Tài sản mã hóa: Bao giờ có khung pháp lý?

THANH THANH
07:27 05/09/2024

Trong vòng 12 tháng, dòng tài sản mã hóa vào Việt Nam lên đến 120 tỷ USD, gấp khoảng 3-4 lần dòng vốn FDI. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý cho lọai tài sản này…

Giá trị tài sản mã hóa cao gấp 3-4 lần thu hút FDI

Tại Hội thảo khoa học Quản lý Nhà nước về tài sản mã hóa do 2 đơn vị thuộc Bộ Tài chính là Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Học viện Tài chính phối hợp tổ chức mới đây, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) cho biết, dự báo đến năm 2030, toàn cầu sẽ có 16 nghìn tỷ USD tài sản truyền thống được mã hóa (chiếm 10% GDP).

Thống kê của CoinMarketCap cho thấy, tính đến cuối tháng 8/2024, giá trị vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu ước đạt 2,21 nghìn tỷ USD với hơn 2,4 triệu loại tiền mã hóa.

Tại Việt Nam, tiền mã hóa đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2011, khi một số cá nhân tiến hành đầu tư vào Bitcoin thông qua các sàn giao dịch quốc tế. Nhiều loại tiền mã hóa khác như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Ripple đã có mặt và được giao dịch tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa và đứng thứ 7 với 17,4% dân số sở hữu tài sản mã hóa và thuộc TOP 30 quốc gia có tỷ lệ sở hữu tài sản mã hóa cao nhất.

Hội thảo do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Học viện Tài chính phối hợp tổ chức (ảnh:VGP)

Theo báo cáo của Hãng Chainalysis (Mỹ), trong vòng 12 tháng (tính đến tháng 7/2023), dòng tài sản mã hóa vào Việt Nam lên đến 120 tỷ USD, gấp khoảng 3-4 lần dòng vốn nước ngoài đầu tư FDI vào Việt Nam. Lượng tiền này đã tăng 20% so với con số 100 tỷ USD ở giai đoạn 2021 - 2022.

Hiện Việt Nam đứng thứ 7 thế giới, thứ 2 khu vực Trung-Nam Á và Châu Đại Dương về dòng tài sản mã hóa. Việt Nam cũng đang dẫn đầu với 85% freelancers (những người làm việc tự do) sở hữu tài sản mã hoá và 34% freelancer chấp nhận thanh toán bằng tài sản mã hoá..

Đáng chú ý, lợi nhuận từ tài sản mã hóa cùng rất hấp hẫn. Năm 2023, lợi nhuận toàn cầu từ tài sản mã hoá đã đạt 37,6 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 3 với mức 1,18 tỷ USD, chỉ xếp sau Mỹ là khoảng 9,36 tỷ USD và Anh là 1,39 tỷ USD …

Khoảng trống pháp lý

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, mặc dù tỷ lệ người dân sở hữu và giá trị tài sản mã hóa tại Việt Nam đang ở mức rất cao, nhưng vẫn chưa có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến lĩnh vực này.

"Ngân hàng Nhà nước không công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán, trong khi Bộ Tư pháp không coi tiền mã hóa là một loại tài sản. Tương tự, Bộ Công Thương cũng không xem tiền mã hóa là một loại hàng hóa hay dịch vụ. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa đề cập cụ thể đến tài sản ảo và tài sản điện tử...", chuyên gia dẫn chứng.

Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp - TS. Nguyễn Văn Cương xác nhận, cho đến nay, trong văn bản pháp luật ở nước ta, thuật ngữ "tài sản mã hóa" chưa được chính thức sử dụng. Điều này có nghĩa rằng, "tài sản mã hóa" chưa trở thành thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong hệ thống pháp luật.

Từ thực tiễn Việt Nam và xu thế chung của thế giới có thể nhận định rằng, đã đến lúc phải thừa nhận tính khách quan của các tài sản mã hóa. Tuy vậy, quản lý nhà nước đối với tài sản mã hóa đòi hỏi một chiến lược toàn diện, bao gồm các nội dung như công nhận và phân loại tài sản, quản lý hoạt động giao dịch, thuế, phòng chống rửa tiền, bảo vệ người tiêu dùng, và hợp tác quốc tế. Nhà nước cần vừa khuyến khích sự phát triển công nghệ, vừa kiểm soát rủi ro để bảo vệ hệ thống tài chính và người dân.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật

Thực tế cho thấy, do lợi nhuận lớn, việc huy động vốn cộng đồng từ tài sản mã hóa cũng đã xảy ra gian lận. Theo Phó Chủ tịch VBA Phan Đức Trung, nhiều đơn vị không rõ thông tin đã tổ chức hội thảo kín, lợi dụng hình ảnh để thu hút huy động vốn từ cộng đồng. "Nhiều báo cáo từ người dùng gửi về VBA cho thấy, họ bị lừa đảo thông qua việc gửi, nạp tiền lên các nền tảng sàn giao dịch, ví không rõ thông tin…", ông Trung thông tin.

Theo TS. Cấn Văn Lực, khoảng trống pháp lý đối với tài sản mã hóa tại Việt Nam đã tạo ra nhiều hạn chế.

Thứ nhất, việc thiếu các quy định cụ thể khiến Việt Nam không theo kịp sự phát triển công nghệ cũng như các quy định pháp lý tiên tiến trên thế giới;

Thứ hai, người sở hữu các loại tài sản mã hóa không được pháp luật bảo vệ, gây ra rủi ro lớn cho các nhà đầu tư. Nhiều dự án ICO9 tại Việt Nam giả danh dưới hình thức đa cấp, chiếm đoạt tiền từ nhà đầu tư, gây phẫn nộ trong dư luận và làm suy giảm niềm tin vào hình thức đầu tư này. Nguyên nhân chính là do thiếu các quy định kiểm soát và bảo vệ tài sản mã hóa;

Thứ ba, giao dịch tài sản mã hóa chưa được ghi nhận trên các hệ thống tài chính chính thống. Điều này dẫn đến việc không kiểm soát được các giao dịch, gây ra hiện tượng thất thu thuế và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường ngoại hối. Việc thiếu các quy định cụ thể không chỉ làm suy yếu khả năng quản lý nhà nước mà còn tạo ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế.

Tại Việt Nam, tiền mã hóa đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2011

Nguy cơ mất khoảng 7-8% GDP ?

Không chỉ gây nên những hệ lụy trong nước, theo các chuyên gia, trên thực tế, việc thiếu các quy định pháp lý liên quan đến tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo cũng là 1 trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị đưa vào danh sách xám của Lực lượng đặc nhiệm tài chính toàn cầu (FATF).

Ngày 23/2/2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định 194/QĐ- TTg, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Kế hoạch bao gồm 17 hành động, nhằm mục tiêu nhanh chóng đưa Việt Nam ra khỏi danh sách xám của FATF. Trong đó, các vấn đề trực tiếp liên quan đến quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo được chỉ rõ trong hành động 6 và 7.

Theo đó, hành động 6 (tháng 5/2025): Xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ.

Hành động 7 (tháng 1/2025): Tiến hành các hoạt động tiếp cận và cung cấp hướng dẫn cho khu vực tư nhân về kết quả báo cáo Đánh giá rủi ro quốc gia (NRA), đánh giá rủi ro ngành và các nghĩa vụ phòng chống rửa tiền/tài trợ khủng bố (bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính mục tiêu và báo cáo giao dịch đáng ngờ), trong đó tập trung vào các ngành có rủi ro cao hơn.

Theo quyết định 194/QĐ-TTg, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan, hoàn thành trước tháng 5/2025.

"Đây là hành động quyết liệt và cần thiết của Chính phủ khi mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng việc lọt vào danh sách xám của FATF có thể khiến một quốc gia mất khoảng 7-8% GDP và phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng mang tính quốc gia...", TS Cấn Văn Lực lưu ý.

Khẳng định tài sản mã hóa là xu hướng phát triển tất yếu, các giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa vẫn diễn ra trên thị trường và không ngừng phát triển, TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, Việt Nam cần có phương án quản lý phù hợp.

"Việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, tài sản số, quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa là rất cần thiết. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý nhà nước đối với các vấn đề này cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội…", TS. Nguyễn Như Quỳnh bày tỏ quan điểm.

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của tài sản mã hóa và tiền mã hóa trên toàn cầu, Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản này một cách hiệu quả và bền vững. Việc xây dựng một hệ thống quy định rõ ràng, minh bạch không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà còn góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các khuyến nghị về việc thiết lập cơ chế giám sát, quản lý rủi ro, và bảo vệ nhà đầu tư là những bước quan trọng để Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số. Việc học hỏi từ các mô hình quản lý thành công trên thế giới sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình xây dựng khung pháp lý, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng của tài sản mã hóa và tiền mã hóa trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế…

ThS. Vương Duy Lâm, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
  • Cùng chuyên mục
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.

Đầu tư - 09/05/2025 15:42

Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán

Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán

Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.

Đầu tư - 09/05/2025 10:32

Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng

Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng

UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.

Đầu tư - 09/05/2025 08:54

Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.

Đầu tư - 09/05/2025 08:53

RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam

RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam

Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.

Đầu tư - 09/05/2025 07:56

Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường

Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường

Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.

Đầu tư - 09/05/2025 07:20

Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại

Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại

Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.

Đầu tư - 09/05/2025 07:19

Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế

Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu. Đồng thời, nhân lực cũng phải đạt chuẩn quốc tế

Đầu tư - 09/05/2025 06:45

Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP

Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP

Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.

Đầu tư - 08/05/2025 21:26

Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Đầu tư - 08/05/2025 10:28

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.

Đầu tư - 08/05/2025 08:41

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…

Đầu tư - 08/05/2025 06:10

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38