'Người dân có thể khởi kiện và Công ty Rạng Đông phải bồi thường, không xin lỗi suông'

Nhàđầutư
Đó là nhận định của các luật sư về vụ cháy ở Công ty Rạng Đông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân và môi trường sống ở khu vực lân cận.
THẮNG QUANG
11, Tháng 09, 2019 | 07:45

Nhàđầutư
Đó là nhận định của các luật sư về vụ cháy ở Công ty Rạng Đông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân và môi trường sống ở khu vực lân cận.

Chia sẻ với Nhaudautu.vn liên quan đến vụ cháy nhà kho Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông), các luật sư và chuyên gia khoa học cho rằng đây là sự cố môi trường nghiệm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Việc chậm cảnh báo cho người dân là thiếu trách nhiệm của chính quyền và Công ty Rạng Đông.

Người dân nên khởi kiện để đòi quyền lợi

Luật sư Lê Hồng Huấn (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) khẳng định người dân trong vùng bị ảnh hưởng từ vụ cháy nếu không được bồi thường hoặc không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện Công ty Rạng Đông để đòi quyền lợi.

"Đây là quyền của công dân. Tôi sẵn sàng hỗ trợ pháp lý miễn phí nếu người dân muốn khởi kiện Công ty Rạng Đông", vị luật sư nói.

Theo luật sư Huấn, nếu muốn khởi kiện, người dân sống trong vùng ảnh hưởng phải chứng minh có sự thiệt hại (có thể là thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, tài sản...). Ngoài ra, người dân cũng phải chứng minh được những thiệt hai này có liên quan đến vụ cháy tại Công ty Rạng Đông.

chay-cong-ty-rang-dong-yeu-cau-boi-thuong

Người dân có thể khởi kiện Công ty Rạng Đông. Ảnh: Phan Hậu/Thanh niên.

Luật sư Huấn phân tích, trong vụ việc này, có thể thấy Công ty Rạng Đông đã lựa chọn phương thức không hành động, như: Không báo cáo đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý nhà nước về việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất bóng đèn; không cảnh báo đến người dân xung quanh liên quan đến việc thủy ngân có thể đã phát tán ra môi trường; không hỗ trợ người dân trong việc di dời khỏi nơi bị ảnh hưởng của thủy ngân...

Như trong thông tin mới nhất được Tổng cục Môi trường công bố, Công ty Rạng Đông đã thừa nhận 480.000 bóng đèn bị cháy có thủy ngân lỏng (có độc tính cao hơn viên amalgam). Nguyên nhân vụ cháy còn đang tiếp tục được làm rõ nhưng không thể phủ nhận trách nhiệm của Công ty Rạng Đông bởi nguồn nguy hiểm thủy ngân xuất phát từ đơn vị này.

"Sau khi xảy ra cháy, Công ty Rạng Đông và không công bố thông tin có hóa chất độc hại, sau đó lại công bố thông tin mơ hồ, không chuẩn xác, không hỗ trợ người dân. Chính quyền thì chậm cảnh báo, thiếu trách nhiệm với người dân. điều này là đáng lên án", luật sư Huấn cho hay.

Công ty Rạng Đông phải bồi thường

Đồng quan điểm trên và phân tích thêm, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh, từ tất cả thông tin do Bộ TN&MT công bố chính thức và căn cứ theo Điều 187 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật”.

Do đó, việc trong nước sông Tô Lịch có nồng độ thủy ngân vượt tiêu chuẩn thì đây là việc đã xâm phạm vào lợi ích công cộng, lợi ích chung của Nhà nước. Căn cứ theo nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trong đó tại Điểm 7 quy định về quản lý tài nguyên nước thì có thể thấy quyền khởi kiện ở đây còn thuộc về Bộ TN&MT vì đây thuộc lĩnh vực mà Bộ phụ trách.

Cũng theo luật sư Truyền, quyền lợi đươc đền bù phải xét xem vào điều kiện thực tế dựa trên căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với hành vi, hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

Sau đó áp dụng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh cho hay tại Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: "Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi".

nguyen-the-truyen

Luật sư Nguyễn Thế Truyền.

Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi.

"Do đó, người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Nếu cá nhân gây ô nhiễm môi trường do thực hiện nhiệm vụ của tổ chức giao thì tổ chức đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại", luật sư Nguyễn Thế Truyền nói.

Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Thực tế, nếu việc bồi thường có xảy ra thì người dân sẽ làm đơn lên chính quyền. Chính quyền sẽ cùng nhà máy đứng ra hỗ trợ giải quyết cho người dân bị thiệt hại, cũng chi phí cho việc khắc phục thảm họa môi trường.

chay-rang-dong

Vụ cháy ở Rạng Đông là sự cố môi trường nghiêm trọng nhưng chính quyền lúng túng trong cảnh cáo.

Người dân có quyền đề nghị cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ chức năng. Bên cạnh Bộ TN&MT, các cơ quan/tổ chức khác cũng có quyền đại diện cho dân để yêu cầu nhà máy có bồi thường cho dân. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền cũng có quyền đề nghị Tòa án áp dụng Điều 134 kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thủy ngân còn trong đất và nước

Thủy ngân còn, trao đổi với báo chi về vụ việc này, ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng điều người dân quan tâm nhất chính là môi trường nơi đây còn nguy hại hay không, nồng độ thủy ngân hiện nay còn bao nhiêu.

Nhiều người dân lo lắng về sức khỏe của bản thân đến mức tự sơ tán, chuyển trường cho con… Hiện, người dân vẫn chưa quay trở lại với cuộc sống thường nhật ở nơi đây.

Theo Tổng cục Môi trường, quan trắc, khuyến cáo của WHO, nồng độ thủy ngân ở trong không khí đã ở mức an toàn. Kết quả này cần truyền tải tới người dân một cách kịp thời nhất và sâu rộng nhất để tránh hoang mang lo lắng.

"Hiện tại, thủy ngân còn một phần trong đất và trong nước. Trong nước thì không quan ngại lắm vì chúng ta sử dụng nước máy. Kết quả quan trắc một số nơi trong đất cũng có nồng độ nhất định nhưng không lớn. Các cơ quan chính quyền phải công bố rõ ràng nồng độ để người dân bình tĩnh, yên tâm ổn định cuộc sống cũng như có những ứng phó kịp thời, phù hợp", ông Tùng chia sẻ.

Thông báo kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường cho biết, lượng thuỷ ngân đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ tại nhà kho công ty Rạng Đông là 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam. 

Hầu hết lượng thuỷ ngân trong các bóng đèn đã phát tán ra môi trường cùng với khói và khí thải của đám cháy, ước tính phạm vi phát tán tối đa của khói thải khoảng 1,5 km, phạm vi ô nhiễm khoảng 200 m tính từ tường rào của Công ty và theo hướng gió có thể ảnh hưởng đến khoảng cách 500 m. 

Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh ngoài hàng rào Công ty cho thấy mặc dù hàm lượng thuỷ ngân không vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn nhưng cũng đã xác định được hàm lượng đáng kể.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ