Sở Du lịch TP.HCM: Dự án du lịch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khó khăn vì cảnh sắc bờ sông đơn điệu

Nhàđầutư
Sau khi Nhadautu.vn đăng tải bài viết 'TP.HCM: Dự án du lịch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ kỳ vọng thành thất vọng' (ngày 14/7), đại diện Sở Du lịch TP.HCM đã có văn bản trả lời Nhadautu.vn rằng, sự đơn điệu của cảnh sắc hai bên bờ kênh đã làm ảnh hưởng tới việc phát triển của dự án.
LÝ TUẤN - GIA HUY
20, Tháng 07, 2020 | 11:38

Nhàđầutư
Sau khi Nhadautu.vn đăng tải bài viết 'TP.HCM: Dự án du lịch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ kỳ vọng thành thất vọng' (ngày 14/7), đại diện Sở Du lịch TP.HCM đã có văn bản trả lời Nhadautu.vn rằng, sự đơn điệu của cảnh sắc hai bên bờ kênh đã làm ảnh hưởng tới việc phát triển của dự án.

Cụ thể, theo đại diện Sở Du lịch TP.HCM, dự án chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9/2015, tour du lịch đường thủy nội đô kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (tổng chiều dài 4.5km, đi qua địa bàn các quận 1, 3, Bình Thạnh và Phú Nhuận do Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn khai thác) được xem là phát pháo đầu tiên trong chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đường thủy nội đô của thành phố và được kỳ vọng sẽ làm thỏa lòng mong mỏi của người dân TP.HCM cũng như giúp du khách khi tới Sài Gòn có thêm nhiều lựa chọn để trải nghiệm, khám phá Sài Gòn.

“Có thể nói, sản phẩm này đã làm phong phú và đa dạng để bổ trợ cho những sản phẩm du lịch cốt lõi của thành phố, tăng nhiều tính trải nghiệm cho du khách khi tìm hiểu giá trị tài nguyên đường thủy của TP.HCM. Cụ thể: tổng lượt khách tham quan và trải nghiệm tuyến du lịch nội đô này trong 5 năm qua đạt gần 50.000 lượt khách. Cùng với sự đa dạng của các hoạt động tại điểm đến như: Không gian đờn ca tài tử trên kênh, mô hình chợ nổi trên kênh, không gian chiếu sáng kết hợp ánh sáng từ dòng kênh, du lịch gia đình trên kênh nội đô, không gian mỹ thuật được thể hiện tại những điểm nhấn dọc trên tuyến, tăng cường xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng như gia đình, khách lẻ, khách đoàn…”, vị đại diện này nói về dự án.

IMG_6439 - Copy

Theo số liệu Sở Du lịch TP.HCM cung cấp thì năm 2019 lượt khách tham gia tour du lịch đường thủy nội đô trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là 14.654 lượt, tăng 15%. 

Tuy nhiên, cũng theo đại diện Sở Du lịch thì từ lúc đưa vào khai thác và hoạt động cho đến nay, doanh nghiệp đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm trên dòng kênh như: Chất lượng vệ sinh môi trường, nước chưa đảm bảo, tình trạng rác thải từ cuộc sống sinh hoạt của người dân và từ cửa sông Sài Gòn tràn vào, ảnh hưởng mùa mưa bão đến các hoạt động kinh doanh ngoài trời.

Bên cạnh đó, sự đơn điệu của cảnh sắc hai bên bờ kênh, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và gìn giữ giá trị văn hóa cốt lõi của dòng kênh chưa được chú trọng, vấn đề an ninh trật tự, không có bãi giữ xe cho du khách… làm ảnh hưởng đến tâm lý trải nghiệm của du khách trên dòng kênh nội đô.

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp lữ hành tại các địa phương khác chưa chủ động trong việc khai thác các giá trị sản phẩm trên kênh nội đô để hình thành các chương trình du lịch liên kết đưa nguồn khách đoàn đến sản phẩm này cũng tác động không nhỏ đến dự án.

Trước tình hình đó, để tháo gỡ khó khăn cho dự án này, đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho biết, đơn vị hiện đang làm mới các sản phẩm hiện có để tăng nhiều tính trải nghiệm cho du khách khi đến với tuyến du lịch nội đô (xây dựng các gói sản phẩm kết hợp, liên kết với các sản phẩm và điểm đến khác trên bờ, đa dạng các hoạt động dưới mặt nước, đưa vào hoạt động tuyến xe điện giữa hai bến để tạo sự thuận tiện cho du khách...).

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đánh giá thực trạng các cầu bến hiện hữu để xây dựng các cầu bến mới phù hợp với nhiều lộ trình cho khách lựa chọn. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch các địa phương trong liên kết tổ chức các đoàn famtrip (hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị...) và presstrip để kết nối sản phẩm du lịch nội đô đến với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước…

Trong khi đó, thông tin về tình hình doanh thu, cũng như lượt khách của dự án này mang lại cho thành phố trong thời gian qua, đại diện Sở Du lịch TP.HCM chỉ cung cấp số liệu về lượng khách đã phục vụ quan các năm như: Năm 2015; 1.030 lượt; năm 2016: 9.012 lượt, tăng 774%; năm 2017: 11.678 lượt, tăng 29.6%; năm 2018: 12.435 lượt, tăng 6.48%; năm 2019: 14.654 lượt, tăng 15%. Còn số tiền doanh thu mang lại từ lượng khách này là bao nhiêu thì phía Sở Du lịch TP.HCM vẫn chưa đưa ra.

IMG_6424

Những chiếc thuyền nằm "trơ trọi' trên kênh tại nhà ga bến thuyền, hiện đã có dấu hiệu xuống cấp.

Để tiếp tục thông tin đến đọc giả, Nhadautu.vn đã tiếp tục đề nghị phía Sở Du lịch TP.HCM cung cấp thêm thông tin số liệu kinh doanh trong thời gian qua; việc vì sao để doanh nghiệp khai thác vận hành biến bến bãi, đường đi bộ của người dân cạnh dự án thành quán cà phê buôn bán và nếu như khách đi lại nhiều thì sao những con thuyền lại xuống cấp nghiêm trọng như trong bài viết phản ánh... Cùng đó là việc Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đăng ký địa chỉ hoạt động 462 đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP.HCM chỉ là địa chỉ “ma” vì ở đó không có bất kỳ công ty nào mang tên Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn mà chỉ là tiệm sửa xe máy, điều này lo ngại về năng lực của doanh nghiệp được giao khai thác, vận hành dự án không đảm bảo yêu cầu…, thì Sở Du lịch TP.HCM vẫn chưa có câu trả lời.

Trước đó, ngày 14/7, Nhadautu.vn đăng tải bài viết “TP.HCM: Dự án du lịch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ kỳ vọng thành thất vọng” với nội dung sau 5 năm dự án đi vào khai thác, tới nay không có bất cứ hoạt động chèo thuyền phục vụ khách du lịch nào trên kênh. Thay vào đó, những chiếc thuyền này lại được tập kết nằm “trơ trọi” tại 2 bến của nhà ga.

Trong khi đó, tại 2 nhà ga hiện đang được sử dụng để kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, điều thắc mắc của đa số người dân sống xung quanh 2 nhà ga bến thuyền trong thời gian qua là việc thành phố cấp phép cho dự án này làm du lịch trên kênh hay để kinh doanh cà phê? Bởi vì, để kinh doanh cà phê, thức uống, Công ty Thuyền Sài Gòn đã chiếm dụng một phần khuôn viên đất của công viên, cùng với đó là lối đi bộ của người dân để bày bàn ghế...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ