Nhà đầu tư bất động sản quốc tế đề xuất nhiều mô hình hợp tác mới với Việt Nam

NHÓM PHÓNG VIÊN
08:00 13/07/2023

Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam" không chỉ là kênh thông tin - truyền thông chính sách mà còn là diễn đàn góp ý xây dựng, hoàn thiện môi trường đầu tư, đồng thời là dịp kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

360134288_279607521421415_7539458356626622284_n

Hội thảo thu hút sự chú ý của các nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia trong và ngoài nước. Ảnh Trọng Hiếu

Trong phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho biết: Thị trường bất động sản (BĐS) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, liên quan đến hơn 40 ngành nghề, thu hút hàng triệu lao động và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

360096825_1282308989131667_6325028929628733296_n

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn. Ảnh Trọng Hiếu

Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, hậu quả của đại dịch COVID-19, cùng những khó khăn nội tại đã khiến cho thị trường BĐS Việt Nam rơi vào trạng thái trầm lắng; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, lớn nhất là về nguồn vốn, thanh khoản và thủ tục pháp lý…

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thị trường BĐS. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Đặc biệt, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, theo phân công của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã soạn thảo, lấy ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Các dự án luật này đã được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV trong tháng 6 vừa qua và dự kiến sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV vào tháng 10/2023 tới đây.

"Hội thảo hôm nay được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng và triển vọng phát triển thị trường BĐS Việt Nam gắn với việc Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung các đạo luật quan trọng nói trên", T.S Nguyễn Anh Tuấn nói.

Tại hội thảo, đại diện Bộ Xây dựng giới thiệu về những nội dung mới của Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi); tác động của việc sửa đổi các Luật đối với thị trường BĐS.

Các chuyên gia và các doanh nghiệp cũng trình bày các tham luận về thực trạng và triển vọng thị trường BĐS Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.

Các chuyên gia, đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về các vấn đề sau:

Một là, đánh giá đúng vai trò, ảnh hưởng của thị trường BĐS đối với sự phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế, để từ đó có các cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp cho lĩnh vực đầu tư - kinh doanh BĐS.

Hai là, đánh giá thực trạng của thị trường BĐS Việt Nam, những rào cản, thách thức đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các giải pháp tháo gỡ.

Ba là, phân tích và góp ý về những nội dung mới của Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi), đánh giá tác động của các chính sách mới này đối với thị trường.

Bốn là, tập trung đánh giá tiềm năng, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam trong tình hình mới, gắn với việc sửa đổi các luật, triển vọng phục hồi của nền kinh tế, tác động của các chính sách được ban hành gần đây nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Năm là, chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, nhất là bất động sản xanh, khu công nghiệp sinh thái, đô thị thông minh…

"Cuối cùng, Ban tổ chức cũng kỳ vọng hội thảo hôm nay sẽ chỉ ra các cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp BĐS trong và ngoài nước", T.S Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

360145183_1323384794941954_8058093223968654199_n

Nhiều đại diện doanh nghiệp BĐS nước ngoài có mặt tại hội thảo. Ảnh Trọng Hiếu

Đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư thúc đẩy phát triển bền vững thị trường BĐS

Thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn nhận định, đây là một sự kiện quan trọng, với sự tham gia của các diễn giả, đại biểu trong nước và quốc tế, tạo cơ hội để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tiềm năng và cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam, đồng thời cùng chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đánh giá tình hình hiện tại và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam hồi phục, phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

361077302_3406240389591336_4240985136508813634_n

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn. Ảnh Trọng Hiếu

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, lĩnh vực bất động sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Tại Việt Nam, cùng với công cuộc Đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế, thị trường bất động sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Tính trung bình, đóng góp của ngành xây dựng và bất động sản trong GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách (trong đó ngành bất động sản trực tiếp chiếm khoảng 4,5%).

Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đã không ngừng gia tăng và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thị trường. Lũy kế đến nay, vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút FDI, chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thách thức và nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành bất động sản trong nền kinh tế, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 18 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, thị trường bất động sản theo hướng đồng bộ, khơi dậy tiềm năng và đảm báo tính hợp lý, công bằng và hiệu quả.

Cụ thể hoá quan điểm của chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị giải quyết những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản. Đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất sửa đổi các đạo luật có tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

360379274_3446785958866740_1857133099266198556_n

Bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (trái) trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh Trọng Hiếu

Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Hai dự án Luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 22/5 - 23/6/2023, đang tiếp tục hoàn thiện và dự kiến thông qua vào Kỳ thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 11/2023. Đây là hai đạo Luật có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự quan tâm của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Việc sửa đổi, hoàn thiện hai đạo Luật lần này sẽ có tác động tích cực đến thị trường nhà ở và bất động sản, cải thiện mạnh mẽ niềm tin vào môi trường đầu tư, tạo sự minh bạch và ổn định cho thị trường nhà ở và bất động sản tại Việt Nam. Điều này đặc biệt cần thiết cho việc phục hồi và phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam.

Các chính sách mới khi được thông qua cũng sẽ giúp thị trường bất động sản của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Tường Văn cũng cho rằng hội thảo quốc tế về “Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam” tổ chức hôm nay là diễn đàn quan trọng để giới thiệu những nội dung mới trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.

"Đây là cơ hội quý báu để các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam trực tiếp trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm hoàn thiện dự thảo hai đạo Luật và xây dựng các văn bản hướng dẫn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để sớm đưa Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đi vào thực tiễn cuộc sống.

Đồng thời, tôi cũng hy vọng các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thêm kênh thông tin để nhìn nhận, đánh giá về tiềm năng, xu hướng thị trường bất động sản cũng như cơ hội đầu tư trong thời gian tới", Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nói.

“Bộ Xây dựng cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy phát triển bền vững thị trường bất động sản tại Việt Nam. Tôi đánh giá cao sự kiện quan trọng này và coi đây là một trong những hoạt động thiết thực để trao đổi kinh nghiệm quốc tế nhằm hoàn thiện chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản tại Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần tích cực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

PHẦN I - THAM LUẬN

Sửa đổi Luật Nhà ở, Kinh doanh BĐS tạo động lực mới cho thị trường BĐS

Phát biểu tại hội thảo, T.S Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho biết: Đối với dự thảo Luật Nhà ở, về quy định sở hữu nhà chung cư: Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo luật.

360018554_1022291675429367_3401833962216988118_n

T.S Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS. Ảnh Trọng Hiếu

Tuy nhiên có bổ sung, làm rõ các nội dung về thời hạn sử dụng, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan khi phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để có cơ sở xử lý, giải quyết tháo gỡ các trường hợp đang gặp khó khăn, vướng mắc trên thực tế hiện nay.

Về sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ cho phép giữ nguyên như dự thảo Luật về việc cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư), đồng thời Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của UBTVQH bỏ quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thuê.

Về hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở thương mại: Bộ Xây dựng chỉnh lý lại dự thảo luật đảm bảo thống nhất với dự thảo luật theo hướng quy định các loại đất nhà đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.

Về chính sách nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Bổ sung quy định về đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Trong đó, trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đồng thời các điều kiện về nhà ở và thu nhập (bỏ điều kiện về cư trú); trường hợp thuê nhà ở xã hội thì không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập như mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về hình thức phát triển nhà ở xã hội; sửa đổi, bổ sung quy định về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng.

So với Luật Nhà ở năm 2014 thì điểm mới nổi bật trong dự thảo luật lần này là bổ sung mới 2 mục quy định về chính sách phát triển nhà lưu trú công nhân và nhà ở cho lực lượng vũ trang.

Bộ Xây dựng đề xuất đối với nhóm chính sách về phát triển nhà ở xã hội quy định tại Chương VI sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thông qua; các nội dung khác sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Đối với dự thảo Luật Kinh doanh BĐS có một số nội dung mới như: Thống nhất quy định các giao dịch kinh doanh nhà ở trong Luật Kinh doanh BĐS không còn quy định trong Luật Nhà ở để tránh giao thoa, chồng chéo.

Bổ sung quy định cụ thể về kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng trong dự án BĐS; bổ sung quy định về việc đặt cọc khi mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong đó, chỉ được nhận tiền đặt cọc hoặc các khoản tiền khác từ khách hàng nhằm mục đích bán, cho thuê mua nhà ở khi nhà ở đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo đúng quy định của Luật này.

Sửa đổi, bổ sung quy định về giao dịch qua sàn giao dịch BĐS, trong đó đề xuất phương án yêu cầu thực hiện qua sàn đối với các BĐS để tăng cường công khai, minh bạch và quản lý hoạt động giao dịch.

Sửa đổi, bổ sung quy định xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; Bổ sung quy định về điều tiết thị trường BĐS bao gồm nguyên tắc điều tiết, các trường hợp cần thiết điều tiết và thực hiện điều tiết để làm cơ sở Chính phủ chỉ đạo thực hiện điều tiết thị trường BĐS khi cần thiết.

Chính phủ trong thẩm quyền được giao quyết định điều tiết thị trường BĐS thông qua điều hành thực hiện các chính sách về: đầu tư, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, đất đai, kinh doanh BĐS, thuế, tín dụng, tài chính, các chính sách thích hợp khác trong từng thời kỳ nhất định.

Ngoài ra, dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số nội dung khác nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật về nhà ở, đất đai, đầu tư…và đảm bảo kiểm soát hoạt động kinh doanh BĐS công khai, minh bạch đảm bảo phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Việc sửa đổi Luật Nhà ở, Kinh doanh BĐS góp phần thúc đẩy phát triển nhà ở đảm bảo cân đối cung - cầu, đa dạng hóa nguồn cung, tránh tình trạng thị trường phát triển nóng, bất thường, gây lạm phát kinh tế.

Tạo cơ hội cho đa số người dân đặc biệt là người có thu nhập thấp, trung bình tại khu vực đô thị có khả năng tiếp cận nhà ở một cách đa dạng thông qua việc mua, thuê, thuê mua nhà ở phù hợp với khả năng tài chính.

Đồng thời, tạo động lực mới cho thị trường BĐS phát triển minh bạch, hiệu quả, bền vững; kéo theo các ngành nghề khác phát triển; đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Các xu hướng phát triển thị trường BĐS

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội trong bài phát biểu của mình, cho biết: Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, đến năm 2025, tỷ trọng bất động sản / tổng tài sản toàn nền kinh tế chiếm 21,2% (462,7 tỷ USD/ 2.183,09 tỷ USD) và đến năm 2030 là 22,0% (1.232,29 tỷ USD/ 5.601,31 tỷ USD).

361036579_1365069307391330_4085126197989612673_n

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Ảnh Trọng Hiếu

Thời gian qua chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh, nhiều mảng thị trường chưa được khai thác và đầu tư có hiệu quả.

Bất động sản công nghiệp, du lịch, giải trí mới chỉ tập trung ở một số vùng miền, chưa tạo được động lực và sức hút sâu rộng ở các địa bàn trong cả nước. Nhiều phân khúc thị trường đầu tư còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nguồn tài nguyên đất đai tiềm năng chưa được khai thác một cách tối ưu.

Bất động sản trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao còn phát triển dè dặt, cầm chừng, hệ số lấp đầy thấp. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn, trong tình trạng thanh khoản kém và nguồn cung rất hạn chế; chủ yếu do các vấn đề pháp lý chưa được tháo gỡ và việc tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, một số vụ việc xảy ra trong nửa cuối năm 2022 làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và nhìn chung, một số vấn đề “căn cơ” của thị trường chưa được giải quyết (pháp lý, nguồn cung khan hiếm, mất cân đối cung cầu…).

Có 3 vướng mắc cơ bản: Pháp lý, nguồn vốn tài chính, tổ chức thực hiện. Vì vậy, cùng với nền kinh tế chung của thế giới, lạm phát cao, tổng cầu cũng thấp… do đó ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Từ cuối năm 2022 gặp nhiều khó khăn, thanh khoản kém, hàng ngàn dự án dở dang…. Các dự án mới mở ra ít, giao dịch môi giới bất động sản ít, doanh nghiệp thành lập mới BĐS có 30,4%, giảm 60,4% so với năm 2022….

Ở phân khúc bất động sản nhà ở, mới hoàn thành 25 dự án với khoảng 10.000 căn, đạt khoảng 50% so với 6 tháng cuối 2022.

Hiện đang triển khai xây dựng 659 dự án (đạt khoảng 60,4% so với 06 tháng cuối 2022); và được cấp phép mới khoảng 23 dự án (đạt khoảng 29,41% so với 6 tháng cuối 2022); có 30 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai (số lượng dự án bằng khoảng 37,5% so với 06 tháng cuối năm 2022).

Về nhà ở xã hội, theo báo cáo của các địa phương về Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030), tính đến ngày 18/6/2023, cả nước đã hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.

Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 9 dự án với tổng số khoảng 18.768 căn, trong đó, nhà ở xã hội 06 dự án quy mô 7.730 căn; nhà ở công nhân 03 dự án quy mô 11.038 căn. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách, đến nay trên cả nước đã thực hiện giải ngân được trên 6.200 tỷ đồng cho khoảng 15.000 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Về tổng lượng giao dịch, có khoảng 187.000 giao dịch thành công, đạt 36,13% so với 06 tháng cuối năm 2022. Lượng giao dịch giảm chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền. Lượng giao dịch đối với nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ giảm, chỉ bằng 40,69% so với 06 tháng cuối năm 2022. Giá chung cư tại các địa phương giảm từ 3-7% so với kỳ trước, nhà ở riêng lẻ giảm từ 7-10%so với kỳ trước, đất nền tại các dự án giảm khoảng từ 9-12%.

360036191_637356351790998_2287430305377594771_n

Rất đông đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh Trọng Hiếu

Với phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành 8 dự án với 3.385 căn, bằng 133,33% so với quý IV/2022 gồm: 2.458 căn hộ du lịch, 680 căn biệt thự du lịch và 247 căn văn phòng kết hợp lưu trú. Đang triển khai 56 dự án với 25.368 căn, gồm: 20.470 căn hộ du lịch, 4.616 căn biệt thự du lịch và 282 căn văn phòng kết hợp lưu trú, số lượng dự án đang triển khai chỉ bằng 44,4% Quý IV/2022; Được cấp phép mới 01 dự án, bằng khoảng 25% so với Quý IV/2022. Nguồn cung và lượng tiêu thụ của phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố/shophouse tiếp tục giảm, chủ yếu do áp lực tăng lãi suất.

Trong khi đó, phân khúc bất động sản bán lẻ và văn phòng ghi nhận nguồn cung văn phòng cho thuê, mặt bằng thương mại từ các dự án mới khá hạn chế, chủ yếu vẫn đến từ phần diện tích cho thuê của các tòa nhà hỗn hợp. Về nhu cầu, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, nhu cầu thuê văn phòng, mặt bằng thương mại và công suất cho thuê đều có dấu hiệu suy giảm. Với giá cho thuê, giá cho thuê văn phòng và mặt bằng thương mại bình quân toàn thị trường trong 6 tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm nhẹ khoảng 4-5%.

Cuối cùng là phân khúc bất động sản khu công nghiệp, nguồn cung trong 6 tháng đầu năm 2023 có thêm nhiều dự án đầu tư KCN được chấp thuận. Xuất hiện đa dạng hóa chuỗi sản xuất tại Bắc Giang, Đồng Nai... Giá cho thuê đất tại các khu công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng nhẹ khoảng 3% so với cuối năm 2022.

Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác về tín dụng bất động sản, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (bất động sản là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 37,6% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm, tương đương 102.570 tỷ đồng, tăng 76,0% so với cùng kỳ); nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trong 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 228,4 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam là 4,32 tỷ USD); và tồn kho bất động sản tại thời điểm quý I/2023 của 10 doanh nghiệp bất động sản lớn niêm yết lên đến 290.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2022.

Đối với những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản, những khó khăn từ chính sách, pháp lý đến từ nguyên nhân liên quan đến pháp luật về đất đai, về quy hoạch, về đầu tư…

Đặc biệt về dòng vốn, việc tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp bất động sản vẫn không dễ dàng, chủ yếu do ba vấn đề là mức lãi suất cao, pháp lý dự án và niềm tin thanh khoản thị trường ( lãi suất 11-12%/năm).

Việc hạ, giảm lãi suất 0,5-2% trong thời gian qua là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và hệ thống ngân hàng. Động thái này đang có hiệu ứng tích cực mạnh mẽ lên nền kinh tế và các doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên, nếu rút ngắn thời gian dự án 1 năm có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản lãi suất lên tới 12-15% chi phí vốn. Đó là chưa kể tiết kiệm chi phí tiền lương, máy móc thiết bị,… cho cả năm.

Thứ nhất, các Bộ, ngành đang hoàn chỉnh sửa đổi 03 luật (Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản) để Chính phủ trình Quốc hội ban hành.

Thứ hai, quy định chặt chẽ về kiểm soát rủi ro đối với tín dụng bất động sản giúp lành mạnh hóa thị trường, đi sát hơn với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng thổi giá bong bóng. Tuy nhiên, hiện nay năng lực tài chính của đại đa số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản còn hạn chế, vốn chủ sở hữu thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng dẫn đến khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Thứ ba, lãi suất vay theo gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội quá cao ( doanh nghiệp 8,7%, người mua nhà 8,2%/năm) nên chủ đầu tư và người mua nhà khó khăn.

Xu hướng phát triển thị trường, dự báo thị trường bất động sản Việt Nam hết năm 2023 còn trầm lắng, chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn từ quý II hoặc quý III năm 2024 nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan; sự phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0; sự đa dạng của các nguồn lực tài chính...

Bên cạnh các phân khúc truyền thống (nhà ở, khu công nghiệp, nghỉ dưỡng, văn phòng…), dự báo sản phẩm trên thị trường bất động sản sẽ ngày càng đa dạng hơn, nhất là nguồn cung nhà ở sẽ gia tăng mạnh nếu như Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được tổ chức thực hiện tốt.

Từ quý IV/2023 việc thực hiện có hiệu quả, nhanh hơn các nội dung của Chính phủ với các quyết sách: Nghị định 08 ngày 05/3/2023 về tháo gỡ trái phiếu doanh nghiệp; Nghị quyết 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Đề án 338 ngày 03/4/2023 về đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến năm 2030…

Về Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là phân mảng đón đầu nhiều cơ hội phát triển từ tăng trưởng du lịch, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc (quốc gia chiếm khoảng 30% khách du lịch quốc tế của Việt Nam thời điểm trước đại dịch) mở của trở lại, dù tiềm ẩn nhiều thách thức.

Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng đặc biệt là các biệt thự ven biển sẽ tăng trưởng khả quan trong giai đoạn 2023-2025.

Phân khúc căn hộ du lịch (condotel): Sự hoàn thiện pháp lý đối với Condotel như đăng ký, chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng hợp đồng mua bán Condotel; vấn đề sở hữu, đầu tư, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài… sẽ tạo bước đột phá cho loại hình bất động sản nghỉ dưỡng này cũng sẽ có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2023-2025.

Phân khúc homestay: Là phân khúc hồi phục chậm nhất trong các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng hậu Covid-19. Dự báo là sẽ có triển vọng tích cực trong trung và dài hạn cùng với xu hướng du lịch trải nghiệm, sống xanh an toàn, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Với phân khúc bất động sản mặt bằng bán lẻ, văn phòng, sau những tác động bất lợi của dịch Covid-19 thì sự phát triển trung tâm thương mại nội địa có xu hướng chuyển đổi từ mô hình cho thuê truyền thống sang mô hình chia sẻ doanh thu, chia sẻ rủi ro, tăng cường mối quan hệ giữa chủ cho thuê và khách thuê.

Căn hộ dịch vụ và văn phòng khách sạn (officetel): phù hợp với xu hướng phát triển mới của thị trường, tạo điều kiện để người làm việc phát huy tối đa năng suất, giảm thời gian và chi phí đầu tư, đạt hiệu quả cao trong công việc.

Về căn hộ dịch vụ, tỷ lệ lấp đầy căn hộ dịch vụ tại Việt Nam cũng khá cao, lên tới 90 - 95%, vượt trội so với tỷ lệ lấp đầy của khách sạn (70%). Hơn nữa, căn hộ dịch vụ ổn định khách thuê, thời gian thuê thường kéo dài, tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% và sẽ là thị trường hấp dẫn.

Trong khi đó, phân khúc bất động sản khu công nghiệp, dự báo trong giai đoạn 2023-2025 sẽ phát triển, nhất là khu công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao như mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp đô thị dịch vụ sẽ là những xu hướng nổi bật của thị trường bất động sản khu công nghiệp, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc thu hút đầu tư và phát triển bền vững trong dài hạn.

Tuy nhiên cần đầu tư hạ tầng bên ngoài kết nối đồng bộ với bên trong khu công nghiệp. Hoàn thiện pháp lý, quy hoạch đồng bộ và đẩy nhanh giải phóng mặt bằng.

Ông Khôi cho biết hiện nay có hàng ngàn dự án phải dừng lại do vướng mắc về quy định pháp lý; về vốn hạn chế (tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp), vốn chủ sở hữu nhỏ…về tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và doanh nghiệp; điều chỉnh quy hoạch, vướng giải phóng mặt bằng, biến động nguyên vật liệu.

Do đó, chính quyền địa phương chủ động giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp các Bộ, ngành, giải quyết phần công việc liên quan và đề xuất báo chính phủ.

Ngoài ra, ông Khôi đề xuất mức lãi suất cho vay nhà ở thương mại phù hợp với thu nhập, kiến nghị dưới 7%/năm; nhà ở xã hội: với doanh nghiệp, kiến nghị dưới 6%/năm; với người mua nhà dưới 4,5%/năm; bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, kiến nghị dưới 9%/năm; bất động sản nhà ở cao cấp, kiến nghị từ 9-10%/năm.

Bên cạnh đó, kiến nghị khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nhiệp đúng quy định pháp luật; Giãn nợ cho doanh nghiệp những khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ; Điều chỉnh kịp thời định mức, đơn giá xây dựng do biến động giá nguyên vật liệu; Rút gọn quy trình thủ tục đầu tư, nhất là với dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ...

Về giải pháp trong dài hạn, kiến nghị sớm ban hành sửa đổi luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đồng bộ, tránh chồng chéo; các cơ chế chính sách đủ hấp dẫn với chủ đầu tư và nhà đầu tư, khách hàng mua bất động sản...

Đối với doanh nghiệp, kiến nghị cơ cấu lại sản phẩm, ưu tiên vào phân khúc phù hợp nhu cầu đại đa số người dân; quản trị lại doanh nghiệp, xác định lại giá thành để hạ giá bán hợp lý trên thị trường; đàm phán với nhà đầu tư về các phương án giãn hoãn nợ, hàng đổi hàng…

Tóm lại, thị trường bất động sản hiện đang trầm lắng ở nhiều phân khúc, tăng nhẹ ở phân khúc nhà ở xã hội, bất động sản công nghiệp. Nếu tập trung giải quyết các nhóm khó khăn, vướng mắc nêu trên và giảm mức lãi suất, thì đầu năm 2024, thị trường bất động sản sẽ dấu hiệu phục hồi rõ hơn, nhiều sản phẩm bất động sản ra thị trường.

Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, cho người lao động khu công nghiệp và và nhà ở giá trung bình là hướng chủ đạo của thị trường bất động sản từ năm 2024. Hàng tồn kho nhà ở cao cấp sẽ giải quyết ra thị trường.

Tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục ổn định và phát triển. Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ phục hồi từ năm 2024 và tiếp tục phát triển khi các quy định pháp lý được hoàn thiện, cơ chế thu hút khách du lịch tăng.

5 giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT), bất động sản là một trong các lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

360972117_1226420528076309_5699625164701742421_n

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ảnh Trọng Hiếu

Lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút được hơn 37.500 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 450 tỷ USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút đầu tư, sau lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.

Trong đó, đã có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dẫn đầu tư là Singapore, tiếp theo là Hàn Quốc, British VirginIslands và Nhật Bản.

Về địa phương đã có 45 tỉnh/thành phố có đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, trong đó TP.HCM dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Về quy mô dự án, phần lớn doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn.

Nhiều dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có quy mô lên đến hàng tỷ USD như dự án: công ty TNHH Hồ Tràm tại Bà Rịa-Vũng Tàu; thành phố thông minh tại Hà Nội; Khu đô thị Nam Thăng Long tại Hà Nội, Công ty TNHH phát triển Nam Hội An tại Quảng Nam...

Việt Nam có nhiều lợi thế so với các quốc gia trong khu vực để thu hút đầu tư như: Chính trị ổn định, an toàn; Tăng trưởng kinh tế cao; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào; thị trường tiềm năng; vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực, dễ dàng kết nối với các nền kinh tế lớn.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài thuận lợi cho xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng. Hệ thống luật pháp, chính sách và môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, minh bạch và đang tiếp tục được hoàn thiện.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được chú trọng đầu tư, hoàn thiện. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai quyết liệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế xã hội, trong đó sẽ tập trung đầu tư phát triển nhiều công trình hạ tầng quan trọng như: đường cao tốc, các trục ven biển, sân bay, cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành bất động sản.

360047801_190401640417553_6211086838584957134_n

Đại diện doanh nghiệp BĐS Hàn Quốc tại hội thảo. Ảnh Trọng Hiếu

Việc thu hút nhiều dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản giúp đa dạng hóa các loại hình bất động sản tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, bất động sản công nghiệp, nhà ở và chung cư cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe... đã tăng lên rõ rệt bên cạnh loại hình truyền thống như bất động sản nhà ở.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, một số dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, dự án quy mô đất lớn nhưng chậm triển khai cũng như nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, rõ ràng và còn phức tạp, sửa đổi không kịp thời; Thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đặc biệt là đất đai vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài; Tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ.

Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.

Để bắt kịp xu hướng của thời đại, tiến tới chọn lọc các nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh BĐS, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về pháp lý về thị trường bất động sản, đặc biệt là loại hình bất động sản mới (thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản kết hợp với chăm sóc sức khỏe, condotel, officetel...) phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, có giải pháp gắn với mô hình chuyển đổi kinh tế xanh, bền vững; đồng thời đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư đối với môi trường, xã hội trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, khẩn trương điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển thị trường bất động sản. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng để tạo nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Thứ năm, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, cạnh tranh, thông thoáng, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án sử dụng đất lớn nhưng chậm triển khai.

Ông Hwang Sung Kwan, Chuyên gia Tổng công ty đất đai và nhà ở Hàn Quốc chia sẻ tại hội thảo: Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, đồng hành phát triển đô thị là phát triển kinh tế.

360586008_1232003200793234_8684832124137843425_n

Ông Hwang Sung Kwan, Chuyên gia Tổng công ty đất đai và nhà ở Hàn Quốc. Ảnh Trọng Hiếu

Đề xuất của chúng tôi là một hệ thống trong tiếp cận hạ tầng. Với một dự án khoảng 7.000 ha, có đủ các tiện ích từ nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện, hạ tầng....

Nói tới nhà ở xã hội cần phải quan tâm tới cả hệ thống, kết nối đồng bộ các thành phần trong đó và vấn đề không chỉ là nguồn vốn mà còn là công nghệ, thông minh, kết nối hệ thống phục vụ người dân, cần có sự kết nối người dân và doanh nghiệp.

Ngoài hệ thống, có một khái niệm mới với Việt Nam là nền tảng UGPP, là chương trình đô thị hoá của Hàn Quốc.

Tôi đề xuất một chương trình hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Thu nhập trong nền kinh tế đang gia tăng, sự kết hợp kinh nghiệm, công nghệ Hàn Quốc để hỗ trợ Việt Nam - nhiều tiềm năng lớn với phát triển bất động sản là phù hợp.

Trong quá trình đó cần sự đồng hành của chính quyền địa phương như phát triển hạ tầng, phát triển công nghệ, cũng như cung cấp ngân sách cho các nhà phát triển chủ đạo.

Chúng tôi cũng có các chương trình ODA để phục vụ phát triển hạ tầng giao thông, công nghệ...

Sau các nhà phát triển bất động là các nhà phát triển thứ cấp. Các công ty Hàn Quốc đang băn khoăn nên tiếp cận ra sao?

Chúng ta có thể tiếp cận, giúp họ đưa ra mục tiêu. Với việc đưa ra định hướng cụ thể nhà đầu tư sẽ có cách nhìn rõ ràng hơn và dự án phát triển được cần chi tiết tính giá từng thời điểm.

Các nhà phát triển sẽ phân ra theo các hạng mục, công trình, khu vực đô thị thông minh. UGPP là đô thị bao trùm, vì con người, vì phát triển xã hội, mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ phức hợp trong khu đô thị, kết nối thuận tiện.

"Chúng tôi đang nỗ lực hết mình với đối tác Việt Nam để giải quyết các vấn đề nhà ở xã hội", ông Hwang Sung Kwan nói.

Còn theo ông Joseph Low, Chủ tịch Bộ phận Bất động sản Tập đoàn Keppel tại Việt Nam, lĩnh vực bất động sản đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong hành trình hướng tới môi trường bền vững vì lĩnh vực này tạo ra khoảng 40% tổng lượng phát thải toàn cầu.

360972117_1309416299976231_8146437353050552307_n

Ông Joseph Low, Chủ tịch Bộ phận Bất động sản Tập đoàn Keppel tại Việt Nam. Ảnh Trọng Hiếu

Trong đó, carbon hoạt động, tức là carbon được phát thải từ một tòa nhà đang được sử dụng, chiếm gần 70% tổng lượng phát thải carbon mà lĩnh vực bất động sản tạo ra; 30% còn lại của lượng phát thải carbon trong ngành bất động sản đến từ khí thải carbon ngầm mà tòa nhà thải ra trong quá trình xây dựng và hủy bỏ.

Bước tiếp theo trong hành trình hướng tới một ngành bất động sản bền vững cho Việt Nam là giải quyết đủ nhu cầu thị trường, xuất phát từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng tại Việt Nam.

Hiện nay, nguồn cung nhà ở bị hạn chế bởi các thách thức đa dạng như vấn đề thanh khoản, thủ tục phê duyệt dự án không rõ ràng và phức tạp. Nếu không giải quyết, các vấn đề này sẽ làm tăng sự không ổn định trên thị trường, dẫn đến tăng chi phí xây dựng và cuối cùng là giá nhà cao hơn cho người dân Việt Nam.

Chúng tôi nhận thấy rằng Chính phủ đang cố gắng tinh gọn và tăng tốc quy trình phê duyệt, nhưng điều quan trọng là đảm bảo những nỗ lực này sẽ giúp giảm khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn cung nhà ở.

Ngoài việc đưa nguồn cung vào thị trường một cách kịp thời, việc đảm bảo rằng các tòa nhà cũ vẫn phù hợp với thị trường cũng không kém phần quan trọng.

Tại Hà Nội và TP.HCM, không khó để nhận thấy sự hiện diện của vô số tòa nhà cũ, xuống cấp và không được sử dụng đúng mục đích trong các khu vực trung tâm. Những hình ảnh này là sự lãng phí cho những nỗ lực chúng ta trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam đã trải qua trong những thập kỷ qua.

Mặc dù Luật Bất động sản hiện tại ở Việt Nam cho phép bán chung hoặc tái phát triển các khu đất cũ sau khi nhận được sự đồng thuận từ ít nhất 75% chủ sở hữu, tuy nhiên, các quy định và yêu cầu quản lý hiện tại khá phức tạp.

Hơn nữa, quá trình này yêu cầu sự cộng tác chặt chẽ giữa nhiều cơ quan và đơn vị hành chính. Những yếu tố này, cùng với khoản bồi thường cho mục đích tái định cư, không tạo một môi trường thuận lợi cho chủ đầu tư tiến hành công việc khổng lồ như vậy.

Nếu Chính phủ có thể tiến hành một nghiên cứu để xem xét quy trình tái phát triển và đưa ra các chính sách khuyến khích, ví dụ như tặng một phần diện tích trong các khu đất cũ, điều này sẽ khuyến khích các chủ đầu tư cải tạo những tòa nhà cũ.

Qua đó, tất cả những nỗ lực này có thể giúp Chính phủ tối ưu hóa việc sử dụng đất ở khu vực trung tâm, cung cấp đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì các tiêu chuẩn và kiểm soát về đất đai, và đồng thời nâng cao chất lượng cảnh quan của thành phố.

Đây là hai vấn đề chính tại Việt Nam mà Chính phủ có thể cân nhắc thúc đẩy cùng với các nhà đầu tư trong ngành bất động sản, để đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển của quốc gia và bảo vệ môi trường.

PHẦN II - THẢO LUẬN

dieu-phoi

Điều phối phiên thảo luận gồm: TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư; ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quảng lý nhà và thị trường BĐS và ông Vương Duy Dũng , Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng). Ảnh: Trọng Hiếu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Trong phiên I, Hội thảo đã được nghe 5 tham luận, các diễn giả đã cung cấp rất nhiều thông tin thiết thực đi thẳng vào chủ đề hội thảo đặt ra. Đặc biệt, thực trạng của thị trường bất động sản thời gian qua đã được nêu rất rõ qua các trình bày của lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Cục Đầu tư nước ngoài, Hiệp hội Bất động sản. Hội thảo sẽ bắt đầu phiên 2 bằng việc bàn về một vấn đề rất quan trọng để thị trường có thể vận hành thông thoáng minh bạch, đó là hoàn thiện luật pháp chính sách. Trước hết, tham dự có đại diện Bộ KH&ĐT, tôi rất muốn được lắng nghe các chính sách mới liên quan tới nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, xin mời ý kiến bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ KH&ĐT).

Đề xuất bổ sung đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội

Bà Vương Thị Minh Hiếu: Thời gian vừa qua Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị liên quan tới phát triển nhà ở cho người lao động. Đây là một trong những trọng tâm thời gian tới để phát triển hệ sinh thái, đảm bảo phát triển bất động sản, công nghiệp bền vững.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay ngoài các chính sách chung, các doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn đã có những nỗ lực riêng để phát triển đồng bộ hạ tầng cho người lao động, như: Becamex đã thiết kế khu nhà ở cho 64.000 người lao động; khu công nghiệp (KCN) Liên Trạch, Đồng Nai hay Samsung Thái Nguyên cũng đang thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân.

Việc hoàn thiện cơ chế chính sách gắn với phát triển KCN và nhà ở cho người lao động đang được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Theo đó, Nghị định 35 đã có những quy định rõ về cơ chế, chính sách mới, tháo gỡ khó khăn quỹ đất, quá trình xây dựng để tạo sự phát triển đồng bộ tiện nghi, tiện ích cho người lao động. Phát triển KCN trên địa bàn phải dành tối thiểu 2% quỹ đất KCN để phát triển nhà ở cho người lao động, diện tích này phải được lồng ghép vào quy hoạch KCN trong quy hoạch tỉnh.

vuong-thi-minh-hieu

Bà Vương Thị Minh Hiếu. Ảnh: Trọng Hiếu.

Cùng với đó, Nghị định 35 cũng đã có những quy định về việc phát triển nhà ở lưu trú không gắn với hình thành đơn vị ở. Phát triển nhà ở cho người lao động cũng là điều kiện để chấp thuận chủ trương đầu tư KCN mới và mở rộng. Nghị định 35 cũng quy định rõ các đối tượng là người lao động, DN thuê mua nhà ở cho người lao động.

Sau khi Nghị định 35 được ban hành cũng có những vướng mắc trong các quy định khác, vì vậy trong quá trình Bộ Xây dựng xây dựng Luật Nhà ở, Vụ Quản lý KKT cũng đã có đề xuất bổ sung đối tượng thụ hưởng nhà ở là công nhân, người lao động, chuyên gia; DN phát triển KCN, các đối tượng được xem xét, có chính sách riêng để cho DN phát triển cả hạ tầng và khu nhà ở cho người lao động, tạo điều kiện cho họ mua, thuê mua nhà ở cho người lao động.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến của lãnh đạo Vụ Quản lý các KKT, Bộ KH&ĐT. Về đề xuất của bà Vương Thị Minh Hiếu, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS có phản hồi gì thêm?

Ông Vương Duy Dũng: Những đề xuất là phù hợp, trong đó đã có nội dung quy định tại Nghị định 35, có một số đề xuất để đồng bộ hệ thống pháp luật với Nghị định 35 và dự thảo luật sửa đổi mới đây. Các nội dung này được Bộ xây dựng nghiên cứu, tiếp thu.

vuong-duy-dng

Ông Vương Duy Dũng. Ảnh: Trọng Hiếu.

Báo cáo thêm, giai đoạn này, cơ quan chủ trì soạn thảo, cùng các Ủy ban Quốc hội đang rà soát, hoàn thiện, chỉnh sửa, tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội, để hoàn thiện lại các dự thảo.

Đây cũng là giai đoạn gấp rút, sẽ có sự điều chỉnh. Cơ quan chủ trì soạn thảo, các Ủy ban Quốc hội sẽ nghiên cứu xem xét để tiếp thu, hoàn thiện Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản cho phù hợp.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến ông Vương Duy Dũng, tôi xin có tiếp một câu hỏi với đại diện Vụ Quản lý KKT, trong trình bày ở tham luận, đại diện Keppel Land có đề xuất một số tiêu chí liên qu

  • Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 14:19

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09