Phát triển logistics là nhu cầu cấp bách đối với ĐBSCL

Nhàđầutư
Theo thống kê hàng năm, có 70% hàng hóa xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chuyển tải về các cảng lớn tại TP.HCM và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) làm cho chi phí vận tải của doanh nghiệp tăng từ hơn 10-40% tùy từng tuyến, làm giảm sức cạnh tranh.
TRƯỜNG CA
24, Tháng 04, 2019 | 07:19

Nhàđầutư
Theo thống kê hàng năm, có 70% hàng hóa xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chuyển tải về các cảng lớn tại TP.HCM và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) làm cho chi phí vận tải của doanh nghiệp tăng từ hơn 10-40% tùy từng tuyến, làm giảm sức cạnh tranh.

Tại Hội thảo “Tăng cường tính kết nối nhằm cải thiện chuỗi giá trị hàng nông sản và thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra tại Cần Thơ, vào ngày 23/4, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, xuất khẩu nông thủy hải sản đã và đang là thế mạnh của của Việt Nam nói chung cũng như của ĐBSCL và TP. Cần Thơ nói riêng, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng như sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Với lợi thế là vùng kinh tế có nhiều lợi thế và tiềm năng về nông nghiệp, ĐBSCL đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây. Được mệnh danh là vựa lúa, vựa thủy sản và trái cây lớn nhất cả nước. Chỉ riêng với sản phẩm gạo và thủy sản chế biến  xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của 2 mặt hàng này chiếm từ 75 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.

Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và gia tăng giá trị chế biến nông sản  cho vùng ĐBSCL, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho rằng, cần phải hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng có bảo quản nhiệt độ và hàng trái cây cũng như chuỗi cung ứng logistics cho mặt hàng này là một thách thức không hề nhỏ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ logistics.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương vừa công bố, năm 2018  tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,79 tỷ USD, xuất khẩu mặt hàng trái cây 3,81 tỷ USD, trong đó ĐBSCL chính là trung tâm xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê trong ít nhất 5 năm trở lại đây,  thì chi phí logistics cho xuất nhập thủy sản và trái cây chiếm tỷ lệ vào khoảng 20-25%,  với chi phí  này là khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng vào khoảng 10-15%); kết nối hạ tầng logistics tại khu vực ĐBSCL còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của sự bất cập nêu trên, chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng: ngân sách đầu tư cho thủy sản tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển củ vùng. Các cảng biển tại ĐBSCL còn thiếu, nhất là các cảng nước sâu đủ khả năng phục vụ tàu vận chuyển container xuất khẩu. Về đường bộ, hệ thống cầu đường còn thiếu, ít đường cao tốc, thiếu kết nối, chi phí vận chuyển đường bộ còn khá cao và có xu hướng tăng trong những năm qua, phí cầu đường cao và nhiều trạm BOT trên đường quốc lộ, chi phí nhiên liệu, bốc xếp tại cảng, chi phí phát sinh do tắc nghẽn giao thông, chi phí không chính thức... cũng tăng cao.

Liên quan đến phát triển logistics cho ĐBSCL, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, phát triển logistics là nhu cầu cấp bách của Cần Thơ, cũng như ĐBSCL. Theo quy hoạch, cảng Cái Cui của Cần Thơ được Chính phủ và Bộ ngành qui hoạch làm cảng logistics vùng loại II. Thực hiện qui hoạch này,  thời gian qua thành phố  Cần Thơ đã chuẩn bị, quy hoạch cho logistics phục vụ vận tải biển, hàng không, đường bộ và cả đường sắt trong tương lai. Tuy nhiên, cần có sự kết nối với các tỉnh trong khu vực, thông tuyến và kết nối đa phương thức thì mới thành công...

Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ chia sẻ thêm, thực trạng hàng năm nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của khu vực ĐBSCL khoảng 17 - 18 triệu tấn. Tuy nhiên, 70% hàng hóa xuất khẩu này phải chuyển tải về các cảng lớn ở TP Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.

Theo ông Toại dự báo nhu cầu vận tải sản lượng lúa của vùng đến năm 2020 khoảng 10,2 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác khoảng 2,42 triệu tấn, cho thấy thị trường logistics của vùng ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng là rất tiềm năng, có triển vọng phát triển và thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, việc phát triển ngành dịch vụ logistics ở Cần Thơ nói chung và xây dựng phát triển một trung tâm logistics hạng II cấp vùng ở Cần Thơ là nhu cầu cách bách và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ