Nhiệt điện than và vấn nạn môi trường
Cả nước hiện có 19 nhà máy nhiệt điện đang hoạt động, với công suất phát gần 14.500MW, thải khoảng 15 triệu tấn tro xỉ/năm. Dự kiến sau năm 2020, với số lượng 43 nhà máy sẽ thải ra hơn 30 triệu tấn tro xỉ/năm. Song bài toán xử lý lượng tro xỉ khổng lồ này hiện vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
Những bãi chứa tro xỉ khổng lồ đang hình thành
Theo tính toán, để có công suất 36.000MW vào năm 2020, các nhà máy nhiệt điện cần 67 triệu tấn than/năm, và để làm ra 75.000MW công suất năm 2030, các nhà máy nhiệt điện cần tới 171 triệu tấn than/năm.
Tổng lượng tro xỉ trung bình chiếm 25 đến 60% lượng than nhiên liệu, tùy thuộc vào chất lượng than và hiệu quả đốt cháy (công nghệ). Như vậy, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề môi trường từ việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than.
Đó là đến năm 2030, phải quản lý các bãi chứa tro xỉ với diện tích lớn, phân bố dọc theo chiều dài đất nước qua các trung tâm điện lực lớn từ miền Bắc, miền Trung đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo dự báo, đến 2020 với 43 nhà máy, lượng tro xỉ thải ra rất lớn và để có thể chứa hết lượng phế thải đó, cần khoảng 600 nghìn ha, tức là sau bốn năm, trung bình sẽ mất diện tích của một xã.
Ông Nguyễn Thế Hiệp, Trưởng Phòng Kỹ thuật Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 do Tổng Công Ty Phát điện 3 (GENCO 3), một đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được uỷ quyền làm chủ đầu tư, cho biế tro xỉ của Nhà máy này chưa có ai mua mà cũng không có ai xin, có người đến đặt vấn đề nhưng sau khi biết trong tro xỉ có đá vôi và nước biển là họ từ chối và cũng không lấy mẫu.
Nhà máy này gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 540MW, có tổng vốn đầu tư khoảng 33.614 tỷ đồng, sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thông số hơi cận tới hạn, công nghệ lò hơi đốt than kiểu CFB, do nhà thầu Hyundai Engineering and Construction Co.Ltd (Hàn Quốc) thực hiện và là một trong những công trình năng lượng quan trọng của miền Bắc. Mỗi năm nhà máy thải ra khoảng 1 triệu tấn tro xỉ.
Hiện nhà máy đang có 1 bãi xỉ theo tính toán thiết kế có sức chứa khoảng 4 năm, tổng mức đầu tư xây dựng bãi thải xỉ này khoảng 170 tỷ đồng giai đoạn 1 (cao 24m so với mực nước biển). Bãi thải này sẽ được tiếp tục xử lý bằng cách lấp đất và trồng cây xanh khi tới hạn đổ thải.

Bể chứa tro xỉ của Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có tổng vốn đầu tư 170 tỷ đồng
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có phương án xử lý nguồn tro xỉ thải. Trung tâm điện lực Duyên Hải quy hoạch tổng thể bốn nhà máy với tổng công suất khoảng 4.000 MW, trong đó đã đưa vào vận hành 1.245 MW.
Mặc dù đã có khoảng 80 ha dành cho bãi thải của bốn nhà máy, nhưng cũng chỉ từ 3 - 4 năm là quá tải. Giám đốc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải Nguyễn Hữu Phiên cho biết, nhà máy được thiết kế theo công nghệ thải tro xỉ khô.
Tro bay được thu gom trong nhà máy rồi đẩy ra bằng hệ thống đường ống nén khí đến các xi-lô gần bãi thải nên không gây bụi. Giải pháp trước mắt của công ty là vẫn nén chặt, chôn lấp trong bãi thải. Tuy nhiên, nếu tro xỉ thải ra không có hướng xử lý và sử dụng chắc chắn sẽ ứ đọng, gây họa cho môi trường và người dân địa phương.
Câu chuyện xung quanh việc tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm, bức xúc trong nhân dân diễn ra gần đây, một lần nữa đưa vấn đề xử lý, tận dụng hiệu quả tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện thành tâm điểm của dư luận. Việc đem tro xỉ đi chôn lấp chỉ là phương án cuối cùng, phương án cổ điển nhất khi chưa có phương án khả thi.
Theo số liệu điều tra mới nhất của Bộ Xây dựng, lượng tro xỉ, thạch cao được xử lý và sử dụng mới chỉ chiếm 30% (khoảng 5 triệu tấn) so với tổng lượng thải ra hàng năm. Như vậy, 70% tồn đọng đang và sẽ gây áp lực rất lớn về bãi chứa và vấn đề bảo vệ môi trường.
“Riêng lượng tro xỉ tích lũy của các nhà máy điện than trong năm 2016 là khoảng 23 triệu tấn, dự kiến đến năm 2020, con số này là 109 triệu tấn”, Bộ này cho biết. Do đó, Bộ Xây dựng nhấn mạnh nếu không được xử lý triệt để, trong tương lai, lượng chất thải này sẽ tạo áp lực vô cùng lớn đến việc bảo vệ môi trường.

Bãi chứa tro xỉ ở Vĩnh Tân ngày càng cao, đe dọa cuộc sống người dân
Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston thuộc Tennessee Valley Authority (Mỹ) xảy ra ngày 22 tháng 12 năm 2008 đã buộc người dân Mỹ nhận thức rõ hơn về các vấn đề liên quan tới các bãi thải tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện nếu như chúng không được quản lý đúng cách hay đưa vào sử dụng.
Thời điểm đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ không coi tro nhà máy điện là chất thải “nguy hiểm”, Họ cho rằng tro than không thuộc phạm vi điều tiết chất thải nguy hiểm theo Phần C của Luật Bảo tồn và Khôi phục Tài nguyên. Đây là bài học cho chúng ta đáng suy nghĩ.

Ảnh chụp trên không trước và sau khi xảy ra sự cố vỡ đê bao bãi thải tro xỉ nhà máy điện Kingston.
Năm 2016, tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam trong trung hạn - Triển vọng và một số ảnh hưởng của yếu tố môi trường” nhiều chuyên gia đã nhắc lại cảnh bảo về việc tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho Việt Nam thiệt hại khoảng 5% GDP mỗi năm dù Việt Nam vẫn chưa thành một nước công nghiệp.
“Nếu đà tăng như hiện nay, Việt Nam sắp vượt qua Trung Quốc về ô nhiễm!”, PGS.TS Đinh Đức Trường, Phó Chủ nhiệm khoa Kinh tế Môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh.
Vấn đề xử lý và sử dụng tro xỉ hiện nay
Trên thế giới, tro xỉ đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, các ứng dụng của tro xỉ được chia thành ba nhóm chính: ứng dụng công nghệ thấp, ứng dụng công nghệ trung bình và ứng dụng công nghệ cao. Các ứng dụng công nghệ thấp như sử dụng tro xỉ trong san lấp, làm đê kè, vỉa hè và nền đường, ổn định lớp móng, cải tạo đất…
Các ứng dụng công nghệ trung bình như sử dụng tro xỉ làm phụ gia xi măng, cốt liệu nhẹ, các loại bê tông đúc sẵn, bê tông đầm lăn, gạch không nung, đá ốp lát… Các ứng dụng công nghệ cao liên quan đến việc xử dụng tro xỉ làm nguyên liệu để thu hồi kim loại, chất độn cho polyme, như chất dẻo PE, PP…
Tại một số nước phát triển như Ý, Hà Lan, Đan Mạch…hầu hết tro xỉ được sử dụng và tại các nước như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc khoảng 75% đến 90% lượng tro xỉ phát sinh đã được xử lý, sử dụng.
Trong nước, một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) đã nghiên cứu, đầu tư công nghệ để có thể sử dụng tro, xỉ, thạch cao thay thế nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây không nung, sản xuất xi măng, bê tông, làm vật liệu san lấp trong các công trình xây dựng.
Cùng với Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, nhiều nhà máy nhiệt điện ở khu vực phía Bắc như: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Nhiệt điện Cao Ngạn, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại…tỷ lệ tiêu thụ tro, xỉ đạt gần 100%.
Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung, miền Nam, vẫn còn nhiều nhà máy nhiệt điện gặp khó khăn trong việc xử lý tro xỉ. Một số nhà máy nhiệt điện như Vĩnh Tân và Duyên Hải, lượng tro xỉ đang được lưu trữ trong bãi lên tới 3 - 4 triệu tấn.
Nguyên nhân là do tập quán ít sử dụng vật liệu gạch không nung, dẫn đến chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Số lượng các nhà máy xi măng (đơn vị sử dụng tro, xỉ làm nguồn nguyên liệu) ít hơn ngoài khu vực miền Bắc.
Chưa kể, khoảng cách vận chuyển tới đơn vị tiêu thụ lớn làm phát sinh chi phí, giá thành cao. Ngoài ra còn do thiếu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tro, xỉ làm vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng và vật liệu san nền.
Tại Việt Nam, tro bay đã được dùng làm phụ gia bê tông khối lớn cho các công trình đập thủy điện áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn tại một số nhà máy thủy điện như: Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Bản Vẽ, Sông Tranh 2…
Tro bay cũng đã được sử dụng làm phụ gia tại một số nhà máy xi măng: Hoàng Thạch với tỷ lệ trộn 14%, Sông Gianh với tỷ lệ trộn lên đến 18%. Trong xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, tro bay đã được sử dụng làm phụ gia khoáng để sản xuất bê tông đầm lăn (RCC), bê tông tươi dân dụng, bê tông mác cao (thay thế 30-50% xi măng).
Tro bay cũng được làm nguyên liệu trong sản xuất VLXD, đặc biệt là những sản phẩm VLXD mới như gạch bê tông bọt, gạch bê tông khí chưng áp, gạch xi măng cốt liệu…

Cty CP Gạch Khang Minh là một trong những DN sản xuất và kinh doanh gạch không nung hiệu quả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận
Việc xử lý chất thải là vấn đề sống còn của các nhà máy nhiệt điện và xã hội. Nếu xử lý, sử dụng triệt để sẽ giải quyết được nhiều mục tiêu như: Tiết kiệm diện tích đất đai dùng làm bãi chứa thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm nguồn thu từ các sản phẩm đã được xử lý, tăng hiệu quả đầu tư của các dự án.
Bên cạnh đó là việc góp phần tiết kiệm ngoại tệ, giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế, bởi việc tái chế sẽ tạo nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu để làm phụ gia cho sản xuất xi măng, làm bê tông, xử lý đất.
Đồng thời, hình thành thị trường mua bán chất thải đã được xử lý để làm nguyên liệu làm VLXD. Đây là một giải pháp tạo nguồn nguyên liệu cơ bản nhằm ổn định để phát triển bền vững cho ngành VLXD, hạn chế sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và nhiên liệu phát thải nhiều ra môi trường gây ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, lượng tro, xỉ, thạch cao được xử lý và đưa vào sử dụng vẫn còn hạn chế. Theo số liệu điều tra thực tế, tổng lượng tro, xỉ, thạch cao chỉ tiêu thụ được vào khoảng hơn 30% so với tổng lượng thải ra hàng năm.
Có thể thấy, vấn đề phát thải tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện đã trở thành vấn đề bức xúc đối với tình trạng ô nhiễm môi trường, cũng như những hệ lụy khác ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe con người.
Việc giám sát của các bộ, ngành chức năng vẫn dừng ở mức độ thấp, chưa ráo riết tạo áp lực cho các chủ đầu tư dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm, cuộc sống người dân bị đe dọa, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của đất nước.
(Còn nữa)
- Cùng chuyên mục
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm
Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.
Đầu tư - 05/06/2025 16:56
Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.
Đầu tư - 05/06/2025 16:35
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago