Ngành xi măng: Được mùa nhưng vẫn lo tụt hậu

Nhàđầutư
Sau nhiều năm đối mặt với khủng hoảng thừa, năm 2018 được coi là năm tưng bừng của ngành xi măng khi lần đầu tiên ngành này đạt mức tiêu thụ kỷ lục với 97 triệu tấn. Trong đó, có 32 triệu tấn xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD. Đâu là cơ hội, đâu là thách thức với ngành xi măng?
PHAN THẾ HẢI (thực hiện)
04, Tháng 01, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Sau nhiều năm đối mặt với khủng hoảng thừa, năm 2018 được coi là năm tưng bừng của ngành xi măng khi lần đầu tiên ngành này đạt mức tiêu thụ kỷ lục với 97 triệu tấn. Trong đó, có 32 triệu tấn xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD. Đâu là cơ hội, đâu là thách thức với ngành xi măng?

Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam.

xuat-khau-xi-mang

Năm 2018, có 32 triệu tấn xi măng xuất khẩu, đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD.

Điều gì làm nên sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành xi măng, thưa ông?

TS. Nguyễn Quang Cung: Năm 2018, tiêu thụ nội địa của ngành xin măng đạt hơn 65 triệu tấn, nếu so với năm trước, mức tăng trưởng đạt xấp xỉ 9%. Tốc độ này có cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP nhưng không mấy đột biến. Điều đặc biệt là năm nay, xuất khẩu xi măng đạt 32 triệu tấn, tăng 52% so với năm trước. Sự tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới. Bỏ xa nước xuất khẩu thứ hai là Ấn Độ. Nước này chỉ xuất khẩu được 15 triệu tấn.

Đặc biệt hơn, nước nhập khẩu xin măng lớn nhất từ Việt Nam lại chính là Trung Quốc, người khổng lồ của ngành xi măng toàn cầu.

TS- Nguyen - Quang - Cung

 

Việt Nam hiện có 74 nhà máy xi măng, với tổng công suất lắp đặt 148 triệu tấn. Trên thực tế các nhà máy hoạt động không hết công suất, nhưng sản lượng sản xuất xi măng ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao, xấp xỉ 100 triệu tấn/năm và tình trạng dư thừa nguồn cung đã xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây.

TS. Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Ông vừa nói đến ngành xi măng toàn cầu, vậy Việt Nam đang ở đâu trong thị trường xi măng thế giới, thưa ông?

TS. Nguyễn Quang Cung: Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đang là nhà sản xuất xi măng lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt là 1.484 triệu tấn/năm, tiếp theo là Ấn Độ và Việt Nam lần lượt 437 triệu tấn/năm và 148 triệu tấn/năm. Mặc dù Trung Quốc đang cắt giảm sản lượng, nhưng công suất dự kiến của quốc gia đông dân nhất thế giới này vẫn cao hơn tổng công suất của chín nước còn lại trong Global Cement là 200 triệu tấn.

Việt Nam hiện có 74 nhà máy xi măng, với tổng công suất lắp đặt 148 triệu tấn. Trên thực tế các nhà máy hoạt động không hết công suất, nhưng sản lượng sản xuất xi măng ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao, xấp xỉ 100 triệu tấn/năm và tình trạng dư thừa nguồn cung đã xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây.

Trong năm 2017, Việt Nam sản xuất được 78 triệu tấn Clinker, con số này tăng lên 83 triệu tấn clinker vào năm 2018, tương đương với 100 triệu tấn xi măng.

Sản lượng tăng cao, trong khi cầu không hấp thu được đã đẩy ngành vào tình trạng dư cung. Năm 2017, cả nước phải đối mặt với tình trạng dư thừa 26 triệu tấn xi măng trong năm 2017.

Đâu là nguyên nhân bùng phát xuất khẩu của ngành xi măng trong năm qua, thưa ông?

TS. Nguyễn Quang Cung: Như tôi đã nói ở trên, năm 2018, Trung Quốc tái cơ cấu, cắt giảm sản lượng xi măng tới 10%, ở nước này, giá xi măng đang được đẩy lên khá cao. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng ở châu Phi tăng mạnh, khu vực này từ trước vẫn nhập xi măng từ Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao Trung Quốc là nước nhập khẩu xi măng nhiều nhất của VN.

Tính chung cả năm 2018, xuất khẩu xi măng Việt Nam vào Trung Quốc đạt mức 8 triệu tấn và đang có xu hướng tăng lên vào năm tới. Bangladesh đứng thứ hai với khối lượng nhập hơn 6 triệu tấn. Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines đã nhập khẩu 5,5 triệu tấn xi măng của Việt Nam.

Việc xuất khẩu tăng mạnh đã mang lại lợi ích thế nào cho ngành xi măng thưa ông?

TS. Nguyễn Quang Cung: Năm qua, việc xuất khẩu xi măng không chỉ tăng nhanh về số lượng mà theo đó, giá cả cũng tăng mạnh. Nếu như năm 2017, giá xuất khẩu xi măng chỉ đạt từ 28- 29 USD/tấn thì trong năm 2018, giá xuất khẩu xi măng đạt từ 38- 44 USD/tấn. Tính chung, mức tăng giá xấp xỉ 40%. Trong những tháng cuối năm, nhu cầu xi măng của các nước tăng mạnh. Tại cảng Nghi Sơn, thường xuyên có dăm tàu Trung Quốc vào ăn hàng nhưng vẫn không có đủ lượng xi măng để bán.

Việt Nam là nước giàu nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Với hai thành phần chính là đá vôi và cao lanh thì từ khâu nguyên liệu cho đến khi ra thành phẩm xi măng, giá trị gia tăng gấp 10 lần. Có thể nói, xi măng là một trong số những ngày công nghiệp chế biến khoáng sản sâu nhất.

Nhiều vùng núi đá vôi hiểm trở đã được thay đổi bộ mặt căn bản nhờ ngành công nghiệp xi măng. Xi măng được ví như bánh mỳ của ngành xây dựng. Xây dựng trên rừng, dưới biển, không có nơi nào không cần dùng đến xi măng.

Thời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đến gần, đâu là cơ hội, đâu là thách thức của ngành xi măng thưa ông?

TS. Nguyễn Quang Cung: Thị trường đang mở ra không biên giới, xi măng Việt Nam có thể bán ra nhiều nước trên thế giới, đó là cơ hội lớn như tôi đã nói ở trên. Còn về thách thức, cũng như nhiều ngành sản xuất khác, ngành xi măng Việt Nam đang đối mặt với thách thức rất lớn đó là năng suất lao động thấp. Ngay như so với Trung Quốc, hiện tại với nhà máy công suất 6.000 tấn clinker/ngày (2tr tấn/năm) họ chỉ cần có 90 người. Trong đó có 70 người lao động trực tiếp, 20 người lao động gián tiếp. Với Việt Nam, nhà máy công suất như vậy cần phải có 500 nhân công.

Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này thưa ông?

TS. Nguyễn Quang Cung: Để bắt kịp thế giới, không có cách nào khác là phải đổi mới công nghệ, bao gồm công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý. Với những dây chuyền công suất nhỏ, dưới 5.000 tấn clinker/ngày cần phải mạnh dạn loại bỏ. Trong các công đoạn sản xuất, cần phải sự dụng robot nhiều hơn nữa. Cùng với đó là công nghệ quản lý cần phải được trang bị trí tuệ nhân tạo ở một số khâu để thay thế nhân công gián tiếp.

Nếu không nỗ lực đổi mới không ngừng thì ngành xi măng sẽ dễ bị chìm trong công nghệ lạc hậu, việc đứng vững trong cuộc cách mạng công nghiệp mới là rất khó khăn.

Xin cám ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ