NHNN muốn giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 30%

Dự thảo Thông tư đưa ra 2 lộ trình thực hiện giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tại các ngân hàng từ 40% xuống còn 30% với hạn chót đến tháng 7/2021 hoặc 2022.
MINH TRANG
12, Tháng 04, 2019 | 08:24

Dự thảo Thông tư đưa ra 2 lộ trình thực hiện giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tại các ngân hàng từ 40% xuống còn 30% với hạn chót đến tháng 7/2021 hoặc 2022.

photo1533885307462-1533885307463728753776

 

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 36. Dự thảo lần này đưa ra nhiều đề xuất rất đáng chú ý.

Bản dự thảo cho biết, trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN về tỷ lệ này và số liệu kinh tế vĩ mô, diễn biến tình hình kinh tế trong năm 2018 và các năm tiếp theo cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, chủ trương về phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2025, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Quy định này nhằm từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước những thay đổi của các yếu tố từ trong và ngoài nước, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. 

Theo đó, NHNN đưa ra 2 phương án điều chỉnh. Phương án 1, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đến hết 30/6/2020 là 40%. Từ 1/7/2020 đến 30/6/2021, tỷ lệ áp dụng là 35% và từ sau 1/7/2021 là 30%.

Với phương án 2, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn ở mức 40% đến 30/6/2020 và giảm còn 37% từ 1/7/2020 đến 30/6/2021. Sau đó, từ 1/7/2021 đến 30/6/2022, tỷ lệ này hạ xuống mức 34%, từ 1/7/2020 giảm xuống 30% từ 1/7/2020.

Giải thích cho đề xuất, Ban soạn thảo cho rằng trong thực tiễn hoạt động, một số ngân hàng, chinhánh ngân hàng nước ngoài chưa có sự quản lý tốt giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, dẫn đến kýquá nhiều cam kết tín dụng, hợp đồng tín dụng, trong khi nguồn vốn để thực hiệnkhông đáp ứng đủ hoặc có rủi ro về kỳ hạn. Các ngân hàng này khi đó gặp khókhăn về nguồn vốn, phải đi vay TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng, làmgia tăng lãi suất cho vay, huy động,… ảnh hưởng đến việc thực thi chính sáchtiền tệ của Nhà nước. 

Theo quy định hiện tại, từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ này ở các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 40% và tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%. 

Căn cứ số liệu thống kê của NHNN, dự thảo cho rằng việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác như: Phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài...

Một nội dung đáng chú ý khác trong dự thảo là việc điều chỉnh hệ số rủi ro.

Hiện nay, các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay có hệ số rủi ro 50%.

Theo đề xuất mới, các khoản đòi này phải đáp ứng một trong các điều kiện: Là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ; Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hệ số rủi ro tăng lên 150% đối với khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên.

Việc điều chỉnh này, theo Ngân hàng Nhà nước, xuất phát từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng: thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản...

Bên cạnh đó, quy định này cũng là thông điệp của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp, gián tiếp yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định quy định này ít ảnh hưởng đến các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có năng lực tài chính tốt, tỷ lệ an toàn vốn cao, đồng thời cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các chương trình, dự án của Chính phủ, nhà ở có giá trị dư nợ gốc dưới 1,5 tỷ đồng/căn, cũng như nhu cầu vay vốn để phục vụ sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của khách hàng (hệ số rủi ro không thay đổi).

Ở chiều ngược lại, theo Ngân hàng Nhà nước, quy định về tăng hệ số rủi ro này là một thông điệp để tạo động lực cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sớm chuẩn bị sẵn sàng cho việc tuân thủ Thông tư 41 kể từ ngày 1/1/2020.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ