Phú Yên: Nhiều khó khăn trong phát triển, đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Nhàđầutư
Phú Yên cho biết trong hơn 3 năm qua, nhiều dự án xin đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn đều không thực hiện được do vướng mắc về thủ tục giao đất, cho thuê đất.
VIỆT TÙNG
30, Tháng 12, 2021 | 09:38

Nhàđầutư
Phú Yên cho biết trong hơn 3 năm qua, nhiều dự án xin đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn đều không thực hiện được do vướng mắc về thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Theo Sở Công thương tỉnh Phú Yên, trên địa bàn tỉnh này quy hoạch 27 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích hơn 990 ha và được phân bố ở 8 huyện, thị xã. Đến nay, tỉnh Phú Yên đã thành lập được 13 CCN với tổng diện tích hơn hơn 450 ha, trong đó có 12 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích hơn 372 ha; thu hút được 43 dự án đầu tư.

Trong đó 29 dự án đang hoạt động, nộp ngân sách hơn 15 tỷ đồng; 8 dự án đang dừng sản xuất, 4 dự án đang triển khai xây dựng, 2 dự án chưa triển khai đầu tư; đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân hơn 18,6%.

Trong số các CCN được thành lập, có 5 CCN đã triển khai đầu tư hạ tầng với tổng kinh phí thực hiện là hơn 39/620 tỷ đồng; kinh phí đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách.

Cụ thể, CCN Hòa An, huyện Phú Hòa diện tích 8,7 ha; CCN Ba Bản, huyện Sơn Hòa diện tích 74 ha; CCN Tam Giang, huyện Tuy An diện tích 20 ha; CCN Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh diện tích 20,5 ha; CCN Hòa Phú, huyện Tây Hòa 74 ha.

thanh-pho-tuy-hoa-cat-canh-trong-giai-doan-phat-trien-moi1595341904

TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: báo Đầu tư

Theo Sở Công thương tỉnh Phú Yên, hiện chi phí đầu tư các CCN khá lớn, bình quân từ 48 - 715 tỷ đồng/CCN nên thời gian hoàn vốn chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra, các CCN được thành lập, mở rộng hiện nay đều do các đơn vị sự nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư và trông chờ vào nguồn ngân sách nên việc triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN thời gian qua rất chậm

“Trong hơn 3 năm qua, nhiều dự án xin đầu tư vào các CCN trên địa bàn đều không thực hiện được do vướng mắc về thủ tục giao đất, cho thuê đất. Mô hình doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng CCN sẽ thể hiện được tính chủ động trong việc huy động vốn, mời gọi đầu tư. Tuy nhiên hiện nay Trung ương chưa có hướng dẫn trình tự chuyển đổi từ mô hình nhà nước làm chủ đầu tư sang doanh nghiệp làm chủ đầu tư”, Sở Công thương tỉnh Phú Yên cho biết.

Từ đó, Sở Công thương tỉnh Phú Yên kiến nghị Bộ Công thương rà soát, bổ sung quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi chủ đầu tư từ mô hình nhà nước sang mô hình doanh nghiệp để thuận lợi trong việc mời gọi các tổ chức kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng CCN.

Trước đó tại hội thảo “Gỡ vướng pháp lý để thu hút đầu tư” giữa tháng 12/2021, UBND tỉnh Phú Yên cho biết hiện nay tỉnh này gặp vướng mắc trong dự án đầu tư vào CNN. Cụ thể, do ngân sách tỉnh còn hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN. Do đó Phú Yên có một số CCN được quy hoạch chưa có chủ đầu tư hoặc chưa được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh.

Liên quan vướng mắc trong việc thuê đất tại CCN ở Phú Yên, một số chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp cho rằng nhà nước cần nhận diện lại CCN là gì, xác định lại giá trị, vai trò và mục đích của CCN. Từ đó xây dựng khung pháp lý để CCN phát triển. Trên thực tế, khi chưa có hạ tầng, doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để sản xuất không được. Nguyên nhân vướng mắc tại Phú Yên được cho là vốn nhà nước đầu tư vào CCN còn yếu, các quy định còn chưa rõ và không hợp với tình hình thực tế.

Tỉ giá đang cập nhật
Điều chỉnh kích thước chữ