SSI: Ngành thép tăng trưởng một con số năm 2021

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây về triển vọng ngành thép năm 2021, SSI cho biết, năm 2020 ngành thép được hưởng lợi từ việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn khiến sản lượng thép trên thế giới giảm mạnh. Cùng với đó là nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh từ quý 2/2020.
ĐÌNH VŨ
13, Tháng 01, 2021 | 14:26

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây về triển vọng ngành thép năm 2021, SSI cho biết, năm 2020 ngành thép được hưởng lợi từ việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn khiến sản lượng thép trên thế giới giảm mạnh. Cùng với đó là nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh từ quý 2/2020.

Phân tích của SSI cho biết, tiêu thụ thép trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 trong những tháng đầu năm nhưng đã có sự phục hồi đáng khích lệ trong giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, sản lượng thép xây dựng và thép dẹt thành phẩm trong nước giảm lần lượt 12% và 5%, trong bốn tháng đầu năm 2020 do hoạt động xây dựng chững lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, kể từ tháng 5, sản lượng tiêu thụ của 2 loại sản phẩm này đã phục hồi tích cực với mức tăng trưởng 1% (tháng 5/2020) và 7% (tháng 11/2020) so với cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân đáng kể là đầu tư công, với tổng giá trị trong 11 tháng tăng 34% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu thép đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ từ quý 2, nhờ nhu cầu thế giới phục hồi cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Tổng sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép tăng 48% so với cùng kỳ trong 11 tháng năm 2019.

Sản lượng xuất khẩu được hỗ trợ mạnh nhờ việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, để bảo vệ tăng trưởng GDP trong bối cảnh khu vực tư nhân chững lại; ngành ô tô phục hồi, do dịch COVID-19 khuyến khích khách hàng chuyển từ phương tiện giao thông công cộng sang phương tiện cá nhân; sản xuất dần ổn định trong nửa cuối năm.

hoa-phat

Thép Việt Nam được hưởng lợi từ nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu thép từ Trung Quốc tăng mạnh. Ảnh: hoaphat.com.vn.

Xuất khẩu thép của Việt Nam được lợi nhiều hơn do nguồn cung bị gián đoạn khiến sản lượng sản xuất của các thị trường thép lớn như EU, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt giảm 15%, 18%, 12%, 17% và 7% so với cùng kỳ 11 tháng năm 2019.

Giá thép xây dựng trong nước tăng 25% so với đầu năm, trong khi giá thép cuộn cán nóng (HRC) tăng 43% so với đầu năm và tăng 80% so với mức đáy. Giá thép có xu hướng tăng trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu tăng mạnh cùng với việc cắt giảm công suất ở Trung Quốc, nhu cầu dồn nén từ các thị trường khác và giá quặng sắt tăng do sự gián đoạn nguồn cung, đặc biệt là ở Brazil do dịch COVID -19.

Các công ty dẫn đầu trên thị trường tiếp tục chiếm lĩnh thị phần lớn là Tập đoàn Hòa Phát (HPG), từ 26,2% trong năm 2019 lên 32,5% trong 11 tháng năm 2020. Điều này là do sự gia tăng công suất từ Khu liên hợp gang thép Dung Quất, cũng như lợi thế cạnh tranh đáng kể về quy mô và chi phí sản xuất so với các đối thủ trong nước.

Thị phần của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), công ty sản xuất thép dẹt hàng đầu, cũng tăng từ 30% trong năm 2019 lên 33% trong 11 tháng năm 2020. Điều này chủ yếu nhờ vào kênh xuất khẩu.

Lợi nhuận của một số doanh nghiệp thép tăng đột biến nhờ tăng trưởng sản lượng và tỷ suất lợi nhuận cải thiện. Lợi nhuận trước thuế của các công ty sản xuất thép hàng đầu đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3.

Cụ thể, quý 3/2020 HPG ghi nhận doanh thu đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% và lợi nhuận sau thuế 3.785 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là kỷ lục về lợi nhuận tính theo quý.

Lũy kế 9 tháng, HPG ghi nhận doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng, tăng 40%; lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2019.

HSG sản lượng tiêu thụ quý 3 năm 2020 ước đạt 525.227 tấn và doanh thu ước đạt 8.349 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3 năm 2020 ước đạt 400 tỷ đồng, lớn gấp 4,8 lần so với cùng kỳ.

Đánh giá về triển vọng ngành thép năm 2021, SSI cho rằng: Tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020. Các động lực thúc đẩy nhu cầu thép bao gồm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI.

Nhu cầu từ xuất khẩu vẫn khá tích cực, nhưng dự kiến cạnh tranh gay gắt hơn: Theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020 - được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển.

SSI ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.

SSI lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành thép. Nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới. Ngoài ra, các công ty như HPG có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ