Nguyên nhân nào cho cú giảm mạnh của thị trường tiền điện tử tuần qua?

Nhàđầutư
Nếu trong những lần sụt giảm trước nhà đầu tư hoang mang bán tháo đẩy sức ép khiến thị trường giảm sâu hơn, thì đối với cú sốc lần này phần lớn mọi người đều có tâm lý lạc quan hơn rất nhiều
THÁI HÀ
22, Tháng 01, 2018 | 08:13

Nhàđầutư
Nếu trong những lần sụt giảm trước nhà đầu tư hoang mang bán tháo đẩy sức ép khiến thị trường giảm sâu hơn, thì đối với cú sốc lần này phần lớn mọi người đều có tâm lý lạc quan hơn rất nhiều

Bitcoin sụt giảm mạnh, alcoin chìm trong sắc đỏ

Từ khoảng ngày 16/1 vừa qua, nhà đầu tư toàn thế giới bắt đầu ghi nhận sự sụt giảm của nhiều đồng tiền điện tử. Nếu ban đầu giới đầu tư còn hy vọng đó chỉ là sự sụt giảm tức thời trước khi tăng trở lại thì niềm hy vọng này ngày càng trở thành nỗi hoang mang khi đồng tiền này liên tục giảm mạnh trong suốt ngày 17/1 và chỉ  hơi có dấu hiệu hồi phục vào thời điểm cuối ngày.

Chỉ tính riêng trong ngày 16/1, Bitcoin ghi nhận mức sụt giảm lên tới 14%. Đáng chú ý, giá trị vốn hóa thị trường của toàn thế giới đã giảm đến 40% so với mức cao kỷ lục trong tháng trước đó. Sự sụt giảm này không chỉ ghi nhận ở một bộ phận thị trường mà đã nhanh chóng lan rộng tạo nên hiệu ứng sắc đỏ.Nhiều đồng alcoin cũng ghi nhận mức sụt giảm kỷ lục như Ripple (XRP), Stellar Lumens (STR) và Cardano (ADA) đều ghi nhận mức sụt giảm 25%.Token của Ethereum cũng giảm mất khoảng 18% chỉ tính riêng trong 24 giờ.

Nguyên nhân cho sự sụt giảm

Đối với những nhà đầu tư thường xuyên theo dõi thị trường này có lẽ đều biết việc thị trường tiền điện tử tăng giảm là một điều vô cùng bình thường và hợp với quy luật, nó cũng là yếu tố giúp giữ cho tiền điện tử không bị biến thành bong bóng và nổ (giống như nhận định của nhiều người). Trong bối cảnh như hiện nay khi mà vẫn còn khá nhiều tranh luận về vấn đề công nhận tiền điện tử, chỉ một tin tức được lan truyền đều có những ảnh hưởng nhất định đối với giá của một đồng tiền. Tuy nhiên, với mức giảm đều và đồng loạt như vậy, nguyên nhân to lớn nào có thể gây ra được thiệt hại mạnh mẽ đến vậy?

Những vấn đề về luật pháp

Một trong những khả năng có thể mà nhiều người đưa ra chính là việc chính quyền Hàn Quốc và Trung Quốc đều được cho hay đang lên kế hoạch thắt chặt tiền điện tử trong tương lai. Được biết, đây đều là hai thị trường lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới tiền điện tử.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một các xuyên suốt thì động thái này của hai chính quyền đều không phải là hành động tức thời gây sốc cho nhà đầu tư. Thực tế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có lệnh cấm các công ty thanh toán giao dịch bằng bitcoin từ năm 2013. Việc Trung Quốc cấm phát hành ICO và đóng cửa các sàn giao dịch cũng đã là thông tin từ tháng 9 năm ngoái.

Trong trường hợp của Hàn Quốc thì vẫn chưa có một lệnh cấm nào được trực tiếp đưa ra. Mặc dù trước đó các ngân hàng tại Hàn Quốc cũng từng cảnh báo người dân về tiền điện tử, nhà đầu tư còn được cho là sẽ bị phạt nếu giao dịch tiền điện tử quá lớn,  tuy nhiên, qua vụ việc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và phản ứng quyết liệt của người dân, nhiều người vẫn tin tưởng, việc cấm tiền điện tử ở nước này là hoàn toàn không khả thi. Nhiều quan chức trong chính quyền Hàn Quốc cũng từng đưa ra nhận định rằng Chính phủ Hàn Quốc không có đủ thẩm quyền để ngăn cấm một hoạt động kinh tế và khả năng cao là quốc gia này sẽ thừa nhận và quản lý thay vì cấm tiền điện tử.

Có thể thấy, những tác động về mặt chính trị là có khi mà ngay trước ngày 16/1 của đà sụt giảm, nhiều thông tin về việc chính quyền Hàn Quốc và Trung Quốc có thể sẽ ra luật cấm tiền điện tử được hâm nóng lại trên các trang báo, tuy nhiên, đó có thể chỉ đóng góp một phần nhỏ cho sự suy giảm mà không phải toàn bộ nguyên nhân.

Áp lực chốt vốn cuối năm của nhà đầu tư

Nhiều người gia nhập thị trường tiền điện tử từ lâu đều cho rằng việc sụt giảm của thị trưởng tiền điện tử vào giai đoạn này trong năm là tương đối bình thường, có chăng mức sụt giảm của lần này hơi lớn. Thực tế thì theo ghi nhận, thời điểm trước Tết nguyên đán trong ít nhất 3 năm trở lại đây đều ghi nhận mức sụt giảm của thị trường này. Để giải thích cho điều này, hãy liên tưởng ngay đến thị trường chứng khoán, một thị trường mà vào giai đoạn cuối năm cũng thường ghi nhận mức sụt giảm dù ít hay nhiều. Nguyên nhân là một bộ phận lớn các nhà đầu tư chốt lời cuối năm. Thời điểm trước Tết này cũng được coi là thời điểm vàng cho nhiều hoạt động mua sắm và việc nhà đầu tư rút một phần vốn để chi trả cho những hoạt động đi lại vé máy bay, mua sắm cũng là điều tương đối dễ hiểu. Đối với một thị trường như thị trường tiền điện tử nơi mà nhà đầu tư Châu Á chiếm một bộ phận lớn trong thị trường, việc chốt vốn cuối năm này lại càng gây ảnh hưởng mạnh đến sức tăng trưởng của toàn thị trường và sự sụt giảm cũng là điều đương nhiên có thể xảy ra.

Các vấn đề đến từ các sàn giao dịch

Một thực tế khác được ghi nhận là sự quan tâm ngày càng tăng cao đối tiền điện tử đã tạo ra những sức ép nhất định lên cơ sở hạ tầng của thị trường này.

Nejc Kodric, Giám đốc điều hành của Bitstamp từng phát biểu: "Khá nhiều công ty trong giới tiền điện tử đang phải đối mặt với dòng người mới gia nhập quá lớn ... và điều này đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hầu hết các công ty.”

Quả thật, một số sàn giao dịch đã ngừng cho phép đăng ký người dùng mới. Ví dụ như sàn Bitfinex đã phải tạm thời thu hẹp đăng ký tài khoản kể từ tháng 12 trong một động thái nhằm “bảo vệ kinh doanh, hỗ trợ và kiểm tra kinh nghiệm của cơ sở người dùng hiện tại phục vụ cho lâu dài”. Nhiều người dùng của sàn Kraken cũng phải đối mặt với những vấn đề tạm dừng khi sàn này tiến hành việc nâng cấp phần mềm. Vụ việc gây xôn xao thời gian qua chính là việc sàn này thông báo cập nhật định kỳ khoảng 2 giờ đồng hồ nhưng lại kéo dài tới gần hai ngày khiến cho mọi hoạt động của sàn bị ngừng lại. Nhiều người dùng lúc bấy giờ còn nghi ngờ rằng sàn giao dịch này sẽ sập.

Theo nhà phân tích thị trường cao cấp eToro của Anh, Mati Greenspan nhận định trước những biến động này: “Sự kéo giá sụt giảm này dường như có nguyên nhân đến từ việc thiếu  nhà đầu tư ở Châu Á.”

Thực tế thì không hẳn là thị trường tiền điện tử Châu Á mất đi tính hấp dẫn và không thu hút nhà đầu tư, chủ yếu là do các sàn giao dịch lớn không nhận thêm đăng ký hoặc tạm ngừng khiến nhà đầu tư mới không thể tham gia và rót vốn được vào thị trường dẫn đến giá giảm là điều tất yếu

Sự mất niềm tin vào các sàn giao dịch cũng được nhen nhóm trong giai đoạn gần đây khi BitConnect tuyên bố sẽ đóng cửa nền tảng cho vay và giao dịch khiến cho người dùng hoang mang bởi ít nhất tạm thời không thể rút tiền.

Có lẽ chính những bất ổn về cơ sở hạ tầng sàn giao dịch đã làm tăng tâm lý rụt rè của nhà đầu tư trong việc mạnh tay dồn vốn đẩy thị trường lên cao.

Những lần sụt giảm trước đây

Thực tế thì đây cũng không phải là lần đầu tiên thị trường tiền điện tử gặp phải sự chao đảo của khuynh hướng sụt giảm. Hồi tháng 7 năm ngoái, thị trường này cũng từng ghi nhận một sự sụt giảm mạnh, nhiều người khi đó còn mạnh miệng khẳng định “bong bóng” bitcoin cũng đã đến ngày nổ, nhà đầu tư cũng từng mất hết niềm tin vào những đồng tiền này, nhưng ngay sau đó thị trường lại phục hồi và trở lại mạnh mẽ, tăng vọt xác lập những kỷ lục mới.

Một lần sụt giảm khác là vào thời điểm tháng 9 năm ngoái, thị trường tiền điện tử lại một lần nữa chao đảo trước thông tin Chính phủ Trung Quốc yêu cầu tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử trong nước ngừng hoạt động, cùng với đó là nhiều những nhận định  cay nghiệt “như thêm dầu vào lửa” từ những người nổi tiếng trong giới tài chính. Khi đó mức sụt giảm của Bitcoin lên tới 40%. Tuy nhiên, từ sự sụt giảm ấy, thị trường lại ghi nhận một cú lộn ngược dòng kinh điển khi quay đầu tăng mạnh, vốn hóa thị trường giai đoạn thấp nhất xuống chỉ còn 114 tỷ USD nhưng sau đó đã tăng đều và ổn định liên tục, thời điểm cao nhất còn xác lập mức kỷ lục 628 tỷ USD.

Tuy nhiên chưa hết, giai đoạn tháng 12 vừa qua, thị trường này lại có một lần giảm mạnh trước những thông tin tiêu cực từ thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên, ngay sau đó đã tăng mạnh trở lại và ghi nhận mức vốn hóa cao kỷ lục khoảng 813 tỷ USD trước khi sụt giảm vào giai đoạn gần đây.

Có thể thấy, với một thị trường bị chi phối khá mạnh bởi những luồng thông tin, việc tăng mạnh hoặc giảm mạnh trong từng thời điểm là điều dễ hiểu.

Điều đáng nói là tâm lý của nhà đầu tư gần đây đã có phần ổn định hơn rất nhiều so với những lần giảm trước. Nếu trong những lần sụt giảm trước nhà đầu tư hoang mang bán tháo đẩy sức ép khiến thị trường giảm sâu hơn, thì đối với cú sốc lần này phần lớn mọi người đều có tâm lý lạc quan hơn rất nhiều, không còn nghi ngờ bitcoin là bóng bóng sẽ nổ nữa. Dạo trên Twitter vào thời điểm đó sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều nhà đầu tư lạc quan khuyên mọi người nên “tắt máy và đi ngủ” qua cú sốc thị trường này. Phần lớn mọi người đều mang tâm lý “ôm tiền” chờ qua bão với niềm tin cao ở khả năng phục hồi của thị trường trong những ngày tới.

Có thể thấy, những nguyên nhân về sự sụt giảm của thị trường lần này chủ yếu đều mang tính tương đối và tùy thuộc vào nhận định của từng người. Tuy nhiên, qua lần sụt giảm này, ta cũng lần đầu tiên thấy được sự lạc quan của nhà đầu tư trên thế giới vào thị trường này. Điều này đã phần nào thể hiện được sức hút nhất định cũng như tương lai đầy tiềm năng của thị trường tiền điện tử.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ