'Những kẽ hở chính sách để doanh nghiệp lạm dụng vị thế khống chế thị trường'

Nhàđầutư
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng kẽ hở chính sách để một số doanh nghiệp lạm dụng vị thế khống chế thị trường, làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội.
BẢO LÂM
23, Tháng 03, 2019 | 08:27

Nhàđầutư
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng kẽ hở chính sách để một số doanh nghiệp lạm dụng vị thế khống chế thị trường, làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội.

Chiều 22/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng có buổi làm việc với 12 bộ, cơ quan về việc xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng các văn bản còn nợ đọng để hướng dẫn các luật, pháp lệnh.

Theo ông, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về công tác này là các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xem xét, cho ý kiến với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

"Vừa qua, chúng ta đã cắt bỏ nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhưng việc gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn, hay cắt điều kiện kinh doanh nhưng biến tướng thành quy chuẩn, tiêu chuẩn", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Đáng chú ý, Bộ Tư pháp phải có cách thức hiệu quả, sâu sát và thẳng thắn hơn trong việc kiểm tra đối với các thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.

To cong tác

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP.

Đồng thời kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật hoặc cài cắm bảo vệ lợi ích của ngành, địa phương, không vì lợi ích chung, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng lưu ý Bộ KH&ĐT có nhiệm vụ xây dựng Nghị định về Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện đã chậm tới 1 năm 5 tháng 20 ngày. Cùng với đó là Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.

"Hiện, các ngành đều kêu rất vướng. Những quy hoạch đang làm dở có làm tiếp không, làm rồi có phê duyệt không, đã phê duyệt rồi có được điều chỉnh bổ sung không?", ông Mai Tiến Dũng nêu vấn đề và nhắc lại rằng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề cập rất nhiều lần về các quy định chuyển tiếp như thế nào để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế.

Đối với Bộ Công Thương, Tổ trưởng Tổ công tác lưu ý về những kẽ hở chính sách để một số doanh nghiệp lạm dụng vị thế khống chế thị trường, làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội.

Tình trạng kiểm tra chuyên ngành "trong lô hàng thì chọn cái áo tốt nhất, đắt nhất để lấy mẫu, lấy rồi không trả lại", hay đáng ra chỉ lấy đủ mẫu theo quy định thì cán bộ lại lấy nhiều hơn, vượt số mẫu cần thiết.

Bộ Công Thương từng được nhắc đến là bộ tiên phong trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, nhưng giờ nếu sinh ra việc kiểm tra chuyên ngành mà gây khó khăn cho doanh nghiệp ngược lại thì rất nguy hiểm", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng Bộ Tài chính cần sớm xây dựng các biểu thuế mới để thực hiện các hiệp định thương mại, việc này có ảnh hưởng rất lớn, tiến độ là hết sức quan trọng, Thủ tướng rất quan tâm, nếu chậm sẽ rất kẹt cho các doanh nghiệp...

Chốt lại, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ tinh thần là chậm nhất tới 15/4, các bộ phải trình các dự thảo, Văn phòng Chính phủ sẽ xử lý, trình Chính phủ ban hành để tới 15/5 không còn văn bản nợ đọng.

"Trong 16 văn bản nợ đọng, có 3 loại văn bản rất cần tháo gỡ sớm cho tăng trưởng. Đó là nghị định về thanh toán nhà đầu tư BT; việc xây dựng các biểu thuế khi tham gia Hiệp định CPTPP; các văn bản liên quan tới Luật Quy hoạch", Tổ trưởng Tổ công tác kết luận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ