Nợ xấu nội bảng của hệ thống ngân hàng hiện thấp hơn 2,46%

Theo thông tin từ cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đã giảm xuống dưới 2,46%.
QUANG HUY
08, Tháng 05, 2018 | 11:23

Theo thông tin từ cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đã giảm xuống dưới 2,46%.

Đây là thông tin được đưa ra bởi ông Phạm Huyền Anh – Phó Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN.  

Nợ xấu đã giảm

Tại Diễn đàn: "Ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8/5, ông Phạm Huyền Anh cho hay, sau gần một năm triển khai Đề án 1058 và Nghị quyết 42, công tác xử lý nợ xấu đã đạt được một kết quả cơ bản. 

Theo đó, các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) tiếp tục đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD. Đến nay, NHNN đã thẩm định, phê duyệt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2020 của 3/4 NHTMNN.

Các NHTM cổ phần tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Các TCTD nước ngoài được NHNN tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát, đảm bảo hoạt động an toàn, đúng pháp luật. Đến nay, NHNN đã có văn bản phê duyệt phương án cơ cấu lại của 9/10 ngân hàng nước ngoài và liên doanh.

Các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tích cực xây dựng các phương án cơ cấu lại theo các giải pháp của Đề án 1058 để nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh và phù hợp với đặc thù hoạt động của loại hình TCTD phi ngân hàng.

Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, chấn chỉnh, về cơ bản hoạt động lành mạnh, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ đề ra.

Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Với các biện pháp chỉ đạo quyết liệt của NHNN và sự nỗ lực, chủ động của các TCTD trong kiềm chế và xử lý nợ xấu, đặc biệt với sự ra đời của Nghị quyết 42, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các TCTD tại thời điểm cuối năm 2017 đã giảm hơn so với mức 2,46% cuối năm 2016.

Saigon One Tower 2

Tòa nhà Sài Gòn One Tower của Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower đã bị VAMC thu giữ và mang ra đấu giá

Vẫn còn nhiều khó khăn

Tuy nhiên, theo ông Phạm Huyền Anh, công tác cơ cấu lại và xử lý nợ xấu vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất là khó khăn, vướng mắc của TCTD về:

(1) Thu giữ tài sản do khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng (UBND, cơ quan công an,…) chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ một cách tích cực để giải quyết khó khăn cho TCTD; khó khăn về mặt truyền thông trong quá trình thu giữ tài sản theo tinh thần Nghị quyết 42;

(2) Điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp là khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.

Thứ hai là khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tăng vốn cho các NHTM Nhà nước về cả mặt pháp lý và thực tiễn triển khai. Để nâng cao năng lực tài chính cho các NHTMNN, vấn đề cơ bản đặt ra là phải tăng vốn cho các ngân hàng này thông qua một số hình thức như: bán cổ phần cho nhà đầu tư (trong nước, ngoài nước) và sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn.

Tuy nhiên, hiện nay các NHTMNN chưa được sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, trong khi đó, tăng vốn theo hình thức bán cổ phần bị hạn chế bởi quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối thiểu của Nhà nước. Việc tăng vốn điều lệ để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cơ cấu lại NHTM Nhà nước đề ra tại Quyết định 1058; trong đó yêu cầu đặt ra là giữ vững nguyên tắc bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước tại các NHTMNN (đối với các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; riêng đối với Agribank thì triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ).

Thứ ba là việc một số bộ, ngành chậm hoặc chưa thực hiện xong việc ban hành chương trình/kế hoạch hành động cụ thể triển khai Đề án 1058; bên cạnh đó, mặc dù về cơ bản, quá trình triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã nhận được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, tuy nhiên tại một số nơi Cơ quan công an, UBND tỉnh, thành phố chưa có hướng dẫn cụ thể (tới UBND, cơ quan công an cấp huyện, xã) nên còn vướng trong công tác phối hợp xử lý.

Giải pháp thời gian tới

Theo ông Phạm Huyền Anh, trong thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp như: 

(1) Hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt/chấp thuận chủ trương và theo dõi, giám sát việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD;

(2) Tiếp tục hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án xử lý TCTD yếu kém, đặc biệt là 3 NHTM mua lại và các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém; tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD yếu kém để kịp thời xử lý;

(3) Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các NHTM Nhà nước; triển khai phương án nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

(4) Tăng cường củng cố, chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, kiên quyết xử lý các quỹ yếu kém, không có khả năng phục hồi;

(5) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

(6) Kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo, vi phạm giới hạn về sở hữu cổ phiếu dẫn tới chi phối ngân hàng của cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn, lợi ích nhóm trong các TCTD cổ phần theo lộ trình thích hợp;

(7) Triển khai các giải pháp mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường;

(8) Chỉ đạo TCTD tổ chức triển khai áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết số 42; rà soát, tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu; thực hiện có hiệu quả các giải pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng TCTD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ