Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu: “Cần đồng bộ về cơ chế chính sách"

Nhàđầutư
Ngày 14/12, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Sau một năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Trường Ca
14, Tháng 12, 2018 | 13:55

Nhàđầutư
Ngày 14/12, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Sau một năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và nhiều chuyên gia sẽ phân tích những việc đã làm được, chưa làm được và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết 120/NQ-CP.

PGS.TS. Lê Việt Dũng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, cho biết, để thực hiện thành công và hiệu quả NQ 120 bên cạnh các giải pháp kỹ thuật cụ thể thì vấn đề thay đổi tư duy và quán triệt đồng bộ của nhà quản lý, nhà khoa học và rộng rãi trong cộng đồng thiết nghĩ cần phải có kế hoạch đồng bộ.

Vì vậy các bên liên quan cần có sự thống nhất cơ bản trước khi thực hiện những vấn đề lớn; sự thay đổi quan điểm liên quan đến nhận thức về mặn - hạn - lũ; về quản lý khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên và những chủ trương, chương trình hành động cụ thể.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng muốn giàu thì cần chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. 

"Đây là một hành trình cần sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia và cần thiết có một cơ quan điều phối. Tư duy kinh tế cần và phải được dẫn dắt bởi cộng đồng doanh nghiệp và sự tham gia nhiệt thành của các nhà khoa học. Vì vậy, trong khi chúng ta kiến nghị có một cơ chế điều phối cấp Vùng trong điều kiện còn rất nhiều điều băn khoăn, lúng túng về cơ chế, thể chế, thì tại sao chúng ta không hình thành một thiết chế với tên gọi "hiệp hội cho từng ngành hàng chủ lực" trong vùng? Đây chính là thiết chế đa thành phần, có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý chuyên ngành và những người nông dân, mà đại diện là các hợp tác xã...".

Ông Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL thuộc Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, với Nghị quyết 120/CP,  các địa phương vùng ĐBSCL đã lập lập danh mục các dự án đầu tư phát triển bền vững  và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trình Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Các tỉnh cũng liên kết phát triển bền vững ở tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau  và Duyên Hải Phía Đông; triển khai dự án phát triển du lịch ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu và triển khai các hoạt động sử dụng kinh phí địa phương và gắn kết dự án tài trợ.

Song song đó, theo ông Nhân, các tổ chức quốc tế và trong nước cũng đã tổ chức nhiều hoạt động, mà cụ thể là Đại sứ quán Hà Lan, Tổ chức IUCN phối hợp Bộ Tài nguyên Môi trường, Hội Nông dân Việt Nam và Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo tập huấn, truyền thông điệp cốt lõi của Kế hoạch ĐBSCL nhằm hỗ trợ triển khai Nghị quyết 120 cho 13 tỉnh, thành.

Ông Nhân cho biết, tháng 11 vừa qua, Đại sứ quán Hà Lan cũng đã làm việc về cơ chế tài chính thực hiện Nghị quyết này. Tuy nhiên, các dự án mang tính tổng thể, cấp thiết nhưng nội hàm của nghị quyết chưa phát triển."Tại Quốc hội, Thủ tướng có nói sẽ dành 12.000 tỉ đồng cho ĐBSCL thực hiện Nghị quyết này, nhưng chưa rõ giai đoạn nào sẽ được bố trí vốn?", ông Nhân hỏi.

GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ dẫn lợi thế của vùng ĐBSCL cho biết: ĐBSCL là vùng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đóng góp hơn 95% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của quốc gia.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Thực tế, biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân, đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện, lâu dài, cấp bách để phát triển bền vững ĐBSCL, ông Toàn  nói.

Tại hội thảo nhiều vấn đề đối với cơ chế chính sách để thực thi Nghị quyết đã được đặt ra. Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, ban hành ngày 17/11/2017, liên quan tới gần 30 bộ, ngành và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Mục tiêu của Nghị quyết 120/CP là  xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của vùng trên cơ sở tích hợp thống nhất các quy hoạch ngành, địa phương và sản phẩm chủ lực; giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ