Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại
Ngay khi bắt đầu phiên tranh luận chiều 16-1, ông Đinh La Thăng đã kiến nghị cơ quan tố tụng thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho ông được tại ngoại.

Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa
Trình bày với hội đồng xét xử trước khi bước vào tranh luận chiều 16-1, ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), bị xét xử về tội cố ý làm trái, cho rằng bản thân ông cũng như các bị cáo khác không gây nguy hiểm cho xã hội, không cần thiết phải bị tạm giam.
Ông Thăng kiến nghị hội đồng xét xử và Viện kiểm sát thay đổi biện pháp ngăn chặn với ông, cho ông được tại ngoại.
Trước đó trong phiên tòa buổi sáng, ông Đinh La Thăng khẳng định bản thân không hưởng lợi gì từ việc chỉ định thầu cho Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) của Trịnh Xuân Thanh.
Do đó, theo ông Thăng, luận điểm của Viện kiểm sát cho rằng việc ông bổ nhiệm các bị cáo Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh làm tổng giám đốc PVC vì lợi ích nhóm là không thỏa đáng.
Bị cáo cũng được bổ nhiệm!
"Việc bổ nhiệm cán bộ không thể coi là lợi ích nhóm. Bản thân bị cáo cũng được cấp trên bổ nhiệm. Vì trong nhóm này không phải thuần túy là lời buộc tội của bị cáo mà còn lương tâm trách nhiệm của cả tập thể, mong HĐXX xem xét giúp", ông Thăng nói.
Ông Thăng cũng nói về việc nhận trách nhiệm của mình trước HĐXX và toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, nhưng đại diện VKS vẫn cho rằng đó là chối bỏ trách nhiệm: "Bị cáo là lãnh đạo cao nhất của tập đoàn, bị cáo đã nhận trách nhiệm là chưa hoàn thành trách nhiệm. Bị cáo sẵn sàng nhận trách nhiệm của bị cáo cho tất cả các cán bộ dưới quyền, chỉ vì đẩy nhanh tiến độ dự án mà gây ra sai phạm, không động cơ cá nhân, không vụ lợi".
Khẳng định bản thân không bao giờ muốn làm tổn hại đến các bị cáo khác, ông Đinh La Thăng cho biết luôn dặn các luật sư bào chữa rằng: "Bào chữa thế nào thì bào chữa nhưng không đổ lỗi cho Đảng và Nhà nước hay cấp dưới. Bào chữa cho bị cáo mà làm nặng cho người khác thì không được làm".
Ông Thăng cũng nhắc lại kết luận 41 của Bộ Chính trị và chủ trương của Chính phủ và khẳng định việc chỉ định thầu là nằm trong chủ trương, PVN được chỉ định các đơn vị thành viên của mình. Còn thời điểm đó, ngay cả Lilama cũng không đủ năng lực để làm tổng thầu.
Thẩm quyền chỉ định thầu trong dự án này đã được HĐTV quyết định. Đặc biệt, ông Thăng nhấn mạnh sau khi bị cáo chuyển công tác thì lãnh đạo tập đoàn đã đánh giá lại và vẫn giao PVC đủ năng lực thực hiện.
"Như vậy, chủ trương chỉ định thầu không phải do bị cáo đưa ra", ông Thăng nói.
Sao không xử lý người trực tiếp vi phạm?
Hợp đồng 33, ông Đinh La Thăng khẳng định hoàn toàn là thẩm quyền của PVPower, không thuộc thẩm quyền của chủ tịch HĐTV của PVN.
"Bị cáo chỉ được thực hiện trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn, nếu làm sai thì vi phạm pháp luật. Trong các cuộc họp, bị cáo không nhận được báo cáo nào của PVPower hay ban tổng giám đốc về sự thiếu sót này, bị cáo hoàn toàn không biết", ông Thăng nhấn mạnh.
Ông Thăng cũng nói trách nhiệm là của PVPower bởi ngay sau khi ký hợp đồng xong, PVPower có công văn đề nghị tạm ứng tiền cho PVC ngay.
"Tuy nhiên, vì trách nhiệm của bị cáo là đang sử dụng đồng tiền của nhà nước nên không thể sử dụng sao cũng được", ông Thăng nói ngay sau đó đã có văn bản chỉ đạo chỉ được sử dụng tiền tạm ứng vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nhưng văn bản này đã không được VKS trích dẫn.
"Những cái gì buộc tội bị cáo thì VKS đưa vào, cái gì gỡ tội thì không đưa vào. Không phải bị cáo coi thường đồng tiền, chính vì trân trọng đồng tiền nhà nước giao nên phê vào công văn đó. Bị cáo không muốn đôi co với cấp dưới của mình, bởi bị cáo đã rất trân trọng họ. Đề nghị HĐXX xem xét cho bị cáo", ông Đinh La Thăng nói.
Bị cáo Thăng cũng tỏ thái độ với việc PVPower là bên phải chịu trách nhiệm về chuỗi hành vi sai phạm nhưng lại không bị xử lý, trong khi những người liên quan, giúp sức lại bị xử lý.
Ông Thăng tranh luận: "Ví như người trực tiếp giết người thì không xử lý, những người mua dao, người cầm dao thì bị xử lý tất. Đề nghị xem xét về trách nhiệm của PVPower".
Ông Đinh La Thăng vẫn chưa nói xong phần tranh luận của mình thì đã quá 12h trưa, HĐXX cho tạm nghỉ để chiều phiên tòa tiếp tục.
Trước đó, luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh (tội tham ô tài sản) đã đề nghị HĐXX xem xét bằng chứng (chứng nhận việc rút tiền đưa cho Trịnh Xuân Thanh) mà VKS sử dụng trong phần đối đáp hôm qua.
Cho rằng bằng chứng đó được thu thập trong khi vụ án đang được đưa ra xét xử, luật sư Phúc nhận định việc sử dụng bằng chứng như vậy là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
(Theo Tuổi trẻ)
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Sự kiện - 12/05/2025 22:25
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago