Số phận TikTok sẽ đi về đâu?
TikTok đang làm nhiều cách để thuyết phục các chính khách Mỹ rằng "lòng trung thành" của công ty là dành cho Washington chứ không phải Bắc Kinh. Thế nhưng, giới quan sát nhận định những nỗ lực này sẽ không đem lại kết quả, bởi vấn đề nằm ở quốc tịch công ty chủ quản TikTok - ByteDance.
Liên tục nhận tin xấu
Đầu tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét cấm các mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có TikTok, vì có nguy cơ tới an ninh quốc gia Mỹ.
Theo đó, Đạo luật Không TikTok trên các thiết bị sử dụng trong Chính phủ Hoa Kỳ được Thượng nghị sĩ bang Missouri Josh Hawley trình hồi tháng ba và được Ủy ban Vấn đề Chính phủ và An ninh Nội địa của Thượng viện thông qua ngày 22/7. Dự luật sẽ được đưa ra biểu quyết ở toàn thượng viện.
Dự luật này cấm nhân viên, nhà thầu liên bang, nhà lập pháp tải xuống hoặc sử dụng TikTok và tất cả ứng dụng khác của tập đoàn ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh trên bất kỳ thiết bị nào do chính phủ cung cấp.
TikTok thu hút gần một tỷ người dùng trên toàn thế giới, trong đó ước tính có hơn 52 triệu người dùng ở Mỹ, tăng khoảng 12 triệu kể từ khi COVID-19 bùng phát. TikTok đặc biệt phổ biến với những người trẻ sử dụng điện thoại thông minh.

Tại Mỹ, TikTok đã trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng
TikTok lọt vào "tầm ngắm" của chính quyền Trump trong bối cảnh quan hệ Washington - Bắc Kinh ngày càng căng thẳng vì vấn đề COVID-19, Đài Loan, luật an ninh Hong Kong và Biển Đông.
Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm 59 ứng dụng di động có nguồn gốc Trung Quốc bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu như TikTok, Helo và WeChat, để chống lại mối đe dọa từ các ứng dụng này đối với chủ quyền và an ninh của họ.
Lệnh cấm được ban hành trong bối cảnh căng thẳng Ấn - Trung leo thang trong nhiều thập niên vì xung đột quân sự ở vùng biên giới. Những vụ đụng độ cách đây 2 tuần khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh lính Trung Quốc bị thương.
Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đã đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Ấn Độ. Việc bị chính phủ Ấn Độ cấm cửa có thể khiến TikTok thiệt hại lên đến 6 tỷ USD.

Nhà sáng lập TikTok, Zhang Yiming
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên cấm TikTok ở phạm vi toàn lãnh thổ. Sau Mỹ, có Australia và Hàn Quốc là các quốc gia tiếp theo cân nhắc cấm ứng dụng này.
Chưa dừng ở đó, ngày 21/7, Cơ quan Viễn thông Pakistan (PTA) thông báo đã cấm ứng dụng livestream Bigo Live vì đăng tải nội dung "vô đạo đức, khiêu dâm và thô tục", đồng thời cơ quan này cũng đưa ra "cảnh báo cuối cùng" đối với TikTok.
PTA cho biết trước đó họ đã gửi thư cảnh báo đến công ty mẹ của 2 ứng dụng trên là Bigo Technologies và ByteDance để yêu cầu "chủ động điều chỉnh nội dung phù hợp với luật pháp và đạo đức". Tuy nhiên, những thay đổi của 2 công ty đều không đạt yêu cầu.
Động thái của TikTok
Theo hãng phân tích thị trường Sensor Tower, tính đến tháng 4, TikTok - cùng với phiên bản Douyin tại quê nhà - ghi nhận hơn 2 tỷ lượt tải trên thế giới. TikTok được tải hơn 180 triệu lượt tại Mỹ, chiếm hơn 10% lượng người dùng đang hoạt động ngoài Trung Quốc, chỉ sau Ấn Độ và Indonesia.
Thế nhưng, TikTok bị vây quanh bằng hàng loạt câu hỏi về sự liên quan của Trung Quốc trong hoạt động và việc ra các quyết định. Nhà chức trách Mỹ đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy công ty chủ quản ByteDance của TikTok có thể bị buộc phải chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc.
Trên thực tế, TikTok không im lặng mà đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc từ Mỹ. Công ty này chỉ ra việc có giám đốc điều hành là một người Mỹ và nhấn mạnh TikTok là một phiên bản quốc tế của Douyin - đồng nghĩa các cơ sở dữ liệu sẽ được đặt bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Người phát ngôn của TikTok Jamie Favazza cho biết dữ liệu người dùng Mỹ được lưu trữ ở bang Virginia và Singapore.
Mới đây, nguồn tin của Reuters cho biết TikTok vài tháng qua đã đối thoại cùng chính phủ Anh về việc di dời trụ sở chính của mình tới London để tách khỏi chủ sở hữu ở Trung Quốc. London chỉ là một trong nhiều địa điểm đang được cân nhắc và TikTok vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Hiện chưa rõ những địa điểm khác nằm trong tầm ngắm của mạng xã hội này. Tuy nhiên, TikTok đã đẩy mạnh việc tuyển dụng tại tiểu bang California (Mỹ) trong năm nay.
Trong đó, TikTok đã chọn cựu giám đốc của Walt Disney, ông Kevin Mayer, làm giám đốc điều hành của mình. Ông Mayer hiện đang làm việc tại Mỹ.

ByteDance đang cân nhắc bán phần lớn cổ phần và quyền kiểm soát TikTok cho các nhà đầu tư Mỹ
Nguồn tin của Reuters cho biết trong những tuần qua, hãng tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề tại Mỹ, nhưng không loại trừ London khỏi danh sách trụ sở tiềm năng. TikTok dự kiến sẽ tăng "đáng kể" nhân lực tại London và một số địa điểm trọng yếu khác bên ngoài Trung Quốc trong những năm tới.
Thậm chí, ngày 23/7, do vấn đề quốc tịch dẫn đến nhiều rào cản và nghi ngại, ByteDance đang cân nhắc bán phần lớn cổ phần và quyền kiểm soát TikTok cho các nhà đầu tư Mỹ để nó tiếp tục sinh tồn ở nước này.
Bên đầu tư tham gia vào thỏa thuận này có khả năng gồm General Atlantic và Sequoia Capital.
Sequoia Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm từng rất thành công với những khoản đầu tư vào các gã trùm công nghệ như Apple, Google và PayPal trong thời kỳ đầu.
Số phận Tiktok sẽ đi về đâu?
Nikkei Asian Review dẫn lời một nhà đầu tư Trung Quốc tại ByteDance - công ty mẹ của TikTok - nhận định nhà sáng lập TikTok Zhang Yiming đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Mạng xã hội tăng trưởng nhanh nhất thế giới với hơn 2 tỷ lượt tải đối mặt với lệnh cấm từ rất nhiều quốc gia vì nghi vấn xâm phạm quyền riêng tư.
Tại Mỹ, TikTok đã trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng. "Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới sẽ là thử thách cực lớn với TikTok. Đảng Dân chủ và Cộng hòa có quan điểm chung về việc cấm vận các công ty Trung Quốc. Sau ZTE và Huawei, TikTok sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp", nhà đầu tư ở ByteDance dự báo.
Theo Nikkei, các nhà đầu tư của TikTok đang lo ngại. Năm 2019, TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin đóng góp tới 8,58-10 tỷ USD (tương đương hơn 50%) vào tổng doanh thu của ByteDance. Trong vòng gọi vốn năm 2018, ByteDance huy động được 3 tỷ USD từ các nhà đầu tư bao gồm SoftBank Group, KKR và General Atlantic.
Nhờ đó, TikTok đạt định giá 75 tỷ USD. Hiện định giá của công ty đã tăng ít nhất 30% lên hơn 100 tỷ USD. Dù vậy, các nhà đầu tư nói đó chỉ là con số trên giấy, bởi không ai dám mua cổ phiếu TikTok ở thời điểm này. Do bị Mỹ dọa cấm cửa, TikTok không có ý định phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).
Theo New York Times, TikTok đã thuê một đội vận động hành lang lên tới 35 người, bao gồm cả những người "có quan hệ sâu sắc với ông Trump", để thuyết phục các chính khách Mỹ rằng "lòng trung thành" của công ty dành cho Washington chứ không phải Bắc Kinh.
TikTok đang làm nhiều cách để chứng minh cam kết bảo vệ dữ liệu người dùng của mình. Đầu tháng này, khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia tại Hong Kong, TikTok là công ty công nghệ đầu tiên hủy hoạt động tại đây. Tuy vậy, nghi ngờ của Mỹ vẫn còn đó dù không rõ lệnh cấm, nếu được ban hành, sẽ ra sao.
Hồi tháng 5, ông Zhang đưa cựu Chủ tịch Disney Kevin Mayer (một người Mỹ) lên làm CEO TikTok, đồng thời tuyển dụng một đội ngũ điều hành phương Tây.
Tháng trước, TikTok cũng tuyển cựu quản lý Google Lee Hunter làm giám đốc văn phòng Australia. Các nhân sự người Trung Quốc ở nước ngoài cũng được thay thế bằng người địa phương.
Đầu tháng này, TikTok công bố đưa trách nhiệm bảo vệ dữ liệu người dùng châu Âu tới các chi nhánh của hãng ở Ireland và Anh. Công ty cũng mở một trung tâm minh bạch nội dung tại Los Angeles (Mỹ). Đây là nỗ lực nhằm thuyết phục Mỹ rằng chính quyền Bắc Kinh không can thiệp vào hoạt động xử lý dữ liệu người dùng của TikTok.
Vấn đề nằm ở quốc tịch công ty chủ quản TikTok. Một cách xử lý khác để TikTok không bị cấm tại Mỹ, theo cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow đề xuất, là tách TikTok độc lập khỏi ByteDance.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định những nỗ lực này sẽ không đem lại kết quả, bởi sự quan ngại của Mỹ là rất lớn.
Tuần trước, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro gọi CEO TikTok Mayer là "con rối" và khẳng định chiêu bài đưa công dân Mỹ lên làm giám đốc của TikTok "sẽ không lừa được ai".
Ông Navarro khẳng định Tổng thống Trump sẽ "hành động mạnh tay" với TikTok và các ứng dụng Trung Quốc khác.
- Cùng chuyên mục
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.
Công nghệ - 29/04/2025 10:21
Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI
TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
Công nghệ - 26/04/2025 17:40
CEO FPT chia sẻ 3 nguyên tắc triển khai ESG
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa đã có những chia sẻ về thực tiễn quản trị không hình thức tại FPT.
Công nghệ - 25/04/2025 19:20
FPT hợp tác với 2 tập đoàn tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới
Tập đoàn FPT công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings - hai tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản.
Công nghệ - 22/04/2025 11:51
Chính thức vận hành tuyến cáp quang có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) có dung lượng lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 290 triệu USD vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành.
Công nghệ - 16/04/2025 18:28
GSMA ghi nhận tiếng nói của Việt Nam và Viettel trong ngành di động toàn cầu
Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiêp hội di động toàn cầu (GSMA) cho rằng, tiếng nói của Việt Nam và Viettel xứng đáng được lớn hơn trong ngành công nghiệp di động thế giới…
Công nghệ - 16/04/2025 13:01
FPT trở thành đối tác chuyển đổi số toàn cầu của CLB Chelsea
Không còn là đồn đoán, FPT chính thức trở thành đối tác chuyển đối số toàn cầu của CLB Chelsea. Giá trị thương vụ được cho là ở mức hàng chục triệu Bảng Anh/năm.
Công nghệ - 10/04/2025 13:59
Doanh nghiệp kêu quy định chặt, ngay Amazon hay Tesla cũng khó IPO ở Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu vốn, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Nhưng ngay cả Tesla của Elon Musk hay "ông lớn" Amazon nếu khởi nghiệp ở Việt Nam cũng khó có cơ hội niêm yết, kêu gọi vốn.
Công nghệ - 31/03/2025 11:53
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago