kim Tín – hạt nhân cốt lõi của hệ sinh thái Kim Tín Group.

Như Nhadautu.vn từng đề cập, CTCP Đầu tư Kim Tín (tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Kim Tín) được thành lập vào năm 2000, với tham vọng phát triển sản phẩm vật liệu hàn mang thương hiệu Việt.

Theo tìm hiểu, tính đến tháng 11/2017, cơ cấu cổ đông Đầu tư Kim Tín gồm: Ông Nguyễn Tiến Hải (36,4%) cùng 2 người nhà là bà Trịnh Thị Xuân (20,5%), bà Nguyễn Thị Xuân Mai (1,27%); ông Trịnh Hữu Đại (37,8%) và ông Nguyễn Bình Giang (4%). Trong đó, ông Nguyễn Tiến Hải (SN 1972) đồng thời là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty.

Trở lại với Kim Tín Group, trải qua hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, từ xuất phát điểm là một đơn vị kinh doanh thương mại, Kim Tín đã trở thành tập đoàn đa ngành.

Cụ thể, Kim Tín Group đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ván MDF, với Nhà máy Kim Tín MDF và FSC Việt Nam công suất 500.000 m3/năm, chiếm 20% thị phần ván MDF. Hay, phải kể đến dự án nhà máy MDF Chơn Thành được đề cập ở phần đầu bài viết có công suất 500.000 m3/năm với tổng diện tích xây dựng 331.281 m2, tổng đầu tư 150 triệu USD...

Tập đoàn còn thành lập CTCP Logistics nPL (năm 2015) với mục tiêu tự chủ trong hệ thống phân phối. Đơn vị này gây ấn tượng khi sở hữu hệ thống kho bãi trải dài khắp Việt Nam với tổng diện tích 1,5 triệu m3.

Trong lĩnh vực bất động sản, thông qua CTCP Biển Phú Yên, nhóm Kim Tín Group sở hữu dự án Sala Complex tọa lạc tại số 77 – 79 đường Nguyễn Du, TP. Tuy Hoà. Dự án có tổng diện tích 16.500 m2, được UBND tỉnh Phú Yên chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 9/2020. Hay, phải kể đến dự án Tòa nhà văn phòng Kim Tín tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP. HCM.

Ngoài các lĩnh vực kể trên, nhóm Kim Tín Group còn mở rộng sang lĩnh vực năng lượng tái tạo khi sở hữu các CTCP Năng lượng Xanh Kim Tín được đánh số từ 1 đến 6.

Đáng chú ý, ít ai biết doanh nhân Nguyễn Tiến Hải còn có tham vọng ở lĩnh vực dược phẩm. Theo đó, vào ngày 20/4/2019, ông được bầu làm Thành viên HĐQT CTCP Dược Trang thiết bị Y tế Bình Định (HOSE: DBD).

Tính đến tháng 7/2021, bà Trịnh Thị Xuân (vợ ông Hải) và bà Nguyễn Thị Thủy (chị ruột ông Hải) lần lượt sở hữu gần 2,8 triệu cổ phiếu DBD (tỷ lệ 4,86%) và 4,03 triệu cổ phiếu DBD (tỷ lệ 4,03%).

  • Cùng chuyên mục
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.

Tài chính - 10/06/2025 17:13

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.

Tài chính - 10/06/2025 11:57

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.

Tài chính - 10/06/2025 11:47

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Tài chính - 10/06/2025 08:29

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00