Ông Nguyễn Đăng Quang: Sáp nhập VinEco, Masan dốc toàn lực vào nông nghiệp

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan khẳng định, sáp nhập VinEco, Tập đoàn Masan là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi, cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp Việt Nam.
PHƯƠNG LINH
24, Tháng 12, 2019 | 10:58

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan khẳng định, sáp nhập VinEco, Tập đoàn Masan là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi, cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến bàn kế hoạch năm 2020 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chiều 23/12, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan nhận định, thời gian qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi. Doanh nghiệp hiện đang gấp rút xây dựng tổ hợp chế biến thứ 2 tại tỉnh Long An và dự kiến đưa vào hoạt động vào quý 4 năm 2020.  

Chủ tịch Masan cho biết, hưởng ứng lời kêu gọị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ NN&PTNT, doanh nghiệp tham gia cùng các cơ quan nhà nước ứng dụng số hóa để thay đổi và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, đầu tư vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao,…

Ma-san-a-quang-1577101119-width1200height841

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan phát biểu tại hội nghị. Ảnh: K.Lực

Tập đoàn Masan đặt mục tiêu đầu tư nền tảng nông nghiệp công nghệ cao - xu hướng tối ưu nhất mà các cường quốc nông nghiệp trên thế giới đang áp dụng.

"Masan tiên phong đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới, hoàn thiện chuỗi nông nghiệp khép kín 3F “từ trang trại đến bàn ăn” vào chuỗi giá trị tích hợp: Sản xuất thức ăn chăn nuôi - Trang trại chăn nuôi kĩ thuật cao - Chế biến thực phẩm công nghệ Châu Âu - Hệ thống phân phối và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nhằm phục vụ các sản phẩm chất lượng cao cho gần 100 triệu người Việt Nam", ông Quang nói.

Cùng với đó, Masan luôn đặt quyền lợi của người nông dân, sự phát triển của địa phương, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường song hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là những câu chuyện thật, nói thật và đã làm thật tại Masan.

Sở hữu nhà máy chế biến thịt mát- thương hiệu MEATDeli- đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại,  Masan đã hiện thực hóa “giấc mơ thịt sạch”, phụng sự người tiêu dùng Việt Nam, mang lại cho họ quyền được ăn thịt ngon, đạt chuẩn quốc tế với giá hợp túi tiền.

Để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, ông Quang cho biết, Masan đã xây dựng một hệ thống kiểm dịch tuân thủ nghiêm ngặt và hữu hiệu. Hệ thống phòng thủ 3 tuyến được vận hành xuyên suốt trong chuỗi liên kết từ khâu chăn nuôi, xử lý và chế biến, phân phối thịt mát MEAT Deli đến tay người tiêu dùng.

Tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến nay được chứng nhận Tiêu chuẩn Toàn cầu BRC trong lĩnh vực chế biến thịt tươi. Tập đoàn này cũng đang gấp rút xây dựng tổ hợp chế biến thứ 2 tại tỉnh Long An và dự kiến đưa vào hoạt động vào quý 4/2020.  

Nói về việc sáp nhập VinCommerce và VinEco trở thành thành viên của Tập đoàn Masan, ông Quang cho biết, với việc sáp nhập VinComerce, Tập đoàn Masan đã tạo ra 1 nền tảng bán lẻ lớn nhất Việt Nam, dự kiến tới cuối năm 2019 là 2.888 siêu thị và cửa hàng Vinmart, Vinmart+ trên 58 các tỉnh thành cả nước.

Cũng thông qua việc sáp nhập VinEco, Tập đoàn Masan đã sở hữu thêm hệ thống 14 trang trại công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng bên cạnh hệ thống trang trại chăn nuôi heo của Công ty.

"Đây là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi, cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp Việt Nam", ông Quang khẳng định.

Tuy nhiên, Chủ tịch Masan cũng thẳng thắn nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, kinh doanh vận hành, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ và các Bộ ngành.

Thứ nhất, theo ông Nguyễn Đăng Quang, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang thực hiên theo Nghị định 57, tồn tại 2 điểm. Tồn tại thứ nhất, Nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư rất khó khăn và nhiều rủi ro, song các chính sách quy đinh tại Nghị định 57 chưa đủ mạnh, hấp dẫn bằng chính sách thu hút các loại hình khác đầu tư vào Khu CN, khu chế xuất.

Tuy chính sách chưa đủ mạnh nhưng nguồn lực cũng chưa hề có. “Vì vậy chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi các chính sách của Nghị định 57 sao cho phù hợp, mạnh mẽ. tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp đang tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời chính sách phải đi đôi với nguồn lực thực hiện”, ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh. 

Thứ hai, doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp cho công tác xây dựng các chuỗi sản phẩm mà một mình doanh nghiệp không thể làm được.

Thứ ba, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thúc đẩy nhanh việc cho phép thành lập các Hiệp hội ngành nghề. "Các hiệp hội sẽ góp phần tập hợp các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, có tiếng nói đại diện trong quản lý tuân thủ pháp luật, bảo bệ môi trường, phát triển bền vững và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam”, Chủ tịch HĐQT Masan đề nghị.

Thứ tư, theo Chủ tịch HĐQT Masan, mục tiêu của ngành nông nghiệp ngoài phục vụ cho 100 triệu người tiêu dùng trong nước, là hướng tới Xuất khẩu. “Do đó, đề nghị tiếp tục định hướng mở cửa thị trường phù hợp với lợi thế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp và người dân, hướng dẫn kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sân chơi công bằng, cạnh tranh lành mạnh và sòng phẳng giữa các doanh nghiệp Việt với nhau cũng như doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Quang nói.

Cho ý kiến về những đề xuất của Masan, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, sau khi xác nhập vào VinEco, Masan đã hoàn thiện chuỗi lớn về trồng trọt và chăn nuôi. 

Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị doanh nghiệp tập trung vào nhà máy chế biến, đặc biệt là nhà máy sản xuất chế biến thịt lợn tại Long An và Việt Nam sẽ cần nhiều hơn những nhà máy chế biến như vậy.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ