Nhà sản xuất condom lớn nhất thế giới: Đại dịch làm giảm nhu cầu bao cao su

Nhàđầutư
Nhiều người cho rằng dân chúng ở nhà nhiều do đại dịch sẽ quan hệ tình dục nhiều hơn, sử dụng bao cao su nhiều hơn, nhưng nhà sản xuất condom lớn nhất thế giới cho biết thực tế hoàn toàn khác.
KIM NGÂN
05, Tháng 01, 2022 | 09:05

Nhàđầutư
Nhiều người cho rằng dân chúng ở nhà nhiều do đại dịch sẽ quan hệ tình dục nhiều hơn, sử dụng bao cao su nhiều hơn, nhưng nhà sản xuất condom lớn nhất thế giới cho biết thực tế hoàn toàn khác.

Goh Miah Kiat, CEO của Karex, cho biết doanh số bán hàng của tập đoàn Malaysia này thực tế giảm tới 40% trong hai năm qua, theo Nikkei Asia.

Karex sản xuất hơn 5,5 tỷ bao cao su hàng năm và hoạt động tại 140 quốc gia. Đối thủ đáng gờm nhất của Karex là Thai Nippon Rubber với sản lượng 2 tỷ chiếc/năm.

Karex tiếp thị nhãn hiệu bao cao su của riêng mình và làm sản phẩm tránh thai cho các nhãn hiệu khác. Thương hiệu bao cao su One của Karex chiếm 17% tổng doanh số bán hàng của hãng.

Karex

Karex là hãng sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới. Ảnh: Nikkei

Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm, Karex chuyển sang sản xuất găng tay y tế để tận dụng nhu cầu y tế liên quan đến đại dịch. Sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu ở Thái Lan vào giữa năm nay.

Goh là thế hệ thứ ba trong gia đình từng điều hành Karex, nhưng doanh nghiệp này hiện đã niêm yết. Ông nói người ta thường nghĩ khi dân chúng ở nhà nhiều do hạn chế đi lại, họ sẽ “chẳng có gì để làm trừ quan hệ tình dục, đúng vậy không?”.

Nhưng CEO của Karex nói thực tế không phải như vậy. Ông giải thích rằng ở các nước đang phát triển và kém phát triển, khách sạn và nhà nghỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp không gian tách biệt cho sự thân mật, do nhiều nhà đông người quá nên sự riêng tư trở nên hiếm hoi.

“Hoạt động lưu trú ở khách sạn bị gián đoạn bởi đại dịch. Ngành công nghiệp tình dục - thường là thị trường lớn đối với bao cao su - trở thành yếu tố kém quan trọng đi nhiều trong hai năm qua".

Việc nhiều chính phủ thôi không phát bao cao su miễn phí cũng góp phần vào sự suy giảm của doanh số sản phẩm này. “Một phần lớn [bao cao su bán ra] được phân phối bởi các chính phủ khắp thế giới, do vậy việc phân phối giảm đáng kể trong thời kỳ đại dịch”.

“Ví dụ, ở Anh, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã đóng cửa hầu hết các phòng khám không cần thiết vì COVID-19, và các phòng khám chăm sóc sức khỏe tình dục, nơi phát bao cao su miễn phí, cũng bị đóng cửa”.

Vì cầu yếu và các nhà máy ngừng hoạt động do phong tỏa ở Malaysia, Karex đã ghi nhận lỗ cho năm tài chính 2020 kết thúc vào tháng 6 - lần đầu tiên kể từ khi niêm yết vào tháng 11/2013. Lỗ ròng ở mức 1 triệu ringgit (240.000 USD), so với lãi ròng rất mỏng 228.000 ringgit của năm trước đó.

Nhưng doanh thu cho năm tài chính 2020 cao hơn 6% so với năm trước đó, ở mức 419 triệu ringgit, nhờ doanh số bán hàng tổng thể mạnh hơn ở châu Mỹ và châu Á.

Theo Goh, công ty ghi nhận doanh số tăng từ các sản phẩm không phải bao cao su, cụ thể là chất bôi trơn cá nhân cũng như vỏ bọc đầu dò cho các thiết bị y tế và ống thông bóng foley được sử dụng để dẫn lưu bàng quang qua đường tiểu.

Nhưng hiện doanh số bán bao cao su của Karex đang tăng trên toàn thế giới. Các nhà máy ở Malaysia và Thái Lan đang hoạt động gần hết công suất. Walter Aw, một nhà phân tích của CGS-CIMB Securities, cho biết Karex có thể có kết quả tốt hơn khi nhu cầu tăng lên trong bối cảnh lệnh phong tỏa ở Malaysia được dỡ bỏ và các hạn chế liên quan đến COVID-19 trên toàn cầu được nới lỏng.

“Chúng tôi tin rằng Karex sẽ dần dần tăng giá, chuyển chi phí do giá nguyên liệu thô và cước phí vận chuyển tăng sang người tiêu dùng”. Ông nói sản lượng dự kiến sẽ tăng do các lệnh phong tỏa được nới lỏng.

Ngược lại, Ng Chi Hoong của Ngân hàng Đầu tư Affin Hwang dự báo môi trường hoạt động sẽ vẫn còn nhiều thách thức đối với Karex, ngay cả khi công ty kỳ vọng nhu cầu sẽ cải thiện trong những quý tới khi các hoạt động xã hội được nối lại.

“Sự phục hồi hiện tại chủ yếu tập trung vào các thị trường đã phát triển cho cả sản xuất thương hiệu riêng và phân khúc thương mại, trong khi nhu cầu đối với thị trường đấu thầu có thể vẫn còn ít, vì nguồn tài trợ gần đây của chính phủ vẫn tập trung vào việc đảm bảo vaccine COVID-19”, ông Ng. cho biết.

Goh của Karex nói nhà máy sản xuất găng tay cao su mới sẽ bắt đầu với hai dây chuyền sản xuất. Công suất hàng năm là 500 triệu chiếc và sẽ được mở rộng lên 10 dây chuyền và 2,5 tỷ chiếc/năm. Trong khi đó, Top Glove - cũng là một công ty của Malaysia và là nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới - sản xuất khoảng 100 tỷ chiếc mỗi năm.

Goh cho biết các vật liệu và công nghệ sử dụng cho sản xuất bao cao su và găng tay giống nhau nhưng “rào cản gia nhập lĩnh vực găng tay thấp hơn nhiều”.

Việc Karex lấn sân sang thị trường găng tay y tế sẽ giúp Karex gia nhập một danh sách dài các công ty Malaysia thống trị lĩnh vực này. Top Glove, Supermax và Hartalega kiểm soát khoảng 3/4 nguồn cung toàn cầu, tận dụng vai trò của Malaysia là nhà sản xuất cao su lớn trên thế giới. Nước này xuất khẩu 450.000 tấn cao su thiên nhiên hàng năm, đứng thứ tư trên thế giới, sau Thái Lan, Indonesia và Bờ Biển Ngà, Nikkei Asia đưa tin.

Goh cảnh báo việc tập trung chống lại COVID-19 không nên làm lu mờ cuộc chiến đang diễn ra chống lại sự lây lan của bệnh AIDS. “Chúng ta không được bỏ qua một thực tế đáng sợ là ngay cả 40 năm sau khi những trường hợp AIDS đầu tiên được ghi nhận, thế giới vẫn ghi nhận 1,5 triệu ca nhiễm HIV và 680.000 ca tử vong do các nguyên nhân liên quan đến AIDS mỗi năm”, theo số liệu cập nhật toàn cầu về AIDS của Liên hợp quốc.

Bất chấp các phương pháp điều trị bằng thuốc mới chống lại AIDS, bao cao su vẫn có tính thiết yếu trong việc ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục này.

“Điều quan trọng là trong khi chúng ta cố gắng kiểm soát đại dịch, chúng ta vẫn phải nhớ rằng bao cao su vẫn sẽ có vai trò quan trọng khi thế giới bước ra từ cuộc chiến chống lại COVID-19”, ông nói.

Bản cập nhật AIDS toàn cầu của Liên hợp quốc ước tính sử dụng bao cao su ngăn chặn được 117 triệu ca nhiễm mới kể từ 1990, trong đó gần 1/2 ở châu Phi hạ Sahara (vùng của lục địa Châu Phi nằm phía nam Sahara) và hơn 1/3 ở châu Á Thái Bình Dương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ