Startup có cần làm PR hay không?

Nhàđầutư
Bà Diệp Quế Anh - Giám đốc Truyền thông TikTok Việt Nam, Philippines và những thị trường mới nhận định nếu như có cơ hội startup nên nghĩ đến một phần truyền thông. Bởi khi một startup đã thành lập thì phải tạo cơ hội cho thế giới biết về sản phẩm của mình và giá trị của sản phẩm đó.
PHƯƠNG LINH
25, Tháng 07, 2020 | 09:03

Nhàđầutư
Bà Diệp Quế Anh - Giám đốc Truyền thông TikTok Việt Nam, Philippines và những thị trường mới nhận định nếu như có cơ hội startup nên nghĩ đến một phần truyền thông. Bởi khi một startup đã thành lập thì phải tạo cơ hội cho thế giới biết về sản phẩm của mình và giá trị của sản phẩm đó.

Chúng ta đều biết PR là điều cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp ngày nay để cạnh tranh trên thị trường và nó được coi là những vấn đề cơ bản của khởi nghiệp mà các công ty startup cần quan tâm đến. 

Các thương hiệu đã có tuổi đời, họ có sẵn nguồn khách hàng quay lại (sử dụng lại) và khách hàng trung thành. Chuyện họ cần làm là dựa vào các công cụ quảng cáo để boom cho sản phẩm/dịch vụ/khuyến mãi mới đến các khách hàng của họ và những khách hàng tiềm năng.

Còn đối với startup, đây là câu chuyện từ con số 0. Không có khách hàng có sẵn, không có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, tại sao họ lại phải sử dụng dịch vụ của bạn? Thiếu lý do để tin tưởng (reason-to-believe), mọi thông tin quảng cáo rầm rộ (và tốn rất nhiều tiền) sẽ không thể thu được hiệu quả quá tốt.

vnf-vsva

Không gian làm việc chung tại Vietnam Silicon Valley Accelerator

PR giải quyết được câu chuyện này, PR sử dụng những kênh xuất bản nội dung có sẵn như báo mạng, kênh Facebook page giải trí... để phổ biến nội dung sản phẩm cực kỳ rõ ràng (nội dung chữ nhiều hơn quảng cáo thông thường), và gắn sản phẩm với giá trị cụ thể. Grab là một ví dụ điển hình, họ làm điều này cực kỳ thành công với 2 fanpage chính là Tuyết Bitch Collection và Thỏ Bảy Màu.

Làm PR chuyên nghiệp cần một nhân viên PR thuộc dạng "pro". Các startup có thể thuê người làm PR theo dạng bán thời gian hoặc theo hợp đồng. Chỉ cần một người làm PR giỏi, thông tin sản phẩm của bạn có thể xuất hiện khắp mọi nơi với chi phí cực kỳ rẻ.

Tại hội thảo "Chiến lược truyền thông cho Startup: Định vị thương hiệu - phát triển thị trường" do Văn phòng Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Bộ Khoa học & Công nghệ (Đề án 844), Bộ KH&CN sẽ phối hợp cùng Cloud Ace Vietnam tổ chức chiều 24/7, bà Diệp Quế Anh - Giám đốc Truyền thông TikTok Việt Nam, Philippines và những thị trường mới cho rằng, thực tế, có rất nhiều câu chuyện trải nghiệm khi một startup ra đời, do đó nếu không định hình truyền thông từ những ngày đầu thì startup đó sẽ không thể để định hướng những gì mình chia sẻ. 

Theo bà Quế Anh, cách đây 2 năm, khi nhắc về TikTok mọi người thường nghĩ nó là một ứng dụng "trẻ trâu". Tuy nhiên, nếu người dùng xem nhiều loại nội dung thì TikTok sẽ thay đổi theo hướng đa dạng nội dung. Việc trải nghiệm của người dùng chính là PR.

"Điểm sáng của TikTok là cộng đồng, đối với TikTok đây không chỉ là nền tảng chia sẻ nội dung mà còn mang lại sự giải trí và có tính giáo dục cho mọi người", bà Quế Anh nói.

Giám đốc Truyền thông TikTok Việt Nam, Philippines và những thị trường mới cho hay, thay vì để người ta nói về mình thì mình phải ra ngoài để nói về bản thân. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải hiểu được “mission” (nhiệm vụ) của startup mà chúng ta tham gia và phải truyền thông nó ra bên ngoài bằng cách này hay cách khác.

"Startup có cần làm PR hay không? Nếu như có cơ hội startup nên nghĩ đến một phần truyền thông. Bởi khi một startup đã thành lập thì phải tạo cơ hội cho thế giới biết về sản phẩm của mình và giá trị của sản phẩm đó", bà Quế Anh nhấn mạnh.

Cũng tại hội thảo, ông Đỗ Xuân Thắng - Giám đốc khu vực miền Bắc, Cloud Ace - Đối tác cao cấp Google cho hay, Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á mảng Google Cloud, với tốc độ chuyển đổi số và khả năng nắm bắt của người Việt Nam đang rất tốt.

Ông Thắng cho biết, hiện Cloud Ace đang có nhiều ứng dụng có sẵn để hỗ trợ truyền thông trong thời điểm này, giúp những người làm công nghệ như startup ở Việt Nam khai thác tối ưu.

Cũng trong chương trình, ban tổ chức đã công bố 6 gói hỗ trợ truyền thông cho các startup từ các đơn vị truyền thông gồm Báo Công thương, Lê Minh Creative, Truyền hình Nhân Dân & Maymedia, Đài truyền hình VTV8 & Cao đẳng Công thương Miền Trung, VTC10 và Cloud Ace Việt Nam.

Chương trình hỗ trợ của Báo Công Thương cho các startup bao gồm tổ chức sự kiện kết nối, quảng bá sản phẩm. Trong khi đó, Lê Minh Creative hỗ trợ startup xây dựng nội dung trên nền tảng TikTok.

Liên danh Truyền hình Nhân Dân & Maymedia đưa ra gói hỗ trợ gồm 12 talkshow trên VOV1, đồng thời làm truyền thông trên mạng xã hội với KPI 750.000 lượt xem và 700.000 lượt tương tác và 200.000 lượt tiếp cận. Gói hỗ trợ của liên doanh có giá trị 2,8 tỷ đồng.

Cao đẳng Công Thương miền Trung và VTV8 tuyên bố hỗ trợ 40 startup với chương trình hỗ trợ trên các phương tiện truyền thông, đảm bảo 40 triệu lượt tiếp cận và 1 triệu lượt tương tác.

VTC 10 - Netviet sẽ giới thiệu các startup trên các chuyên mục “Việt Nam Góc nhìn của bạn”, “NetViet Story”, “Đường đến thành công”, “Kết nối thương hiệu Việt”, “Việt Nam hội nhập”.

Trong khi đó, Cloud Ace Việt Nam, đối tác của Google Premier hỗ trợ startup 8 giờ kĩ thuật, trong quá trình sử dụng Google Cloud Patform (GCP), 500 USD trả phí dịch vụ sử dụng GCP, 1 buổi đào tạo 2 tiếng sử dụng GCP và 50 credit để thực hành trên Qwiklabs, nền tảng mô tả GCP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ