Quan hệ Mỹ - Trung sẽ chuyển biến ra sao dưới thời Tổng thống Joe Biden?

Chưa đầy một tuần sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện một giọng điệu tự tin khi ông kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc.
TRẦN VÕ
27, Tháng 01, 2021 | 06:59

Chưa đầy một tuần sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện một giọng điệu tự tin khi ông kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc.

ap_us_china_flags

Quan hệ Mỹ - Trung sẽ chuyển biến ra sao dưới thời Tổng thống Joe Biden?  Ảnh:AP

Bài phát biểu quan trọng của ông Tập tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra khi mọi sự chú ý đều đang hướng về một giai đoạn mới trong quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính quyền mới của Mỹ sẽ lựa chọn phương thức khác so với cách tiếp cận đơn thương độc mã của cựu Tổng thống Donald Trump.

Trung Quốc đang trên đà vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vài năm qua cũng như dần tăng cường sự hiện diện trên toàn cầu. Ông Tập nói rằng các quốc gia sẽ thất bại nếu họ hoạt động đơn lẻ. 

Ông không đề cập đến Mỹ hoặc các quốc gia cụ thể, nhưng nêu tên Liên hợp quốc trong lời kêu gọi hợp tác quốc tế.

Trái ngược với chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Trump, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ bắt đầu chính sách với Trung Quốc bằng sự ''kiên nhẫn'' và sự tham vấn của các đồng minh.

Nhưng bà nói rằng bài phát biểu của ông Tập không thay đổi quan điểm của nước này đối với Trung Quốc, cho dù có liên quan đến thương mại hay công nghệ.

Bà Psaki nói trong một cuộc họp báo thường kỳ: "Chúng tôi đang cạnh tranh nghiêm túc với Trung Quốc. Những gì chúng tôi thấy trong vài năm qua là Trung Quốc ngày càng độc đoán hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Và Bắc Kinh hiện đang thách thức an ninh, sự thịnh vượng và các giá trị của Mỹ. Điều này buộc chúng tôi phải có một cách tiếp cận mới''.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã leo thang dưới thời ông Trump, người đã sử dụng thuế quan và các lệnh trừng phạt nhằm giải quyết nhiều khiếu nại về các hoạt động kinh doanh không công bằng của Trung Quốc.

Tranh chấp về thương mại nhanh chóng lan sang các lĩnh vực như công nghệ, tài chính, nhân quyền và nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Bất chấp áp lực từ Mỹ và những thách thức từ đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn báo cáo mức tăng trưởng GDP 2,3% vào năm 2020, ký thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới với các nước láng giềng châu Á và kết thúc đàm phán với EU về một thỏa thuận đầu tư lớn.

"Bắc Kinh đã trở thành một mắt xích quan trọng hơn trên toàn cầu", Isaac Stone Fish, người sáng lập Strategy Risks, một công ty có trụ sở tại New York chuyên kiểm tra mức độ tiếp xúc của các doanh nghiệp với Bắc Kinh, cho biết.

Trở lại năm 2017, chỉ vài ngày trước khi ông Trump nhậm chức và bắt đầu phá vỡ mối quan hệ thông thường của Mỹ với các nước khác, Chủ tịch Tập đã đề cao Trung Quốc là nước ủng hộ hội nhập kinh tế trên toàn cầu trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đây là lần đầu tiên một chủ tịch Trung Quốc tham dự sự kiện này.

Trong suốt những thăng trầm của mối quan hệ Mỹ - Trung dưới thời chính quyền ông Trump, Bắc Kinh vẫn duy trì mối quan hệ cởi mở trong việc thảo luận với Mỹ và các quốc gia khác.

Ông Tập nói rằng Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Về phía Mỹ, ông Biden cho biết hai nước có thể hợp tác với nhau trong các lĩnh vực như môi trường và sức khỏe toàn cầu, ngay cả khi cả hai bên ngày càng mâu thuẫn trong nỗ lực đảm bảo lợi thế công nghệ và an ninh quốc gia.

''Mong muốn của ông Tập là được hợp tác với Mỹ về các vấn đề như COVID-19, biến đổi khí hậu và điều phối chính sách kinh tế vĩ mô'', Gabriel Wildau, phó chủ tịch cấp cao cho biết tại công ty tư vấn Teneo.

Nhưng ông Wildau nhận định rằng Chủ tịch Tập Cận Bình biết chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể sẽ giữ một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.

''Các chính sách kinh tế mới ở Trung Quốc là kết quả của việc giới lãnh đạo thừa nhận rằng môi trường bên ngoài đã trở nên thù địch hơn, và Trung Quốc không còn có thể dựa vào việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu nước ngoài và nhập khẩu công nghệ tiên tiến, bất kể Tổng thống Mỹ là ai'', ông Wildau nói.

(Theo CNBC)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ