Thẩm tra việc thực hiện chính sách và quản lý quỹ BHXH năm 2020

Nhàđầutư
Ngày 27/9, Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 2, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH năm 2020.
PV
27, Tháng 09, 2021 | 16:51

Nhàđầutư
Ngày 27/9, Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 2, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH năm 2020.

Tham dự phiên họp có các thành viên Ủy ban Xã hội; đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, cùng đại diện một số bộ, ngành liên quan.

nguyen-the-manh

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu tại phiên họp.

Tại phiên họp, ông Đặng Thuần Phong- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, trong năm 2020, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH, BH thất nghiệp tiếp tục giữ đà tăng, đặc biệt là về BHXH tự nguyện.

Cụ thể, cả nước có 16.176.180 người tham gia BHXH, đạt 32,8% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 414.035 người so với năm 2019. Trong đó, về BHXH tự nguyện có 1.125.236 người tham gia, tăng 101,6% so với năm 2019 và tăng 184,2 lần so với năm 2008; tỷ lệ bao phủ BHXH tự nguyện năm 2020 đạt 2,28% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong khi chỉ tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW đến hết năm 2021 đạt 1%.

Tuy nhiên, số người tham gia BHXH bắt buộc chỉ đạt trên 15 triệu người, giảm hơn 150.000 người so với năm 2019. Theo đánh giá, đây là năm đầu tiên số người tham gia BHXH bắt buộc giảm, do trong năm 2020 và 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe, tính mạng của người dân; nhiều DN phải thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động, khiến nhiều NLĐ bị mất việc, mất thu nhập. Bên cạnh đó, nhiều địa phương áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội làm ảnh hưởng đến kết quả khai thác, phát triển đối tượng…

Cũng liên quan đến việc mở rộng diện bao phủ BHXH, ông Đinh Công Sỹ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết thêm: Hiện nay, việc di chuyển lao động diễn ra phổ biến giữa các khu vực, quốc gia. Tới đây, Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc cũng sẽ ký hiệp định về BHXH, nhằm đáp ứng nhu cầu dịch chuyển lao động và đảm bảo quyền lợi cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Theo thống kê, có 37.000 NLĐ của Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc và 27.000 NLĐ Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam.

“Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải tính thời gian đóng BHXH của cả hai nước, để tính cho NLĐ hưởng chế độ hưu trí (Luật BHXH chưa công nhận điều này). Vì vậy, Chính phủ cần có đánh giá cũng như lộ trình sửa đổi Luật BHXH trong thời gian tới, bởi theo Luật BHXH của Hàn Quốc, thì NLĐ đóng BHXH liên tục sau 10 năm sẽ được hưởng hưu trí, còn tại Việt Nam phải đóng BHXH đủ 20 năm- cho thấy có độ chênh của Luật BHXH giữa Việt Nam và Hàn Quốc”, ông Đinh Công Sỹ nhấn mạnh.

Phát biểu làm rõ một số vấn đề liên quan, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh: Những năm qua, ngành BHXH Việt Nam đã được đánh giá cao về công tác ứng dụng CNTT và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là xây dựng CSDL về BHXH, nên đã tạo thuận lợi nhất cho người tham gia BHXH, BHYT.

“Năm 2020, một số chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu thu và tốc độ phát triển BHXH không cao bằng năm 2019. Do trong quý IV/2019, BHXH Việt Nam lập kế hoạch cho năm 2020 trong điều kiện chưa có dịch bệnh. Khó khăn như vậy, nhưng ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành mọi chỉ tiêu được giao, nhất là chỉ tiêu BHXH tự nguyện tăng gấp đôi năm 2019- đã thể hiện quyết tâm của toàn Ngành. Đáng chú ý, tuy không đến tận nơi, nhưng công tác truyền thông được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như mạng xã hội. Vì vậy, đến 30/8/2021, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn tăng so với cùng kỳ”, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thông tin.

tham-tra-bhxh

Toàn cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 2, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH năm 2020.

Đồng tình với Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, song ông Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, dù ngành BHXH Việt Nam đã tích cực triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, nhưng số nợ BHXH vẫn tăng, nhất là số nợ trên 3 năm. Cụ thể: Đến 31/12/2020, tổng số nợ BHXH là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng so với năm 2019 và chiếm 4,4% so với số phải thu. Trong đó, số chậm đóng khó thu hồi là 2.190 tỷ đồng; số chậm đóng (1-6 tháng) chiếm 21,18%; số chậm đóng từ 3 năm trở lên chiếm 33,13% và lãi chậm đóng chiếm 24,9%. Vì vậy, theo ông Nghĩa, Chính phủ cần có giải pháp giảm tỷ lệ nợ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ…

Ông Lâm Văn Đoan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng nhấn mạnh, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định các hành vi gian lận, trục lợi BHXH. Tuy nhiên, đến nay số vụ việc cần khởi tố còn rất ít. Đáng chủ yếu, mới chủ yếu xử lý theo Điều 214, chứ chưa có vụ việc nào khởi tố theo Điều 215 và Điều 216 của Bộ luật Hình sự. Do đó, theo ông Đoan, trong thời gian tới, Chính phủ cần chỉ đạo xử lý nghiêm những đơn vị nợ BHXH để hạn chế tình trạng này.

Liên quan số nợ BHXH tăng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, từ tháng 6/2016, cơ quan BHXH được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, qua đó đã khẳng định hiệu quả nhiệm vụ được giao. Theo đó, giai đoạn 2011-2015, khi cơ quan BHXH chưa có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nên nhiều đơn vị chây ỳ, không khắc phục số tiền nợ; song đến giai đoạn 2016-2020, qua công tác thanh tra chuyên ngành, các đơn vị đã khắc phục được 8.956 tỷ đồng nợ BHXH (tương đương 70% tổng số tiền nợ của các đơn vị được thanh tra). “Hoạt động thanh kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành đóng mặc dù giảm về số cuộc, giảm thời gian thanh tra, nhưng chất lượng các cuộc thanh tra lại tăng lên, đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NLĐ và chủ SDLĐ”, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh khẳng định.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết thêm, trong những năm qua, quỹ BHXH phát triển bền vững, nên Chính phủ và Quốc hội đã quyết định dành một phần kết dư hỗ trợ NLĐ, DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. “Nợ đọng BHXH còn nhiều, nên trong năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH đã quyết định thanh tra tại 14 tỉnh với hơn 200 DN và sẽ đẩy mạnh vấn đề này để xử lý nợ, coi đây là trọng tâm của công tác thanh tra trong năm tới…”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, qua thảo luận, các đại biểu cơ bản đồng tình với dự thảo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban; đồng thời đánh giá cao việc thực hiện chính sách BHXH của ngành BHXH Việt Nam, đặc biệt là tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện tăng gấp đôi so với năm 2019. Cũng theo bà Nguyễn Thúy Anh, Quốc hội có kế hoạch sửa đổi Luật BHXH, Luật Việc làm, nên đề nghị các đại biểu tiếp tục góp ý bằng văn bản cho Ủy ban để tổng hợp, xem xét. “Báo cáo này lần đầu tiên sẽ được đưa ra thảo luận tại tổ cũng như hội trường tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV”, bà Nguyễn Thuý Anh thông tin thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ