Sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội để xây cầu Trần Hưng Đạo
Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công và sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội.
Cầu Trần Hưng Đạo là một trong số 6 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống đã được TP. Hà Nội xác định là hướng kết nối trọng điểm nhằm phát triển đô thị về phía Bắc sông Hồng. Ngoài ra, đây còn là một trong những giải pháp hỗ trợ tích cực cho việc giãn dân phố cổ khu vực quận Hoàn Kiếm.
Vì sao Him Lam xin rút khỏi dự án cầu Trần Hưng Đạo
Trước đó, vào tháng 9/2021, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức đối tác công – tư (PPP), loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).
Tuy nhiên, sau 3 năm, vào cuối tháng 9 vừa qua, CTCP Him Lam đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội để xin dừng công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.

Theo đó, trong công văn gửi Hà Nội, ông Dương Công Hùng, Tổng giám đốc CTCP Him Lam cho biết, công ty (đơn vị tài trợ kinh phí thi tuyển) đã phối hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (đơn vị tổ chức thi tuyển) và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức thi tuyển rộng rãi phương thức kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo quy định của Luật Kiến trúc.
Sau khi có phương án kiến trúc cầu được chọn, CTCP Him Lam đã phối hợp Liên danh tư vấn Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP, Công ty TNHH Chodai & Kiso-Jiban Việt Nam, Công ty TNHH Chodai, Công ty TNHH Kiến trúc Niwa, Công ty TNHH Thiết kế kiến trúc NH Vilage nghiên cứu lập xong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.
Cũng trong công văn này, Him Lam đã nêu rõ những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển khai dự án.
Theo đó, phương án 1, nếu đầu tư dự án BOT theo đúng quy định, vốn ngân sách Nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư 50% thì không có thời hạn hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Phương án 2, nếu thời hạn hoàn vốn 26 năm, tỷ lệ nguồn vốn sẽ là 70,4% ngân sách và 29,6% nhà đầu tư, thì lại trái với quy định hiện hành.
Do vậy, Him Lam nhận thấy việc đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT không đúng với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trước thực tế trên, Him Lam đề nghị TP. Hà Nội cho Him Lam dừng việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, và bàn giao lại cho thành phố toàn bộ hồ sơ đã nghiên cứu về dự án cầu Trần Hưng Đạo để thành phố tiếp tục nghiên cứu đầu tư theo hình thức khác khả thi hơn.
Sẽ sử dụng 100% vốn ngân sách TP. Hà Nội
Mới đây, thông tin với báo chí, Trưởng phòng Kế hoạch & Tài chính, Sở GTVT Hà Nội Phan Trường Thành cho hay, cầu Trần Hưng Đạo là cầu đối nội, kết nối khu vực nội đô lịch sử tại đường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) với quận Long Biên. Do đó nó có vai trò rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh lưu lượng giao thông ngày càng tăng cao như hiện nay.
Thành ủy Hà Nội đã ban hành chương trình 03, xác định định cầu Trần Hưng Đạo vào nhóm đặc biệt quan tâm. Định hướng ban đầu sẽ đầu tư cầu này theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhưng đến nay được xác định lại sẽ sử dụng vốn đầu tư công.
Hà Nội cũng định hướng nguồn vốn đầu tư cho cầu Trần Hưng Đạo sẽ sử dụng 100% vốn ngân sách thành phố.

Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu trong tháng 1/2025, Sở KH&ĐT phải thẩm định để trình HĐND TP. Hà Nội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư cho dự án này làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đặc biệt, từ ngày 1/1/2025, theo Luật Thủ đô (sửa đổi) dự án cầu này sẽ thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐND TP. Hà Nội. Do đó, ngành GTVT Thủ đô kỳ vọng dự án cầu Trần Hưng Đạo sẽ được thông qua chủ trương đầu tư trong quý 1/2025, phê duyệt phương án và lựa chọn đơn vị thực hiện vào quý 2/2025; và dự kiến quý 3/2025 sẽ khởi công.
Đồng thời, theo ông Thành, nếu dự án này được phê duyệt với tiến độ như trên thì cần khoảng 2-3 năm để triển khai dự án do đây đều là cây cầu có quy mô lớn, đòi hỏi thời gian thi công dài.
Tuy nhiên, Trưởng phòng Kế hoạch & Tài chính, Sở GTVT Hà Nội thông tin thêm, cầu Trần Hưng Đạo có thể sẽ được triển khai chậm hơn 2 cầu Tứ Liên và Ngọc Hồi bởi 2 cầu này đang được xem xét, ưu tiên triển khai trước do vai trò quan trọng của nó với hệ thống giao thông Thủ đô.
Được thiết kế làn riêng cho người đi bộ
Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ được xây dựng trên địa bàn khu vực Hà Nội.
Cầu Trần Hưng Đạo có vị trí xây dựng ở giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Phía trung tâm thành phố, chân cầu dự kiến tại khu vực ngã 5 phố Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông. Phía Long Biên, điểm cuối tại khu vực giao cắt với Quốc lộ 5A (đường Nguyễn Văn Linh).

Tổng diện tích đất phục vụ dự án khoảng 75,5ha. Cầu được xây dựng vĩnh cửu với quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp, 2 làn đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h. Các cầu nhánh trong nút giao có bề rộng từ 7-9m.
Điểm độc đáo của cầu là được thiết kế có đường lên xuống cho người đi bộ. Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm của cầu. Cùng đó, tại trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kiến trúc. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.
Các nút giao trên tuyến được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh gồm: Nút giao phía quận Hoàn Kiếm (giao với đường đê Hữu Hồng, Trần Hưng Đạo), nút giao với đường Cổ Linh, nút giao với đường Nguyễn Sơn và nút giao với đường Nguyễn Văn Linh.
Với tổng mức đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng, cầu Trần Hưng Đạo sẽ được xây dựng với chiều dài 6,5km, gồm 6 nhịp, cầu chính dài 900m.
- Cùng chuyên mục
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.
Sự kiện - 12/03/2025 17:56
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.
Sự kiện - 12/03/2025 06:27
Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.
Sự kiện - 11/03/2025 14:14
VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.
Sự kiện - 11/03/2025 12:38
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh
Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...
Sự kiện - 11/03/2025 10:00
'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'
Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Sự kiện - 11/03/2025 09:44
Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?
Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.
Sự kiện - 10/03/2025 17:13
Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Sự kiện - 10/03/2025 15:15
Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế
Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.
Sự kiện - 10/03/2025 10:38
Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.
Sự kiện - 10/03/2025 10:23
Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm
Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.
Sự kiện - 10/03/2025 06:22
Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam
Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.
Sự kiện - 09/03/2025 12:32
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như 'tên đã lắp lên dây cung'?
Một số chuyên gia nêu ý kiến rằng việc thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gần như là chắc chắn tại kỳ họp sắp tới của Quốc hội, và sẽ tác động mạnh đến các đối tượng chịu thuế.
Sự kiện - 09/03/2025 08:37
Bộ Chính trị đồng ý điều chỉnh nghị định 178 về chế độ, chính sách với cán bộ khi tinh gọn bộ máy
Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 178/2024 để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ với cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.
Sự kiện - 09/03/2025 08:24
Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau
Sự kiện - 08/03/2025 22:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ