Ngành nông nghiệp thiếu lao động chất lượng cao

Nếu như năm 2011, vùng ĐBSCL chỉ có 13 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thì đến năm 2020 đã tăng lên 21 cơ sở với quy mô đào tạo khoảng 150.000 sinh viên (SV). Vùng Đông Nam Bộ với quy mô đào tạo gần 517.000 SV, đứng thứ 2 cả nước.
HUY LÂN
06, Tháng 08, 2023 | 07:57

Nếu như năm 2011, vùng ĐBSCL chỉ có 13 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thì đến năm 2020 đã tăng lên 21 cơ sở với quy mô đào tạo khoảng 150.000 sinh viên (SV). Vùng Đông Nam Bộ với quy mô đào tạo gần 517.000 SV, đứng thứ 2 cả nước.

Đó là đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tại hội nghị hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn các tỉnh khu vực phía Nam vừa diễn ra ở TP.HCM.

Theo Bộ NN-PTNT, trong số các trường ĐH đóng trên địa bàn 2 vùng trên, có nhiều trường đào tạo về nông - lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tham gia đào tạo nhân lực phục vụ ngành NN-PTNT trong vùng. Tuy nhiên, hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành đang đứng trước những khó khăn, thách thức.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, lao động nông - lâm - thủy sản của vùng Đông Nam Bộ giảm mạnh từ 1,24 triệu người năm 2011 còn 778.000 người năm 2020 (mỗi năm giảm trung bình 46.700 người). Vùng ĐBSCL, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã giảm từ 10,2 triệu người còn 9,36 triệu người (giảm 7,2%). Nguyên nhân là do lao động đã di cư ra khỏi vùng để tìm kiếm việc làm ở các KCN, đô thị của các vùng khác.

Chất lượng của lao động nông - lâm nghiệp và thủy sản được Bộ NN-PTNT đánh giá còn thấp. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên chỉ 7,4% đối với vùng Đông Nam Bộ và 2,21% đối với vùng ĐBSCL. Phần lớn vẫn còn là lao động phổ thông, giản đơn, làm việc theo kinh nghiệm, thời vụ, thiếu lao động có tay nghề cao.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cho biết ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Nhưng để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn quốc tế thì không ít doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn do thiếu nguồn lao động có kỹ thuật, chuyên môn cao. "Chính tâm lý e ngại và định kiến về một nền nông nghiệp truyền thống nhiều vất vả, thu nhập thấp đã khiến cho ngành này đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng. Thời gian qua, công tác đào tạo có nhiều tiến bộ nhưng chưa thật sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và kỳ vọng của DN" - bà Chi nói.

6-baiphu-1691238125830334446736

Sinh viên Khoa Thủy sản Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thực tập sản xuất giống cá biển có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Khánh Hòa

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu DN và xã hội, có một số vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Đó là DN cần xác định yêu cầu thông qua quá trình tham gia xây dựng chương trình đào tạo; DN cùng nhà trường phối hợp đào tạo SV; DN phối hợp nhà trường xây dựng chính sách "ươm mầm tài năng", "xây dựng nhân sự nòng cốt tương lai cho DN" thông qua chương trình trao học bổng, tài trợ cho SV tài năng...

Theo đại diện Trường ĐH Cần Thơ, tỉ lệ lực lượng lao động qua đào tạo luôn ở mức thấp hơn so với cả nước, xu hướng này duy trì hơn 10 năm qua chính là thách thức đối với nguồn nhân lực ĐBSCL trước bối cảnh ứng dụng tự động hóa, số hóa trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ không thích học tập và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, nhất là ở khu vực nông thôn. 

"Để giải quyết vấn đề này cần nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là giảm tỉ lệ bỏ học và nâng cao vai trò nguồn nhân lực có trình độ cao, tạo động cơ cho lực lượng lao động theo đuổi việc học tập, phát triển bản thân, kích thích hệ thống giáo dục chuyên ngành phát triển" - lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ nhấn mạnh.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng cần "truyền lửa" cho SV có thêm động lực dấn thân. Chương trình đào tạo phải giới thiệu cho SV hiểu được giá trị của ngành học đối với cuộc sống, hiểu được nghề để từ đó mới yêu nghề.

(Theo Người lao động)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ