Sắp chuyển sàn lên HOSE, chứng khoán Tiên Phong có gì nổi bật?

Điều rõ nhận thấy nhất ở Công ty chứng khoán Tiên Phong (TPS – mã: ORS) trong năm 2020 đến nay là tăng vốn điều lệ đi kèm với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến, lội ngược dòng xoá lỗ luỹ kế đáp ứng các điều kiện để niêm yết ngược trở lại trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
PHAN HẰNG
15, Tháng 09, 2021 | 07:30

Điều rõ nhận thấy nhất ở Công ty chứng khoán Tiên Phong (TPS – mã: ORS) trong năm 2020 đến nay là tăng vốn điều lệ đi kèm với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến, lội ngược dòng xoá lỗ luỹ kế đáp ứng các điều kiện để niêm yết ngược trở lại trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Giữa tháng 8, HOSE đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu trên sàn HOSE của TPS – đây là bước quan trọng để TPS có thể hiện thực hoá kế hoạch định vị thương hiệu, làm mới mình để niêm yết trên sàn HOSE.

Kết quả này hoàn toàn lột xác so với tiền thân của TPS đã thua lỗ 3 năm liên tiếp 2016-2018, buộc phải huỷ niêm yết bắt buộc trên HNX và đăng ký giao dịch trên Upcom. Sau khi gia nhập hệ sinh thái TPBank vào tháng 4/2019, công cuộc cải tổ, tái cấu trúc mạnh mẽ diễn ra ở TPS. Với sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ hệ sinh thái TPBank, TPS đã liên tục tăng vốn thành công từ mức 240 tỷ đồng, lên 2.000 tỷ đồng như hiện nay, tương ứng tăng hơn 7,3 lần.

Cho đến tháng 1/2021, TPS đã chính thức xóa được toàn bộ số lỗ lũy kế tồn đọng từ năm 2018. Đến cuối quý 1/2021, TPS ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối hơn 57 tỷ đồng.Trong quý 2, TPS lãi ròng gần 54 tỷ đồng, gấp tới 4,9 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu hoạt động của TPS đạt mức 541 tỷ, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 151 tỷ, cũng gấp gần 4 lần cùng kỳ 2020.

Kết quả này được đóng góp từ 2 yếu tố chính, trước hết là kết quả tái cơ cấu TPS thành công, nâng cao nguồn lực từ quy mô vốn, đến củng cố đội ngũ nhân sự, đầu tư hệ thống, công nghệ,… đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của một CTCK.

Và thứ 2 là diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán, xô đổ mọi kỷ lục về thanh khoản và điểm số do sự gia nhập mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới trên thị trường, dẫn đến nhu cầu về giao dịch, dịch vụ, sản phẩm tài chính gia tăng mạnh – qua đó hỗ trợ tốt cho ngành chứng khoán ghi nhận tăng trưởng liên tục các quý từ năm 2020 đến nay. Với TPS, sau tái cơ cấu, công ty đủ điều kiện để chớp được cơ hội từ thị trường.

7

 

8

 

Kết quả tăng trưởng ấn tượng đến từ các mảng Ngân hàng đầu tư (IB), Môi giới và cho vay margin, đặc biệt đến từ hoạt động tư vấn trái phiếu doanh nghiệp – là mảng kinh doanh chiến lược mà TPS đặt mục tiêu xuyên suốt từ thời điểm tái cấu trúc đến nay. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) 4 quý gần nhất đạt 22,27%.

Với lợi thế là thành viên của hệ sinh thái TPBank – TPS có lợi thế về nguồn lực khách hàng, đồng thời tập trung mạnh vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Đây là thế mạnh mà không phải công ty chứng khoán nào cũng có được.

Theo bảng xếp hạng thị phần do HOSE công bố quý 2/2021, TPS nằm trong Top 2 thị phần môi giới trái phiếu, với con số thị phần tăng trưởng mạnh lên 26,15%, trong khi quý 1 là 3,91%. Con số thị phần của TPS cũng có khoảng cách khá xa so với các vị trí liền kề.

Dĩ nhiên, sau khi củng cố nguồn lực, TPS không bó hẹp mình trên thị trường trái phiếu, mà mở rộng và đẩy mạnh các tiện ích, sản phẩm, dịch vụ liên quan đến giao dịch cổ phiếu của khách hàng.

Nhờ vậy, khối lượng giao dịch cổ phiếu tại TPS cũng tăng từ 6.100 tỷ đồng cho quý 1/2021 lên 19.976 tỷ đồng trong quý 2/2021.

Đồng thời, dư nợ cho vay margin của TPS tăng mạnh qua nhiều quý, từ mức 23 tỷ đồng hồi đầu năm 2021, tăng lên 139 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2021, và tăng vọt lên hơn 691 tỷ đồng cuối quý 2, đến thời điểm hiện tại trên 1.000 tỷ đồng.

So sánh các con số với kết quả trong quá khứ của TPS cho thấy sự nỗ lực và thành quả đáng ghi nhận của đội ngũ TPS.

Vừa qua, HDQT TPS đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, dự kiến bổ sung nguồn vốn 1.500 tỷ đồng cho hoạt động cho vay margin và 500 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh, hoạt động khác. Theo đó, không khó để dự báo đà tăng trưởng ở mảng môi giới và cho vay margin của TPS sẽ còn tiếp tục trong các quý tới.

9

 

Dĩ nhiên, để có thể mở rộng ra mảng khách hàng cá nhân, TPS đã phải tập trung nghiên cứu, ra mắt các sản phẩm mới có tính ưu việt, và bổ sung các chức năng, tiện ích của hệ thống công nghệ thông tin.

Theo thông tin trên website của TPS, công ty đã tăng cường số hóa hệ thống thông tin để quản lý tài sản và giao dịch trái phiếu; ra mắt ứng dụng TPS Mobile - Ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên thiết bị di động với nhiều tiện ích hiện đại, như chuyển nhận tiền Topup từ ứng dụng chuyển tiền của TPBank vào tài khoản chứng khoán và ngược lại; sắp tới TPS đưa vào triển khai công nghệ eKYC - nhận dạng khách hàng, mở tài khoản trực tuyến hướng tới gia tăng trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và hỗ trợ giao dịch đầu tư hiệu quả với nhiều tiện ích và tính năng nổi bật.

Theo chia sẻ từ lãnh đạo TPS, công ty đặt mục tiêu lọt vào Top 10 về vốn điều lệ trong năm 2022, Top 10 về thị phần môi giới đồng thời cũng phải song hành với hiệu quả hoạt động, nằm trong Top 10 về lợi nhuận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ