"Nói thẳng" về Dự luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (tiếp theo kỳ trước)

Nhàđầutư
Không thể hỗ trợ DNNVV chỉ bằng khuyến nghị, bằng chính sách mà còn phải có tổ chức đủ mạnh như kinh nghiệm của Nhật Bản
GS-TSKH NGUYỄN MẠI
05, Tháng 05, 2017 | 08:00

Nhàđầutư
Không thể hỗ trợ DNNVV chỉ bằng khuyến nghị, bằng chính sách mà còn phải có tổ chức đủ mạnh như kinh nghiệm của Nhật Bản

4. Điều 11: Hỗ trợ ươm tạo và nâng cao năng lực công nghệ

Nên bỏ Khoản 2 vì việc thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.

5. Hỗ trợ mở rộng thị trường

Thật khó xác định “DN tổ chức đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm” như Khoản 1 Điều 12, để được hưởng hỗ trợ. Samsung đang mở rộng mạng lưới nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của tập đoàn này; Vingroup đã hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch; theo quy định tại Khoản 1 thì cả hai tập đoàn này đều được hỗ trợ (!).

DNNVV cần hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua: tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ ở trong nước và ở nước ngoài. Phần lớn DN không có đủ kinh phí để đi lại, trả tiền thuê địa điểm, chuyên chở hàng hóa. Do đó nên sửa lại nội dung cho phù hợp với yêu cầu của DN. 

DNNVV2

Quy định về việc hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng khiến nhiều chuyên gia thấy "khó hiểu" - Ảnh minh họa 

6. Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

Khoản 1 có hai đối tượng thì một đối tượng được xác định: “DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến”; đối tượng còn lại phải chờ “Chính phủ quyết định sau khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến”.

Thật khó hiểu. Chẳng lẽ chưa tìm được đối tượng thứ hai, phải chở nghiên cứu (?).

Khoản 2 quy định điều kiện hỗ trợ và Khoản 3 quy định nội dung hỗ trợ. Tuy vậy, DNNVV tìm kiếm sự hỗ trợ này ở đâu, từ cơ quan hay tổ chức nào thì không được quy định, Trong khi Điểm đ, Khoản 3 quy định: “Trong từng thời   kỳ, Chính phủ thực hiện cấp bù lãi suất để hỗ trợ khoản vay đối với DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị...”. Khoản này ai quyết định hỗ trợ lãi suất, ai thực hiện, bao nhiêu thì không tháy quy định.

7. Trách nhiệm hỗ trợ DNNVV

Nên cân nhắc thêm: có cần quy định chi tiết, mà không đầy đủ như Chương III của luật này, trong đó có cả Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNVVN, các hiệp hội, trong khi nguyện vọng của DNNVV là được Quốc hội và Chính phủ quan tâm đến việc hỗ trợ để họ khắc phục khó khăn, nhất là tín dụng và thuế.

Do vậy, chương này nên viết gọn lại như Điều 208 của Luật Doanh nghiệp.

Ngoài những ý kiến trên đây, được biết Viện Quản lý kinh tế Trung ương hợp tác với Viện Nghiên cứu của Tập đoàn Mitsubishi ( Nhật Bản) tiến hành  nghiên cứu đề tài hỗ trợ DNNVV, đã kiến nghị nhiều giải pháp, trong đó có việc thành lập tổ chức hỗ trợ DNNVV.

Theo khảo sát của chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản thì hiện nay các tỉnh, thành phố có ba trung tâm hỗ trợ DNNVV: trung tâm thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, trung tâm thuộc Sở Công Thương, trung tâm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. Nhìn chung các trung tâm này hoạt động không có hiệu quả do thiếu chuyên gia giỏi, thiếu kinh phí, thiếu phương tiện và chưa có cơ chế đủ hấp dẫn để kéo DN đến với trung tâm.

Đề tài nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản, họ có 320 trung tâm hỗ trợ DNNVV, trong dó có 10 trung tâm lớn, mỗi trung tâm có khoảng 300 chuyên viên kinh tế, kỹ thuật, có đủ máy móc, thiết bị hiện đại, có đủ kinh phí để các DN biến ý tưởng, sáng kiến thành sản phẩm. Từ thực tế hoạt động kém hiệu quả của ba trung tâm tại các địa phương ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã kiến nghị mỗi địa phương chỉ cần thành lập một trung tâm hỗ trợ DNNVV nhưng được đầu tư vốn, trang thiết bị, chuyên gia kinh tế, kỹ thuật để thực sự hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động của DNNVV.

 
Trong một vài năm sắp đến chỉ nên thành lập hai trung tâm hỗ trợ DNNVV ở Hà Nội và ở TP.HCM là hai địa phương có đủ điều kiện

GS-TSKH Nguyễn Mại

Tôi có gợi ý với nhóm nghiên cứu lưu ý đến thực trạng Việt Nam, trong một vài năm sắp đến chỉ nên thành lập hai trung tâm hỗ trợ DNNVV ở Hà Nội và ở TP.HCM là hai địa phương có đủ điều kiện: 1) Do nguồn thu ngân sách lớn nên có đủ kinh phí cấp cho trung tâm; 2) Có nhiều DN tư nhân (khoảng 60% của cả nước); 3) Có đủ chuyên gia kinh tế, kỹ thuật và 4) Có khả năng trang bị máy móc, công nghệ hiện đại. Sau một thời gian sẽ từ kinh nghiệm của hai trung tâm này triển khai dần ra các địa phương có đủ điều kiện. Tôi đã đề nghị Tập đoàn Mitsubischi hỗ trợ hai trung tâm này thiết lập quan hệ hợp tác với hai trung tam lớn nhất của Nhật Bản.

Không thể hỗ trợ DNNVV chỉ bằng khuyến nghị, bằng chính sách mà còn phải có tổ chức đủ mạnh như kinh nghiệm của Nhật Bản, đề nghị Quốc hội và Chính phủ lưu ý các kiến nghị của nhóm nghiên cứu gồm chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam về chính sách và giải pháp hỗ trợ DNNVV./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ