Ngành khách sạn Đà Nẵng ‘trắng tay’ mùa cao điểm du lịch

Nhàđầutư
Dù dịp lễ 30/4 và 1/5 được coi là cú hích cho ngành du lịch hồi phục trở lại, tuy nhiên, lượng khách đến với Đà Nẵng quá ít khiến nhiều chủ khách sạn, resort trên địa bàn Đà Nẵng vẫn “đóng cửa” chờ thời điểm thích hợp.
THÀNH VÂN
04, Tháng 05, 2020 | 09:51

Nhàđầutư
Dù dịp lễ 30/4 và 1/5 được coi là cú hích cho ngành du lịch hồi phục trở lại, tuy nhiên, lượng khách đến với Đà Nẵng quá ít khiến nhiều chủ khách sạn, resort trên địa bàn Đà Nẵng vẫn “đóng cửa” chờ thời điểm thích hợp.

Dọc tuyến đường du lịch như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… hầu hết các khách sạn đều chưa mở cửa hoạt động trở lại. Theo ghi nhận, một số khách sạn đang thực hiện các hoạt động bảo trì hoặc đóng cửa, chỉ một vài khách sạn mở cửa đón khách trở lại. 

Anh Minh, chủ một khách sạn trên đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) cho hay, mọi năm, công suất phòng vào thời điểm này đạt khoảng 90%. Tuy nhiên, dù trong đợt cao điểm du lịch là lễ 30/4 và 1/5, lượng khách tại khách sạn chỉ đạt chưa đến 20%.

“Ảnh hưởng của dịch nên mọi người không đi chơi nhiều, cộng với việc một số hoạt động vui chơi bị hạn chế cũng là nguyên nhân khiến người dân ngại đi chơi vào dịp này. Hàng năm cứ đến thời điểm này hầu hết các khách sạn, resort đều full phòng”, anh Minh chia sẻ. 

20200316_130124

Nhiều khách sạn ở Đà Nẵng rơi vào cảnh "đìu hiu" vì lượng khách du lịch giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. 

Nhiều chủ khách sạn, resort trên địa bàn Đà Nẵng tiếp tục cho nhân viên nghỉ đến hết tháng 7. Đồng thời, các đơn vị nhận đặt tour du lịch chủ động từ chối, không đón khách ngay cả trong dịp cao điểm du lịch do các khách sạn chưa sẵn sàng hoạt động trở lại.

Chị Kim Cúc, chủ khách sạn ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho biết, chưa có năm nào tình hình kinh doanh khách sạn lại “ế ẩm” như này dù đang mùa cao điểm. Chị quyết định chưa mở cửa mà chờ thời điểm thích hợp.

“Khách sạn chúng tôi chuyên đón khách nước ngoài, đặc biệt là 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện các đường bay quốc tế của Đà Nẵng đến với các thị trường này chưa được kết nối. Nếu mở cửa vào lúc này sẽ không có một du khách nào đến ở", chị Cúc cho hay.

Theo Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, lượt khách lưu trú tại Đà Nẵng trong dịp lễ ước đạt 1.626 lượt khách, giảm 99% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó khách nội địa ước đạt 1.046 lượt khách, giảm 99%, khách quốc tế ước đạt 580 lượt khách, giảm 99% so với cùng kỳ năm trước. 

Ông Nguyễn Minh, Tổng thư ký Hội Khách sạn TP. Đà Nẵng cho biết, hiện chỉ có gần 90 cơ sở lưu trú từ 3 sao đến 5 sao đã xúc tiến cho việc chuẩn bị đón khách sau lễ. Hiện Hội khách sạn Đà Nẵng cùng bàn với chủ đầu tư, tạo điều kiện bảo trì cơ sở vật chất, chấp nhận lỗ để giữ nhân sự, đồng thời bảo đảm duy trì được hoạt động của khách sạn trong thời gian tới.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt nhưng đa số các chủ khách sạn, resort vẫn đang đứng trước những khó khăn nặng nề, ảnh hưởng đến sự tồn vong của mình. Ngành khách sạn là ngành chịu tác động sớm nhất, ảnh hưởng nặng nhất và phục hồi chậm nhất sau dịch.

“Có thể khẳng định hệ thống dịch vụ phục vụ khách du lịch tại Đà Nẵng tính đến thời điểm này đã sẵn sàng phục vụ du khách. Tuy nhiên, tâm lý e ngại của du khách vẫn còn rất phổ biến. Chính vì vậy, một số cơ sở cung ứng dịch vụ sẽ cân đối giữa độ lớn của số lượng khách phục hồi với chi phí bỏ ra khi mở cửa trở lại. Như vậy sẽ không có việc các doanh nghiệp đồng loạt khôi phục hoạt động mà sẽ theo tiến độ phục hồi nguồn khách”, ông Dũng cho hay.

Theo ông Dũng, với kịch bản lạc quan nhất là không ghi nhận trường hợp dương tính trong cộng đồng trong thời gian tới thì cũng chỉ hy vọng phục hồi một phần thị trường khách du lịch trong nước từ nửa cuối tháng 5/2020. Thị trường khách nước ngoài chắc chắc phải theo tiến độ ngăn chặn dịch từ các thị trường khách, dự đoán nhanh nhất cũng phải đến giữa quý 3 năm 2020 mới bắt đầu phục hồi. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ