Sàn HoSE liên tục 'đơ', dòng tiền nghìn tỷ chảy sang HNX, UPCoM

Nhàđầutư
Việc dòng tiền rời sàn HoSE và tìm đến các sàn HNX, UPCoM phần nào cho thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn so với bất động sản, vàng, hay gửi tiết kiệm.
NHÂN TÂM
05, Tháng 03, 2021 | 18:51

Nhàđầutư
Việc dòng tiền rời sàn HoSE và tìm đến các sàn HNX, UPCoM phần nào cho thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn so với bất động sản, vàng, hay gửi tiết kiệm.

nhadautu - Chung khoan do

Ảnh: Internet.

Thông thường, trạng thái nghẽn lệnh của sàn HoSE thường xảy ra khi thanh khoản chỉ số gần tới ngưỡng chịu đựng của hệ thống (khoảng 14.000 – 15.000 tỷ đồng). Dù vậy, trong phiên 5/3, VN-Index đã gặp trục trặc ngay từ những phút đầu giờ giao dịch. Cụ thể, chỉ số không cập nhật liên tục như thông thường, thanh khoản thị trường chỉ nhảy số sau vài phút, hay nếu bảng giá sàn HNX nhấp nháy thể hiện lệnh mua bán, thì bảng điện tử giao dịch của HoSE lại liên tục đứng hình,….

Đến 10h sáng, bảng điện tử đã vận hành bình thường, nhưng tình trạng đứng im lại tiếp tục tái diễn sau một thời gian ngắn.

Câu chuyện quá tải sàn HoSE đã không còn là điều lạ. Trước tình trạng này, HoSE vào tháng 1/2021 đã nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 lên 100 cổ phần để giảm 18% số lượng lệnh. Tuy vậy, trong bối cảnh tình trạng tắc nghẽn chưa thể giải quyết, thậm chí còn trầm trọng hơn, kịch bản nâng lô giao dịch lên 1.000 đơn vị đã được HoSE tính đến.

Trong khi đó, phía UBCKNN mới đây đã văn bản gửi HoSE, HNX, VSD về việc chuyển cổ phiếu niêm yết từ HoSE sang HNX. Theo đó, UBCKNN yêu cầu HNX khẩn trương tiếp nhận xử lý cho doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HoSE, mà không xem xét lại hồ sơ theo quy trình niêm yết mới. Các cơ chế giao dịch, giám sát giao dịch, quản lý niêm yết, chế độ báo cáo và công bố thông tin… áp dụng chung như với doanh nghiệp niêm yết trên HNX. HoSE, HNX phối hợp trong công tác giám sát giao dịch đối với các cổ phiếu này để đảm bảo tính liên tục trong công tác giám sát. 

Dòng tiền chảy sang HNX, UPCoM

Với việc HoSE vẫn loay hoay tìm lời giải cho bài toán nghẽn lệnh, dòng tiền bắt đầu có dấu hiệu dịch chuyển sang sàn HNX và UPCoM.

Trong phiên 5/3, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HNX tăng lên 2.504 tỷ đồng. Dù con số này giảm 28,9% so với phiên 4/3, nhưng cao hơn 15,3% so với trung bình 1 tuần giao dịch trở lại đây (2.171 tỷ đồng) và hơn 12,7% so với 1 tháng gần đây (1.926 tỷ đồng).

Tương tự, thanh khoản trên thị trường UPCoM cũng tăng lên 1.351 tỷ đồng, cao hơn 18,6% so với 1 tuần giao dịch (1.139 tỷ) và 33% với 1 tháng trở lại đây (857 tỷ).  

Nhờ dòng tiền ồ ạt đổ vào, sàn HNX và UPCoM đồng loạt tăng mạnh trong phiên giao dịch chiều 5/3. Theo đó, HNX đóng cửa tăng 4,03 điểm lên 259,8 điểm; UPCoM tăng 0,6 điểm lên 78,56 điểm.

Dòng tiền tìm đến các mã cổ phiếu trong nhóm dầu khí trên sàn HNX như PVC (+9,5%), PVG (+9,7%), PVL (+9,1%), PVS (+1.2%),… một số mã đáng chú ý đã “trần cứng” như CEO (+10%), DNP (+10%).

Tương tự, dòng tiền trên sàn UPCoM cũng chảy vào các mã thuộc nhóm ngành dầu khí như PSG (+20%), PVA (+20%), PVO (+14,6%), OIL (+12,8%). Đặc biệt, mã BSR (+8,8%) gây chú ý với thanh khoản đạt gần 21,5 triệu đơn vị.

Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, nhóm này bán ròng 8,1 tỷ đồng, tập trung vào các mã như: INN (-7,54 tỷ), BVS (-3,39 tỷ), API (-1,26 tỷ), trong khi mua ròng 2 phiên liên tiếp trên UPCoM, tập trung ở các mã như: BSR (38,17 tỷ), MCH (3,84 tỷ), CTR (1,85 tỷ)…

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, việc dòng tiền rời sàn HoSE và tìm đến các sàn HNX, UPCoM phần nào cho thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn so với bất động sản, vàng, hay gửi tiết kiệm.

“Các cổ phiếu trên sàn UPCoM vốn không được cấp margin. Do đó, việc thanh khoản sàn này tăng rất mạnh trong 2 phiên giao dịch trở lại đây phần nào cho thấy dòng tiền trong thị trường vẫn rất mạnh mẽ”, ông Minh nhận định.

Tuy vậy, ông Minh cũng lưu ý rằng, dòng tiền “bất đắc dĩ” này có thể chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi lẽ, các cổ phiếu bên sàn HoSE vẫn mang tính ổn định hơn về mặt chất lượng, cũng như thanh khoản.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ