Nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp niêm yết: Hỏa hoạn

Các vụ cháy nổ có thể coi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, mà điển hình nhất là trường hợp cháy kho vải Công ty May Thành Công (Mã TCM) vào đêm 16/9.
BẢO NGỌC
18, Tháng 09, 2017 | 11:20

Các vụ cháy nổ có thể coi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, mà điển hình nhất là trường hợp cháy kho vải Công ty May Thành Công (Mã TCM) vào đêm 16/9.

nhadautu - hoa hoan anh huong gia co phieu

“Bà hỏa” và những lần viếng thăm ám ảnh với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán 

Trong trận hỏa hoạn vừa qua, kho vải của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã TCM) tại số 2 đường Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) đã gặp lửa và bốc cháy lớn chiều tối ngày16/9. Sự cố cháy nổ đã khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính khoảng 1,5 triệu USD.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu TCM đã giảm sàn rất mạnh. Tuy vậy, lực cầu quá mạnh đã kéo TCM chuyển sang sắc đỏ. Tính đến thời điểm 10h55', TCM nằm ở mức 28.500 đồng/cổ phiếu, giảm 5,94% so với mức giá tham chiếu.

Trả lời Ndh, ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT của TCM cho biết kho bãi bị cháy không gây thiệt hại về người, còn thiệt hại về tài sản không lớn. Công ty cũng đã có bảo hiểm 100%.

Tuy vậy, trên các diễn đàn tài chính, giới đầu tư đang tỏ ra khá lo ngại bởi đám cháy tại kho vải vừa qua có thể ảnh hưởng tới một số đơn hàng xuất sang Nhật Bản sắp tới của công ty.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, doanh thu thuần TCM đạt 2.084 tỷ đồng (giảm 1% so với cùng kỳ), lợi nhuận gộp đạt 350 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 149 tỷ đồng (tăng 82% so với cùng kỳ).

Công ty chưa công bố chi tiết cơ cấu doanh thu và lợi nhuận. Nhưng HSC cho rằng kết quả kinh doanh tốt nhờ những yếu tố,

Thứ nhất, tái cơ cấu ngành sợi giúp cải thiện lợi nhuận – Vào tháng 12/2016, TCM đã đóng của một nhà máy sợi polyester có công suất 6.500 tấn/năm. Trước đó vào quý III, công ty cũng đã đóng cửa một nhà máy sợi khác với công suất 6.000 tấn/năm để chuẩn bị bán lại nhà máy này. Do đó, tổng công suất sợi của TCM giảm 60% xuống chỉ 8.500 tấn/năm. Nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện khi giảm quy mô của mảng kinh doanh thua lỗ.

Cùng với đó, tăng tỷ lệ sử dụng công suất tại nhà máy may chủ chốt – Nhờ tỷ lệ sử dụng công suất tại nhà máy may Vĩnh Long tăng thêm 15%, HSC báo mức lỗ của nhà máy này sẽ giảm xuống. tron năm 2916, nhà máy may Vĩnh Long đã ghi nhận lỗ thuần 62 tỷ đồng. Tổng công suất may của TCM là 27.600 triệu đơn vị mỗi năm. Trong đó,công suất của nhà máy may Vĩnh Long là 9.600 triệu đơn vị/năm.

Ngoài ra, chuyển nhượng một lô đất tạo khoản lợi nhuận bất thường – Trong tháng 4/2017, TCM đã bán một lô đất 10 ha tại KCN Xuyên Á – Huyện Đức Hoa – tỉnh Long An với giá 62 tỷ đồng và ghi nhận lợi nhuận thuần 33 tỷ đồng.TCM là công ty sản xuất.

Trong thời gian gần đây, cổ phiếu TCM đã tăng 4 phiên liên tục lên mức giá 30.300 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu TCM cũng sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn bởi thông tin nới room nước ngoài lên 70% vào quý III/2017. Tuy nhiên, thông tin về trận hỏa hoạn vừa qua đã ảnh hưởng lớn tới đà tăng của cổ phiếu này. 

Vào đầu năm 2017, tại chi nhánh CTCP Bao bì và In nông nghiệp (Mã CK: INN) tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên cũng xảy ra hỏa hoạn tại khu nhà xưởng đang xây dựng và lắp đặt vận hành máy móc đầu tư mới.

Điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INN và tổng giá trị thiệt hại ban đầu theo ước tính khoảng 70 tỷ đồng. Ngay sau đó, INN đã giảm 6 phiên liên tục, trong đó có đến hai phiên giao dịch giảm sàn. 

INN

Diễn biến giá cổ phiếu INN sau trận hỏa hoạn 

"Bà hỏa" - Cơn ác mộng của các doanh nghiệp niêm yết

Không ít doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng từng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những lần “bà hỏa” ghé thăm. Có thể kể đến trường hợp Công ty CP Viglacera Thăng Long (mã TLT), Công ty CP Ngân Sơn (mã NST) và Công ty CP Bibica

Theo đó, trong Năm 2016, Công ty CP Viglacera Thăng Long (mã TLT) xảy ra sự cố cháy 8.500 m2 mái nhà xưởng và phân xưởng sản xuất phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 – 15 ngày để khắc phục.

Tuy vậy, trường hợp này còn khá nhẹ so với một doanh nghiệp niêm yết khác. Trong năm 2015, Công ty CP Ngân Sơn (mã NST) đã thiệt hại 317 tỷ đồng do lửa thiêu cháy kho thành phẩm, kho lạnh và kho nguyên liệu. 

Trước đó, trong năm 2011, nhà máy Bibica Bình Dương ( mã BBC) cũng xảy ra vụ cháy nghiêm trọng khiến dây chuyền sản xuất bánh Pie tạm ngưng 3 – 4 tháng. Nguyên nhân gây cháy nổ được xác định do sự cố chập điện.

Điều đáng chú ý là cả Ngân Sơn và Bibica mặc dù đều đã mua bảo hiểm cháy nổ nhưng việc đòi bồi thường đã mất rất nhiều thời gian. Với Ngân Sơn, quá trình đòi bồi thường luôn được nhắc tới trong các nghị quyết ĐHĐCĐ nhưng luôn gặp vướng mắc do quá trình thanh toán của công ty Bảo hiểm diễn ra khá chậm chạp.

Còn với Bibica, tình hình còn phức tạp hơn khi doanh nghiệp và công ty bảo hiểm (PVI) đã ra tòa do không chung tiếng nói trong việc bồi thường thiệt hại. Đến cuối năm 2016, tức 5 năm sau thời điểm diễn ra vụ cháy nổ, quá trình bồi thường thiệt hại cho Bibica mới đi đến hồi kết và công ty bảo hiểm phải thanh toán nốt cho Bibica hơn 61 tỷ đồng.

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ