Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030

Nhàđầutư
Mục tiêu Quảng Nam đề ra đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm từ 7,5 - 8%, GRDP bình quân đầu người từ 110 - 113 triệu đồng. Phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.
THÀNH VÂN
12, Tháng 10, 2020 | 14:02

Nhàđầutư
Mục tiêu Quảng Nam đề ra đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm từ 7,5 - 8%, GRDP bình quân đầu người từ 110 - 113 triệu đồng. Phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Sáng 12/10, tỉnh Quảng Nam khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), với sự tham dự của 347 đại biểu chính thức đại diện cho 69.111 đảng viên toàn tỉnh.

Với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030”. 

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá 

Theo Báo cáo chính trị, trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều công trình giao thông quan trọng được xây dựng, kết nối thông suốt. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được quan tâm đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2016 đến nay nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất cả nước.

Đáng chú ý, kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 9,53%/năm, đưa quy mô nền kinh tế lên gần 109 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với đầu nhiệm kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP chiếm 31,51%, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. GRDP bình quân đầu người đạt 72,4 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng. 

dai-hoi

Sáng 12/10, tỉnh Quảng Nam khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Ảnh: Báo Quảng Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển. Đặc biệt, du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng. Nông nghiệp phát triển ổn định, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển theo hướng bền vững.

Đối với vùng động lực đồng bằng, ven biển và vùng trung du, miền núi được tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển và đẩy mạnh đầu tư.

Theo đó, đối với vùng đồng bằng, ven biển là vùng động lực của tỉnh. Đến nay, đã có 5/7 nhóm dự án đang triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, 2/7 nhóm dự án đang xúc tiến đầu tư và lập thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Đặc biệt, Khu kinh tế mở Chu Lai tiếp tục được tập trung đầu tư hạ tầng và thu hút nhiều dự án, đóng góp bình quân 65% tổng thu ngân sách tỉnh, nổi bật là Khu liên hợp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.

Khu kinh tế mở Chu Lai là một trong những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, Cảng hàng không Chu Lai đã được điều chỉnh quy hoạch và ngày càng phát huy hiệu quả; Cảng biển Chu Lai quy hoạch là cảng biển loại I và tiếp tục được đầu tư, đảm bảo tiếp nhận các tàu vận tải quốc tế có trọng tải lớn.

Đối với kinh tế biển phát triển khá mạnh gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Du lịch biển ngày càng phát huy hiệu quả với sự phát triển của nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng ven biển; khai thác du lịch đảo Cù Lao Chàm từng bước được cải thiện về chất lượng và hiệu quả.

Đối với vùng trung du, miền núi được quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây của tỉnh. Diện mạo khu vực trung du, miền núi từng bước thay đổi, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện.

Ngoài ra, mạng lưới đô thị tiếp tục phát triển, đảm bảo liên kết giữa đô thị và nông thôn. Hình thành chuỗi đô thị ven biển giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như: Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thành phố Hội An, vệt du lịch cao cấp ven biển Hội An - Điện Ngọc, đô thị Nam Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai - Núi Thành. 

GRDP bình quân hằng năm tăng 7,5 - 8%

Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quảng Nam sẽ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động xã hội; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu cũng được đề ra như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm từ 7,5 - 8%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 từ 110 - 113 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm 9%. 

thaco

Phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Đối với tỷ trọng các ngành trong GRDP đến năm 2025: Công nghiệp - xây dựng từ 35,8 - 36%; dịch vụ từ 37,2 - 37,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp từ 17,5 - 17,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 9,5 - 9,3%.

Ngoài ra, đối với số lượt khách du lịch đến với địa phương, Quảng Nam dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 12 triệu lượt khách; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa bình quân 10%/năm... 

Để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXII đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Trong đó, 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị; chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Đồng thời, Quảng Nam chú trọng phát triển mạnh kinh tế biển và vùng đồng bằng ven biển; tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi. Trong đó, đầu tư phát triển vùng ven biển trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao; đưa vào hoạt động có hiệu quả tất cả các nhóm dự án trọng điểm vùng Đông Nam. 

Ngoài ra, Quảng Nam sẽ cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch. Theo đó, Tập trung phát triển những ngành dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao. Chuyển ưu tiên từ thu hút số lượng du khách sang chất lượng du khách và doanh thu du lịch.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ