Ngành hàng cá tra 'bỏ quên' thị trường nội địa

Nhàđầutư
Xuất khẩu cá tra thắng lợi giòn giã đạt mức kỷ lục tại thị trường ngoài nước nhưng tiêu thụ cá tra tại thị trường nội địa gần như "bằng 0", đó là bất hợp lý trong phát triển chuỗi ngành hàng và xúc tiến thương mại mặt hàng các sản phẩm cá tra hiện nay.
AN HÒA
17, Tháng 12, 2022 | 14:08

Nhàđầutư
Xuất khẩu cá tra thắng lợi giòn giã đạt mức kỷ lục tại thị trường ngoài nước nhưng tiêu thụ cá tra tại thị trường nội địa gần như "bằng 0", đó là bất hợp lý trong phát triển chuỗi ngành hàng và xúc tiến thương mại mặt hàng các sản phẩm cá tra hiện nay.

An Hoa 2

Cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến gần 140 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng sản lượng tiêu thụ nội địa còn rất ít. Ảnh An Hòa

Phụ thuộc xuất khẩu

Tại Hội thảo "thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị cá tra" diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội cá tra lần thứ I diễn ra tại TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nhiều đại biểu tham dự hội nghị cho rằng trong thời gian qua ngành hàng cá tra gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu mà quên mất thị trường nội địa với 100 triệu người tiêu dùng. Do phụ thuộc vào thị trường bên ngoài nên mỗi khi thị trường quốc tế diễn biến xấu thì mặt hàng cá tra ngay lập tức bị ảnh hưởng nặng nề.  

Theo nhận định của TS. Huỳnh Văn Hiền, khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ, qua khảo sát cho thấy chỉ có 3,75% sản lượng cá tra nuôi được bán cho thương lái để phục vụ thị trường nội địa; 96,25% sản lượng cá tra được bán cho cá nhà máy chế biến. Sau khi cá tra được chế biến thì chỉ có 2,25% sản phẩm được bán ở thị trường nội địa, sản lượng còn lại phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

"Tính chung, hàng năm chỉ có khoảng 10% sản lượng cá tra nuôi được tiêu thụ nội địa, 90% sản lượng còn lại được tiêu thụ ở thị trường quốc tế", TS Hiền thông tin.

Chia sẻ với Nhadautu.vn ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex cho rằng lý do mà thời gian qua mặt hàng cá tra được tiêu thụ tại thì trường nội địa còn ít là do tập quán ẩm thực của người Việt Nam thích sử dụng sản phẩm tươi sống, chưa ưa chuộng các sản phẩm chế biến, đông lạnh.

Tuy nhiên, theo ông Kịch với xu thế phát triển, người tiêu dùng quen tác phong công nghiệp, có ít thời gian vào bếp thì xu hướng thích sử dụng sản phẩm đã chế biến và sản phẩm thịt, cá làm sạch đông lạnh để dễ chế biến.

Cùng với đó là việc phải trải qua nhiều tháng thực hiện cách ly xã hội lúc dịch COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng cũng đã quen với các sản phẩm qua chế biến và sản phẩm đông lạnh, đây chính là điều kiện thuận lợi để ngành hàng cá tra đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong thời gian tới.

ong tuan winmart

Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc Chuỗi siêu thị WinMart của Tập đoàn Masan, sản phẩm cá tra đang được thị trường nội địa ưa chuộng. Ảnh An Hòa

Nhiều tiềm năng tiêu thụ nội địa

Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc Chuỗi siêu thị WinMart của Tập đoàn Masan, năm 2022 dự kiến xuất khẩu cá tra đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử của ngành hàng, mang về cho ngành nông nghiệp và kinh tế Việt Nam khoảng 2,4 tỷ  đô.

"Dưới góc độ tiếp cận phát triển thị trường bán lẻ và tiêu dùng trong nước, chúng tôi cho rằng sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu như sản phẩm cá tra tiếp tục đạt đỉnh về sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi xét cả yếu lịch sử văn hóa và xu hướng tiêu dùng của người Việt thường ưa chuộng các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là sản phẩm cá, và hơn nữa, với mức sống ngày càng cao của Việt Nam, người tiêu dùng luôn mong muốn được sử dụng các sản phẩm chất lượng, an toàn và bổ  dưỡng", ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, hiện hệ thống WinMart và WinMart+ đã có mặt tại 63/63 tỉnh, thành và đang vận hành trên 3.200 điểm bán gồm đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích, chuỗi bán lẻ; dự kiến sẽ đạt khoảng gần 5.000 điểm bán trong năm 2023 và dự kiến khoảng trên 8.000 điểm bán vào năm 2025 với mục tiêu trở thành kênh bán lẻ hiện đại thực phẩm tiêu dùng số 1 tại Việt Nam, với thị phần lớn nhất tại thị trường nội địa. 

Thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn, với mật độ dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, tổng mức tiêu dùng cuối cùng của toàn dân chiếm tới 70 đến 80% GDP. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ, sự vững mạnh của hệ thống sản xuất và phân phối bán lẻ trong nước có vai trò quan trọng, là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội trong nước cũng như củng cố niềm tin, khiến người dân tự hào với hàng Việt Nam hơn.

"Riêng với sản phẩm cá tra tiêu thụ trong chuỗi bán lẻ siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ trong 3 năm qua, chúng tôi thấy tốc độ tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ trung bình khoảng trên 30%. Năm 2020, sản lượng cá tra tiêu thụ trên kênh bán lẻ Winmart là 250 tấn, đến năm 2021 là trên 300 tấn và năm 2022 dự kiến khoảng trên 400 tấn. Mặc dù sản lượng tiêu thụ này còn khiêm tốn so với nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng và chinh phục của sản phẩm cá tra đối với thị trường nội địa, tuy nhiên, trong quá trình vận hành, chúng tôi cũng nhận thấy rõ thị hiếu tiêu dùng cũng như tiềm năng, lợi thế phát triển mạnh hơn nữa sản phẩm này trong thời gian tới, nhất là thị trường phía Bắc", ông Tuấn khẳng định.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, với tiềm năng có thể tăng sản lượng rất tốt trong thời gian tới, ngành cá tra rất cần mở rộng thị trường, nâng cao thị phần tại các thị trường quốc tế.

"Bên cạnh thị trường quốc tế thì ngành hàng cá tra cũng rất cần nâng cao tỷ lệ tiêu thụ tại thị trường nội địa. Sản phẩm đã xuất khẩu đến gần 140 quốc gia, vùng lãnh thổ với chất lượng được cả thế giới chấp nhận nhưng tỷ lệ tiêu thụ nội địa rất nhỏ là điều bất hợp lý đối với ngành hàng này", ông Toản nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ