SSI: Ngành ngân hàng năm 2020 - nợ xấu tăng mạnh, lợi nhuận ước tăng gần 5%

Nhàđầutư
Nhận định về hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng 2020, triển vọng năm 2021, SSI cho rằng, lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 sẽ nhích thêm 4,9%. Cùng với đó, việc trích lập dự phòng trong năm 2020 sẽ tạo nên sự phân hoá của ngành này trong năm 2020 khi nợ xấu tăng cao nhưng chi phí tín dụng lại giảm.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 01, 2021 | 06:06

Nhàđầutư
Nhận định về hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng 2020, triển vọng năm 2021, SSI cho rằng, lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 sẽ nhích thêm 4,9%. Cùng với đó, việc trích lập dự phòng trong năm 2020 sẽ tạo nên sự phân hoá của ngành này trong năm 2020 khi nợ xấu tăng cao nhưng chi phí tín dụng lại giảm.

Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2020, tầm nhìn năm 2021 của ngành ngân hàng, SSI cho rằng bức tranh kinh doanh sẽ có sự phân hoá nhờ việc trích lập dự phòng các khoản nợ xấu trong năm 2020.

Tăng trưởng tín dụng thấp

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2020, tăng khá vào khoảng cuối năm. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 6,1% so với đầu năm vào cuối quý 3/2020 và tăng tốc lên 10,1% tính đến ngày 21/12/2020.

Hoạt động cho vay tập đoàn lớn và trái phiếu doanh nghiệp được đẩy mạnh trong nửa đầu năm 2020, trong khi cho vay bán lẻ có dấu hiệu phục hồi trong quý 3/2020. Một số ngân hàng tập trung đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. 

Trong quý 3, ngân hàng trung ương đã nới lỏng trần tăng trưởng tín dụng đối với nhiều NHTMCP lần thứ hai trong năm; mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong ngành là 23% ở Techcombank, TPBank và VIB. Cuối tháng 11 và tháng 12, mức trần tăng trưởng tín dụng đã được nâng lên đối với một số NHTMCP và Vietcombank.

ngan-hang

Theo SSI, tăng trưởng ngành ngân hàng năm 2021 ước đạt 13-14%. Ảnh: Minh hoạ.

NIM của ngành ngân hàng cũng giảm trong quý 2 do lãi suất giảm, miễn trả lãi và các khoản vay được tái cấu trúc (chiếm 2,1% tổng tín dụng). Sang quý 3, NIM phục hồi đáng kể lên 3,67%, mức cao nhất trong 12 quý liên tiếp. Nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi khách hàng (CASA) cải thiện và các gói vay có lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 dần kết thúc.

Tỷ lệ CASA bình quân tại 13 ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI đạt 20,9% (ngày 30/9/2020), mức cao nhất trong ba năm qua, từ mức đáy 18,6% (ngày 31/3/2020). Theo đó chi phí vốn đã giảm 0,24% trong quý 3/2020.

Thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng cũng đạt hiệu suất cao, đặc biệt là thu nhập từ phí và hoa hồng.

Trong nửa đầu năm 2020, thu nhập ngoài lãi tăng 15,1% so với cùng kỳ được thúc đẩy bởi hoạt động kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán. Trong khi tăng trưởng thu nhập phí ở mức khiêm tốn 8% so với cùng kỳ và thu từ nợ xấu đã xóa giảm 22% so với cùng kỳ.

Trong quý 3/2020, thu nhập phí thuần tại các ngân hàng tư nhân tăng mạnh 51,7% so với cùng kỳ, trong đó Techcombank tăng mạnh nhất 80,2% so với cùng kỳ, tiếp theo là STB 67% so với cùng kỳ, MBB 59,3% so với cùng kỳ)và VPB là 32,7% so với cùng kỳ.

Điều đáng chú ý là các ngân hàng quốc doanh đã ghi nhận mức lãi ngoại hối lớn trong 9 tháng năm 2020, tăng 39,6% so với cùng kỳ, do nguồn ngoại tệ dồi dào và tỷ suất lợi nhuận lớn do giá chào mua cao hơn của NHNN.

Trong 9 tháng 2020, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI đạt 86,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2019 tăng 26,9%). Các ngân hàng TMCP là đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng lợi nhuận trước thuế, với mức tăng 18,6%. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng quốc doanh chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ. 

SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ tăng nhẹ 4,9% so với cùng kỳ trong năm 2020. Tuy nhiên, triển vọng lợi nhuận có sự khác biệt giữa các NHTMCP và NHTMNN, do lợi nhuận của các ngân hàng này giảm trong năm 2020 do các gói tín dụng hỗ trợ quy mô lớn để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nợ xấu từ COVID-19 dần thành hình

Tác động của COVID-19 dần dần được phản ánh trong số dư nợ xấu của các ngân hàng. Mặc dù chi phí dự phòng trong quý 3/2020 tăng 18% so với quý trước, tỷ lệ nợ xấu bình quân vẫn tăng lên 1,77% từ mức 1,68% trong 2/2020. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nhích lên 90,6% từ 90,0% trong quý 2/2020..

Tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM hầu hết đều tăng trong khoảng 0,2%-0,7%. Tổng nợ xấu tính đến ngày 30/9/2020 là 91,2 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước và tăng 28,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả trái phiếu VAMC) tăng lên 1,9% từ 1,72% mức đầu năm. Chi phí dự phòng trong 9 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Triển vọng 2021

Đánh giá về triển vọng ngành ngân hàng năm 2021, SSI kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2021 trong khoảng 13% đến 14%. Con số này cao hơn mức ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 là khoảng 11% -12% và tương đối sát với trung bình tăng trưởng tín dụng năm 2018 và 2019 là trên 13%.

Kỳ vọng này dựa trên 3 nguyên nhân chính là sự phục hồi bắt đầu tư việc điều chế vaccine COVID-19 thành công; sự chuyển dịch từ trái phiếu doanh nghiệp sang nợ vay ngân hàng do có việc thắt chặt các điều kiện phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP; tiếp theo là việc tái khởi động tài chính tiêu dùng do tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng có thể quay trở lại mức trước COVID vào nửa cuối năm 2021.

Theo SSI, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có thể sẽ là yếu tố tạo nên sự phân hóa triển vọng ngân hàng trong năm 2021.

Thông thường chi phí tín dụng biến động cùng chiều với việc hình thành nợ xấu. Tuy nhiên, có sự sự phân hóa trong quý 3/2020 khi tỷ lệ nợ xấu mới hình thành tăng vọt, nhưng chi phí tín dụng ở các NHTMCP lại giảm. Các ngân hàng có thể tăng tốc trích lập dự phòng trong quý 4/2020. Trong khi đó, các NHTM quốc doanh liên tục trích lập dự phòng mạnh mẽ đến hết 9 tháng năm 2020.

Theo đó, năm 2021, do kỳ vọng nền kinh tế phục hồi, sự hình thành nợ xấu sẽ giảm so với năm 2020. Các NHTM quốc doanh có thể hưởng lợi nhiều hơn từ xu hướng này, vì đã xóa phần lớn tài sản có vấn đề (bao gồm trái phiếu VAMC) trong năm 2020. SSI ước tính chi phí tín dụng cho NHTM quốc doanh và tư nhân trong năm 2021 lần lượt là 1,36% và 1,57% (so với 1,67% và 1,63 % vào năm 2020).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ