Sáng tối 'bức tranh' ngành may Nghệ An

Nhàđầutư
Trong 3 tháng đầu năm 2023, các đơn hàng xuất khẩu ngành may mặc bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên, với bối cảnh nền kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng, suy thoái kinh tế, nhu cầu thị trường với mặt hàng may mặc vẫn duy trì ở mức thấp, tốc độ phục hồi còn chậm.
VĂN DŨNG
05, Tháng 04, 2023 | 11:30

Nhàđầutư
Trong 3 tháng đầu năm 2023, các đơn hàng xuất khẩu ngành may mặc bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên, với bối cảnh nền kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng, suy thoái kinh tế, nhu cầu thị trường với mặt hàng may mặc vẫn duy trì ở mức thấp, tốc độ phục hồi còn chậm.

Với tiềm năng về thị trường và nguồn nhân lực sẵn có, hạ tầng giao thông, cảng biển thuận lợi cùng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, thời gian qua ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã phát huy tốt lợi thế để thu hút được nhiều nhà đầu tư có thương hiệu như: Hanosimex, Tập đoàn KIDO (Hàn Quốc), Công ty TNHH Sangwoo (Hàn Quốc), Công ty TNHH Wooin Vina (Hàn Quốc), Matsuoka (Nhật Bản), Tập đoàn Minh Anh, Tập đoàn An Hưng...

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 40 dự án, cơ sở sản xuất (chỉ tính riêng các dự án được cấp chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh), trong đó có 30 nhà máy đang hoạt động và 10 dự án đã được cấp chủ trương đầu tư đang triển khai xây dựng, trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vốn đăng ký gần 100 triệu USD. Các nhà máy may đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động khu vực nông thôn.

Thời gian qua, dệt may đang là ngành đang phải đối mặt với tác động từ tình trạng lạm phát trên thế giới. Dù ngay trong tháng 1 và tháng 2, người lao động ngành dệt may đã hăng hái bắt tay vào sản xuất, nhiều đơn vị đã có đơn hàng hết quý I nhưng ngành cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi nhu cầu tiêu dùng, đơn hàng bị sụt giảm, lượng hàng tồn kho tăng cao...

2

Công nhân đang làm việc tại Nhà máy may An Hưng. Ảnh: Văn Dũng.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Trần Tiến Mạnh, Phó Tổng Giám đốc An Hưng Group cho biết, từ sau Tết, các đơn hàng xuất khẩu ngành may mặc bắt đầu quay trở lại, hầu hết các đơn hàng này được chuẩn bị cho thị trường từ cuối quý II/2023.

Theo ông Mạnh, hiện Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào giảm, hạ bớt áp lực chi phí nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất dệt may. Tuy nhiên, với bối cảnh nền kinh tế mới phục hồi sau khủng hoảng, suy thoái kinh tế, nhu cầu thị trường với mặt hàng may mặc vẫn duy trì ở mức thấp, tốc độ phục hồi còn chậm. "Đây cũng là thách thức cho các doanh nghiệp dệt may trong việc thu hút các đơn hàng xuất khẩu, tăng cường quản lý chi phí vận hành để có thể duy trì tốt hoạt động của doanh nghiệp, phục hồi và nâng cao biên lợi nhuận sau một năm 2022 đầy khó khăn", ông Mạnh nói.

Về phía người lao động, ông Mạnh cho rằng, các cơ quan đoàn thể, tổ chức công đoàn phải chủ động hơn trong việc tư vấn, định hướng, hướng dẫn công nhân lao động chuyển dịch, phân bổ đều vào các nhà máy lớn, đặc biệt là các nhà máy có hồ sơ năng lực tốt, được khách hàng ưu ái ký kết đơn hàng sớm. Để vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối cảnh doanh nghiệp đang cắt giảm lao động, vừa đáp ứng và cân bằng số lượng lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Do khủng hoảng kinh tế nên may mặc không phải là lựa chọn hàng đầu của người dân

Ông Nguyễn Đình Sinh, Tổng giám đốc May Minh Anh khu vực Nghệ An (Mian Group)

Ông Nguyễn Đình Sinh, Tổng giám đốc May Minh Anh khu vực Nghệ An (Mian Group) cho hay, ngành dệt may trong cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đang trong thời gian rất khó khăn, khó khăn hơn cả đợt dịch Covid-19, do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine, lạm phát ở các nước liên minh châu Âu và Mỹ dẫn đến khan hiếm đơn hàng.

Theo ông Sinh, trong 3 tháng đầu năm 2023, ngành dệt may cả nước có khởi sắc hơn cuối năm trước, tuy nhiên, lượng đơn hàng ở các nước liên minh châu Âu và Mỹ vẫn còn giảm. "Do khủng hoảng kinh tế nên may mặc không phải là lựa chọn hàng đầu của người dân, dẫn đến tất cả các đơn hàng từ các tập đoàn lớn của liên minh châu Âu và Mỹ bị đều cắt giảm", ông Sinh nói.

Ngoài khách hàng truyền thống thì May Minh Anh cũng đang tìm kiếm khách hàng mới và lượng khách hàng mới hiện tăng gấp đôi so với năm trước. "Công ty tìm kiếm khách hàng mới cơ bản là để tạo công ăn việc làm cho người lao động, còn doanh nghiệp thì rất khó khăn. Khó khăn ở chỗ là trước đây đơn hàng lớn, giá cao mà bây giờ đơn hàng nhỏ, giá lại thấp dẫn đến làm không có lãi. Hy vọng hết quý 2 ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn chứ như thời gian qua thì quá vất vả", ông Sinh nói thêm.

Tổng giám đốc May Minh Anh cũng cho biết, hiện công ty đang chấp nhận khó khăn để đồng hành cùng người lao động, để khi có đơn hàng trở lại người lao động vẫn sát cánh cùng công ty. Hiện, 3 nhà máy của May Minh Anh có hơn 8.000 lao động, với mức lương dao động từ 6,5-8 triệu đồng/tháng, giảm hơn nhiều so với năm 2022.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ