Tại sao Malaysia hủy nhiều dự án tỷ USD với Trung Quốc

MINH SƠN
13:25 16/07/2019

Hai dự án dẫn dầu và đường sắt cao tốc bị chính quyền Thủ tướng Malaysia đánh giá là "bất bình đẳng", gây gánh nặng cho ngân sách.

Chính phủ Malaysia vừa cưỡng chế thu hơn 243 triệu USD từ tài khoản Công ty Kỹ thuật Đường ống Dầu khí (CPP) - đơn vị thi công hai mạng lưới ống dẫn dầu và khí đốt trị giá 2,3 tỷ USD. Lý do của việc thu lại hàng trăm triệu USD là CPP mới hoàn thành 13% khối lượng công việc, trong khi đã nhận về hơn 80% giá trị hợp đồng.

2019-06-24t031820z1027083398rc-3916-5369-1563248700

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: Reuters

Động thái này được xem như bước đi nối dài quyết tâm xử lý các dự án quá đắt đỏ, không cần thiết và "bất bình đẳng" với Malaysia, dưới thời chính quyền Thủ tướng Mahathir Mohamad. Quyết định này được đưa ra gần một năm sau khi Malaysia cho dừng hai dự án đường ống dẫn dầu trị giá 2,3 tỷ USD, trong đó CPP là nhà thầu chính.

Sau khi đánh bại người tiền nhiệm Najib trong cuộc bầu cử năm ngoái, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã cam kết cắt giảm những chi tiêu quá mức và xem xét tất cả dự án của Trung Quốc được cho là "bất bình đẳng" với quốc gia này.

Tháng 7/2018, Malaysia tuyên bố đình chỉ ba trong số các dự án có vốn Trung Quốc lớn nhất, gồm hợp đồng xây ống dẫn dầu 600 km dọc bờ biển phía tây Malaysia, hợp đồng ống dẫn khí đốt 662 km trên đảo Borneo và dự án đường sắt cao tốc nối Malaysia với Singapore. Ba dự án có tổng giá trị khoảng 23 tỷ USD bị trì hoãn để "xử lý vấn đề tài chính nội bộ".

Theo Financial Times, việc dừng là bằng chứng rõ nét cho thấy quan điểm cứng rắn của chính quyền ông Mahathir trong việc hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Malaysia. Dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak, hàng tỷ USD vốn từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã đổ vào cho Malaysia vay nhằm thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, một lý do khác là những dự án này đang tạo gánh nặng quá lớn với "túi tiền" của Malaysia, vốn đã căng thẳng sau vụ bê bối 1MDB - Quỹ đầu tư quốc gia Malaysia được lập dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak bị cho là đã biển thủ số tiền lên tới 4,5 tỷ USD.

Bộ trưởng Tài chính Lim Guan Eng đầu năm 2018 cho biết, tổng nợ chính phủ của Malaysia, bao gồm cả nghĩa vụ nợ liên quan đến quỹ 1MDB, đã lên tới hơn 1.090 tỷ ringgit (khoảng 260 tỷ USD), tương đương 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Con số này khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng cân đối tài chính của chính quyền ông Mahathir, khi mà vừa đặt mục tiêu cắt giảm nợ vừa thực thi những lời hứa trong chiến dịch tranh cử. Những lời hứa bao gồm dừng thu phí đường bộ, tăng trợ cấp xăng dầu, xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ - loại thuế có thể mang lại khoản thu ngân sách 12 tỷ USD.

Việc dừng các dự án hạ tầng quá tốn kém, tìm cách thu hồi tài sản liên quan tới 1MDB được đánh giá là "cách làm hiệu quả", để vừa giữ lời hứa trước tranh cử, vừa có dư địa giảm gánh nặng cho ngân sách.

ecrl-1548480852-9394-154848096-5905-5390-1563248700

Mô hình tàu hỏa trong lễ ra mắt dự án ECRL năm 2017. Ảnh: Xinhua

Trong ba dự án bị xem xét lại giữa năm 2018, đến nay chỉ có dự án Tuyến đường sắt bờ Đông (ECRL) với nhà thầu Trung Quốc - China Communications Construction - được nối lại.

Khác với hai dự án đường ống dẫn dầu, dự án đường sắt này có vốn đầu tư cao gấp 10 lần, khoảng 20 tỷ USD, nên việc hủy hoàn toàn sẽ "không đem lại hiệu quả", bởi Malaysia có khả năng phải thanh toán khoản tiền phạt chấm dứt hợp đồng khoảng 21,78 tỷ ringgit (tương đương 5,3 tỷ USD).

Chưa kể, dự án đường sắt trên có ý nghĩa chiến lược lớn nhất đối với Trung Quốc ở Malaysia. "Trong số tất cả dự án ở Malaysia thì dự án này có tầm quan trọng lớn nhất với Sáng kiến Vành đai và Con đường, nên đây chính là dự án khiến Bắc Kinh quan tâm nhiều nhất", Peter Mumford, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Eurasia Group, đánh giá.

Theo đó, việc đàm phán lại được giới phân tích nhìn nhận là "bước đi khôn ngoan hơn", vừa không làm căng thẳng mối quan hệ với Trung Quốc, vừa giúp Malaysia giảm bớt gánh nặng tài chính. Theo phương án mới khi dự án này được nối lại, chi phí xây dựng dự án đường sắt đã giảm được 1/3 mức ban đầu còn gần 11 tỷ USD, mặc dù Malaysia vẫn phải vay tiền từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

(Theo VnExpress)

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Đầu tư cao tốc Sơn La - Điện Biên 3 làn theo hình thức PPP

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đầu tư đoạn Sơn La - Điện Biên thực hiện theo hình thức PPP như kế hoạch ban đầu đã xây dựng nhưng quy mô phải thay đổi, làm 3 làn hoàn chỉnh.

Sự kiện - 06/07/2025 10:29

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và thực hiện các hoạt động song phương tại Brazil, trưa ngày 5/7/2025 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Lula da Silva.

Sự kiện - 06/07/2025 10:25

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Chính sách thuế đối ứng của Mỹ tác động như thế nào tới tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Nếu mức thuế đối ứng thấp nhất của Mỹ áp dụng với Việt Nam là 10% thì tăng trường GDP của Việt Nam hầu như không bị tác động. Tuy nhiên với mức 20%, GDP sẽ bị giảm 0,7- 0,8%.

Sự kiện - 05/07/2025 16:01

Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân

Hà Nội bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt đời sống người dân

"Hà Nội tiếp kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, phục vụ tốt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân", Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Sự kiện - 05/07/2025 09:50

[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực

[Café Cuối tuần] Chính quyền hai cấp: Khi những triết lý quản trị thành hiện thực

Ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã – bắt đầu được vận hành trên phạm vi toàn quốc. Theo mô hình này, cấp trung gian (cấp huyện) được tinh giản, để chỉ còn hai cấp chính quyền: cấp chiến lược (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) và cấp hành chính – dịch vụ (xã, phường). Mỗi cấp chính quyền đều có cơ quan dân cử và cơ quan hành chính riêng, được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

Sự kiện - 05/07/2025 09:49

Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Quảng Ninh đà tăng trưởng rõ nét, nhưng còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Bức tranh kinh tế Quảng Ninh nửa đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng. Song, để bứt phá, tỉnh vẫn cần tháo gỡ các nút thắt trong đầu tư công, thu hút vốn FDI.

Sự kiện - 04/07/2025 16:58

Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM

Cuối năm nay sẽ thông xe hơn 47 km đường Vành đai 3 TP.HCM

10 gói thầu xây lắp chính của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đến nay đạt hơn 45%. Đến cuối năm 2025 phấn đấu đạt trên 70%, đảm bảo mục tiêu thông xe 14,7 km phần cao tốc cầu cạn trên địa bàn TP. Thủ Đức và thông xe kỹ thuật 32,6 km phần cao tốc trên địa bàn Củ Chỉ, Hóc Môn, Bình Chánh.

Sự kiện - 04/07/2025 08:10

Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời

Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời

Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.

Sự kiện - 03/07/2025 14:23

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái

Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sự kiện - 03/07/2025 09:36

Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại

Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.

Sự kiện - 03/07/2025 09:35

Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập

Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Sự kiện - 03/07/2025 09:34

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam

Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.

Sự kiện - 02/07/2025 23:08

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20